Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phong

Tiểu thuyết gốc · 2182 chữ

Tiếp nối một chút để giải đáp chút thắc mắc rằng " tại sao Đại Tư Mã Ngô Văn Sở đã bị dìm chết trên Sông Hương, trong một cuộc đấu tranh nội bộ tại Phú Xuân rồi, vậy tại sao lại còn con cháu của dòng Tộc Ngô Văn đến tận ngày nay ??? "

Là như thế này, Đại Tư Mã Ngô Văn Sở có 6 bà vợ, là các bà: Nguyễn Thị Quý, Đặng Thị Vậy, Trương Thị Trà, Trần Thị Ngoạn, Lê Thị Yến và Huỳnh Thị Lan. Nhưng Danh Tướng Ngô Văn Sở không có con gái, chỉ có 2 con trai là: Ngô Văn Đắc, Ngô Văn Nhật. Con cả Ngô Văn Đắc có hai con là Ngô Văn Chương và Ngô Văn Kỳ. Năm 1802, khi nhà Tây Sơn sụp đổ thì cả hai con trai và hai cháu nội Ngô Văn Sở đều chốn chạy khỏi quê, đến vùng đất Thái Phiên, sinh sống như một người dân bình thường cho đến tận ngày hôm nay. Vì lo sợ bị Vua Gia Long tru sát, tận diệt gia quyến của những quan thần còn sót lại của Triều Tây Sơn. Nên con cháu của Đại Tư Mã không dám ghi lại Gia Phả và truyền thừa cho các thế hệ sau biết và hiểu rõ là tổ tiên của họ chính là Đại Tư Mã Ngô Văn Sở vang lừng, được muôn người tôn kính, thật đáng tiếc lắm thay...

Chính vì lẽ đó, trải qua những phức tạp trong một gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến khi ba của Trúc Thiên vì ghét bỏ cái họ hàng, thân quyến của gia đình mình, mà tự ý đổi tên sang họ Ngô Thái, quyết tâm từ bỏ cái họ Ngô Văn rất phũ phàng như thế, âu cũng là lẽ đời, vô thường lắm có ai biết trước được việc gì. Vì ba của ông là một Địa Chủ thời Pháp Thuộc, bị đám tiểu nhân ganh ghét, muốn chiếm đoạt hết sản nghiệp cũng như gia tài của ông mà cách hãm hại, vu oan cho tội Phản Cách Mạng, rồi dẫn tới ông bị chặt đầu trong một đêm khuya thanh vắng, gần đường ray xe lửa, mà cho đến tận bây giờ, thủ phạm gây ra cái chết bi thảm, oan khuất cho ông vẫn chưa bao giờ được phanh phui và tiết lộ. Vụ thảm án của ông xảy ra khi ông chưa kịp truyền lại các kiến thức cần thiết cho các người con của mình về Gia Tiên của chính mình. Khiến con cháu đời sau coi như mất gốc, chưa từng cúng kiếng Tổ Tiên một cách đàng hoàng, đúng theo truyền thống đẹp đẽ được lưu truyền nghìn đời của dân tộc ta.

Tại sao lại phải dông dài về lịch sử, về Triều Đại Tây Sơn đầy hào hùng nhưng cũng nhiều bi tráng như vậy và tại sao lại phải cặn kẽ về Danh Tướng Ngô Văn Sở đến như thế, tất cả đều là những mắt xích nối liền, xâu chuỗi vòng Nhân Quả đến tận thế hệ ngày hôm nay...

