Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chuông đồng

Phiên bản Dịch · 1579 chữ

Sài Thúy Kiều hỏi:

"Vậy xế chiều hắn còn tới đây không?"

"Ta chẳng quan tâm hắn có tới hay không."

Lý Ngang tuỳ ý nói:

"Được rồi, ngươi vào trong lấy 200 văn tiền ra đây, ta ra ngoài một chuyến."

"Đã chuẩn bị xong rồi đây."

Sài Thúy Kiều hơi mỉm cười, đưa ra một chiếc túi tiền bằng vải bố màu sắc mộc mạc.

Lý Ngang ngẩng đầu, khen ngợi:

"Rất biết ý, lát về sẽ mua trái cây cho ngươi ăn."

"Ta muốn ăn mật đào Phụng Hoá. Loại có vỏ màu trắng. Bát Quả Trai ở góc đường mấy ngày trước mới nhập hàng về."

Mắt của Sài Thúy Kiều chớp chớp liên tục, sớm đã có ý đồ, nuốt nước bọt nói:

"Hai quả lớn như vầy chỉ tốn có năm đồng, ăn một quả là no cả buổi tối rồi. Còn có dâu Hải Châu, 3 đồng một chuỗi. À, còn có lựu nữa, nhưng đến 15 đồng một trái, quá đắt. Hay cứ mua vài cái kẹo mạch nha đi.”

Kẹo mạch nha là loại kẹo dùng ngô, lúa mạch và các loại ngũ cốc lên men chế thành đường mạch nha, một văn tiền có thể mua một viên nhỏ, có thể nhai cả một lúc lâu, được coi là một thứ quà ngọt giá phải chăng cho trẻ em.

"Hì, đúng là được một tấc lại muốn tiến một thước."

Lý Ngang cười xoa đầu Sài Thúy Kiều, cất túi tiền vào túi quần, băng qua hậu viện ra cửa.

Vừa ra khỏi cửa, thì nghe thấy một giọng nói vui mừng từ không xa truyền đến:

"Nhật Thăng?"

Lý Ngang quay đầu lại nhìn, thấy một người phụ nữ khoảng 30-40 tuổi, bảo dưỡng rất kỹ càng, mặc áo tay ngắn, đang cùng thị nữ tiến lại.

"Tống di!"

Lý Ngang mỉm cười, lên tiếng chào hỏi.

Người vừa gọi nhũ danh của hắn là Tống di, là chưởng quầy của Lan Sinh Lâu ngay bên cạnh Bảo An Đường. Bà và mẫu thân Thôi Dĩ của Lý Ngang là họ hàng xa cùng thôn, hai người kẻ trước người sau tới thành Y Châu này.

Nhưng trượng phu của Tống di mất sớm, để lại mẹ goá con côi. Tống di vừa kinh doanh tửu lâu, vừa nuôi nấng nhi tử Tống Thiệu Nguyên, trong lúc đó Lý gia cũng hết sức giúp đỡ bà.

Hai bên là họ hàng xa, lại là hàng xóm, tình cảm hai gia đình rất tốt nên Lý Ngang cũng coi bà như dì.

Tháng tư, thời điểm phu thê họ Lý qua đời, cũng do Tống di giúp đỡ thu xếp tang lễ. Bằng không với sự đắt đỏ của tang lễ thời đại này, e là Lý gia không còn nổi 20 quan tiền.

"Nhật Thăng muốn đi ra ngoài à?"

"Vâng ạ."

Lý Ngang gật đầu:

“Mua chút trà mới mang sang cho Lưu tiên sinh."

Bồ Lưu Hiên, giáo thụ của Lý Ngang tại Châu học ở Y Châu, đồng thời cũng là bạn tri giao với Lý Hàn Tuyền.

"Ai, còn mua trà mới gì nữa, trong nhà ta có."

Tống di khoát tay chặn lại, chỉ huy thị nữ bên cạnh:

"Lục Y, ngươi vào khố phòng tửu lâu cầm hai bình Cừ Giang Bạc Phiến tới đây."

"A di, không cần đâu."

Lý Ngang hơi bất đắc dĩ, Cừ Giang Bạc Phiến là trà danh phẩm, giá cả đắt đỏ, cho dù chưa đến cấp bậc cống phẩm nộp cho hoàng thất, nhưng các loại Cừ Giang Bạc Phiến trung, hạ phẩm cũng phải đến năm sáu trăm đồng một cân, hoàn toàn vượt xa dự tính của Lý Ngang.

Tống di lắc đầu:

"Cái gì mà cần với không cần, đều là người trong nhà cả. Đứa bé Thiệu Nguyên kia lại đi leo núi với bằng hữu rồi, sắp thi tỉnh rồi mà chẳng chuyên tâm vào việc học, khi nó về ta phải dạy dỗ một phen. Đợi lát nữa con mang hộ phần của nó sang cho Lưu tiên sinh luôn nhé."

"Tống đại ca rất nổi bật ở Châu học, mỗi lần khảo thí đều là người dẫn đầu, kỳ thi tỉnh năm nay nhất định sẽ lấy được Cử Nhân, cũng nên đi du sơn ngoạn thuỷ để thư giãn đầu óc một chút."

Con trai của Tống di-Tống Thiệu Nguyên tính cách rộng lượng đôn hậu, làm người thân thiện, tài trí mẫn tiệp, là nhân vật làm mưu làm gió ở Châu học Y châu, cũng là ứng cử viên hàng đầu cho kỳ thi cấp tỉnh này.

Lý Ngang mới nói được vài câu với Tống di, thị nữ đã nhanh chóng cầm hai bình sứ tinh xảo được buộc bằng dây đỏ quay lại.

Tống di cưỡng ép Lý Ngang nhận lấy, rồi lại lấy thân phận trưởng bối càm ràm Lý Ngang một hồi, dặn dò hắn phải chăm chỉ đọc sách, không được cô phụ kỳ vọng của cha mẹ...vv

Đợi đến khi Lý Ngang rời đi, Tống di nhìn theo bóng lưng của hắn, nhớ tới tình cảnh khi mình để tang chồng, tức cảnh sinh tình lấy khăn tay lau giọt nước mắt nơi khoé mắt, nhỏ giọng nói:

"Ai, thật khổ cho đứa nhỏ này, một mình phải gánh cả gia nghiệp."

"Bánh mè, bánh nướng, bánh hấp 5 đồng một cái."

"Bán rượu nếp than đây, rượu nếp than 7 đồng một chén."

"Tất la anh đào, tất la lê, tất la táo..."

“Nhớ hương cơm điêu hồ, Ngửi mùi canh cẩm mang.

Mỳ tươi mua ở chợ gần, nước trong sột sệt dần dần tiết ra. "

Lý Ngang xách theo hai bình Cự Giang Bạc Phiến đi lại trên đường phố, bên tai là tiếng tiểu thương hai bên đường cao giọng chào hàng.

Bánh hấp trên tròn dưới phẳng, là bánh màn thầu trong ký ức. Rượu nếp than là rượu đế ngọt. Còn tất la là một loại bánh làm bằng lúa mạch nướng lên rồi tạo hình, cho thịt thì là bánh mặn, cho hoa quả thì là bánh ngọt, thậm chí còn có tất la gạch cua, tất la lòng đỏ trứng, thứ gì cũng có thể làm tất la!!

Cơm điêu hồ là dùng gạo tẻ nấu thành cơm, canh cẩm mang là dùng rau rút nấu thành canh.

Dùng hai câu thơ của đại thi nhân Đỗ Phủ để quảng cáo, coi bộ tiểu thương này cũng có chút phong nhã, nhưng hai câu phía sau: "Mỳ tươi mua ở chợ gần” lại là hai câu thơ trong bài thơ khác của Đỗ Công Bộ tên là << Hoè Diệp Lãnh Đào>>. Mô tả việc dùng nước lá Hoè nhồi cùng bột mỳ để làm mỳ lạnh, có màu bích lục như Phỉ thuý, nước dùng lạnh có thể làm mát giải nóng.

Sông Y Thủy là huyết mạch của thành thị này, dọc theo đường ven sông ngoại trừ bán thực phẩm chín còn có các hàng quán bán hoa quả, tạp vật linh tinh.

Lâu rồi chưa đi ra ngoài, Lý Ngang đi giữa các loại tiếng rao hàng, tiếng xe ngựa, tiếng bát đũa va chạm, ngửi mùi không khí ẩm ướt hơi nước buổi sớm cùng với mùi đồ ăn, cảm nhận gió nhẹ thoảng qua mặt, cảnh tượng phồn hoa trước mắt trùng điệp với cảnh tượng hàng quán phố đi bộ trong trí nhớ.

Hắn duỗi tay ra bắt một chiếc lá liễu trong không trung, một tay đặt bên miệng nhẹ nhàng thổi, thỉnh thoảng dừng lại chào hỏi người quen trên đường.

"Keng Keng Keng..."

Có tiếng chuông từ phía Bắc vọng lại, trên đường phố, đầu bếp trong hàng quán vội vàng ngừng làm việc, đến kéo vang chuông đồng treo trước quầy của mình Mà những người bán hàng rong dọc theo bờ sông, cũng lấy ra đủ loại chuông đồng, vội vàng đung đưa.

Ngay cả thuyền hàng đang chạy trên sông Y Thủy, người lái thuyền cũng kéo chiếc lục lạc treo ở ngay mũi thuyền.

Ngu Quốc chia thời gian một ngày làm 12 canh giờ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi đối ứng với 24 giờ một ngày trong trí nhớ của Lý Ngang.

Giờ khắc này, tiếng chuông vang vọng cả thành Y Châu, là của đạo quan Hạo Thiên gõ, canh giờ bao nhiêu thì gõ từng đó tiếng chuông.

Tất cả dân chúng trong thành phải rung chuông đồng trong nhà mình vào giờ Thìn chính (8 giờ sáng) và giờ Tuất chính (8 giờ tối).

Tại sao phải làm vậy?

Trăm ngàn năm qua, Hạo Thiên giáo bao trùm khắp các quốc gia trong thiên hạ, nơi nào cũng làm như thế, thời gian dài, liền không có ai hỏi nữa.

Nghe nói, nếu như mỗi ngày đều kiên trì rung chuông, ngoại trừ công dụng báo giờ, còn có công năng khác là khu trục yêu tà.

Nhưng thế giới này, thật sự có yêu ma tồn tại sao?

Lý Ngang khẽ thu lại nụ cười, cũng cất lá liễu đi, yên lặng bước nhanh hơn.

Nếu như thật sự có yêu tà, vậy hắn thức tỉnh ký ức ở một thế giới khác, liệu có bị nhận định là tà ma hay không?

Bạn đang đọc Vấn Kiếm (Bản dịch) của Hắc Đăng Hạ Hỏa
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Myumyu612
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 291

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.