Đầu những năm 80 của Thế Kỷ 20, có một người thiếu nữ, lang thang, dạo chơi từ Thái Phiên ra Phố Cổ Hội An. Lúc bấy giờ, Phố Cổ Hội An còn nguyên sơ lắm, còn giữ được nhiều nét hoài cổ được lưu giữ từ ngàn xưa. Chứ không hề du lịch hoá như bây giờ. Người thiếu nữ ấy đi dạo xem ở những gian đồ cổ, ngắm nghía từng đồ vật, một cách tỉ mỉ và thích thú lắm. Mặc dù rất phấn khởi khi được nhìn thấy rất nhiều những món đồ, được khắc đủ loại hoa văn Long Phụng lên đấy. Nhưng cô ấy vẫn chưa mua được món đồ nào thật sự ưng ý nhất cho bản thân mình. Cứ như vậy, cô ấy lướt qua, lướt qua từng gian hàng một, với ánh mắt háo hức, chan chứa niềm vui, rồi sau đó lại thoáng hụt hẫng vì không chọn được món nào cả. Từng gian, từng gian hàng thoáng chốc đã đi qua, cô ấy chợt nhận ra, mình đã tới nơi cuối con đường rồi. Đang định quay đầu lại, trở ngược ra, vì nãy giờ đi bộ cũng đã nhiều, cô cảm thấy đói bụng lắm. Bất chợt, ngay khi lúc quay đầu để đi ra, cô nhìn thấy một gian hàng gỗ nho nhỏ, nhìn như một túp lều tranh, đúng phong cách nhà cổ xưa của con dân Đại Việt ta. Một bà lão cũng đã lớn tuổi, đang phe phẩy cái quạt trong buổi chiều tà. Nhìn bà lão tóc nay đã hoa râm, nhưng miệng vẫn móm mém nhai trầu, khuân mặt bà rất là phúc hậu và dễ mến. Làm cô có cảm tình lắm. Không cần quyết định lâu, cô tiến đến gian hàng nho nhỏ của bà lão ấy, để xem qua và cũng như để mua ủng hộ cho bà một món đồ gì đó, vì cô cảm tình với bà lão lắm. Vừa tiến đến gần, cô nhẹ nhàng chào hỏi và nói chuyện dăm ba câu hỏi thăm với bà lão một cách thân thương. Sau đó, cô đảo mắt nhìn qua tất cả các món đồ mà bà cụ đang bán. Nào là quạt cổ, trâm cài tóc, vòng đeo tay, dăm ba bộ áo tứ thân, một số đồ trang sức, phụ kiện khác mà thời xa xưa các thiếu nữ vẫn thường dùng... bỗng nhiên cô chợt nhìn thấy một cái chén sứ cũ lắm rồi, đã xỉn màu theo năm tháng, có lẽ niên đại của nó cũng ngót ngét hơn 100 năm. Nhưng những hoa văn, phù điêu khắc trên cái chén sứ lại vô cùng tinh xảo và chi tiết. Có điều cô không hiểu là họ vẽ cái ji trên cái chén sứ đó, vì cô thấy nó có cả Văn Tự Hán Cổ cộng thêm cả những hình thù kỳ lạ lắm. Cô chưa hề thấy bao giờ cả. Từ lúc nhìn thấy cái chén sứ lạ kỳ ấy, cô như bị nó hớp lấy hồn vía, ánh mắt đắm đuối vào đấy như mãi không thể tách rời ra. Ngẩn ngơ mất hẳn một khắc, nhờ có bà lão lên tiếng, cô mới chợt bừng tỉnh để trở về với thực tại. Thấy trời cũng sắp chiều tối rồi, cô vội vàng hỏi mua chiếc chén sứ cổ đó rồi nhanh chóng chào cụ bà để ra về cho kịp xe. Không ba của cô sẽ lại la cô một chặp vì tội trốn nhà rong chơi nữa. Rồi từ đó, khi cô đem chiếc chén sứ cổ xưa về nhà, chẳng hiểu một nguyên cớ vì sao, gia đình cô lần lượt nối đuôi nhau, tham gia vào ngành buôn bán đồ cổ. Mặc dù trước đó, chưa từng có tiền lệ kinh doanh hạng mục kỳ lạ như vậy trong gia đình cô. Dần dà, nhờ buôn bán đồ cổ mà giúp cho cả một Gia Tộc phồn thịnh, giàu có nức tiếng khắp dải miền Trung. Ngay cả các tổ đội chuyên đi Đổ Đấu và các Mô Kim Hiệu Uý từ Phương Bắc xa xôi cũng tìm đến Gia Tộc nhà cô để trao đổi và buôn bán đồ cổ. Nhưng dòng chảy cuộc đời có Thịnh ắt có Suy. Buôn bán thuận lợi cho đến những năm đầu Thế Kỷ 21, thì gia đình nhà cô dần dần buôn bán kém hẳn, có vài người trong Gia Tộc đã từ bỏ ngành nghề đặc thù này, để chuyển sang ngành khác tốt hơn vì không chịu nổi nhiệt. Người thiếu nữ nãy giờ được đề cập tới chính là người cô ruột thứ ba của Trúc Thiên...

Một Thập Kỷ trước, vào khoảng năm Mậu Tý, khi ấy Trúc Thiên vừa bước sang cái tuổi 18 với bao nhiêu mộng mơ của một thiếu nữ mới lớn. Tuổi thanh xuân của mỗi chúng ta, đều trôi qua với biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc lẫn lộn, đan xen vào nhau, theo từng bước chân chập chững của chúng ta đi trên con đường trải nghiệm cuộc đời ấy. Để rồi một ngày nào đó khi chúng ta đã thực sự trưởng thành, lập gia đình và cuốn vào những vòng xoay của tiền bạc, vật chất, trách nhiệm trong gia đình cũng như xã hội. Thì có một phút giây nào đó rảnh rỗi, các ký ức xưa ùa về, dạt dào trong tâm trí về cái tuổi thanh xuân ấy, sẽ khiến chúng ta bất giác mỉm cười vì những điều ngô nghê chúng ta đã từng làm qua.

Trúc Thiên cũng như vậy thôi, nhưng cái ký ức về tuổi thanh xuân của cô lại không êm đẹp và bình yên như bao cô gái khác. Mà nó lại cực kỳ linh dị và huyền bí đến lạ thường.

Sau cái sinh nhật 18 tuổi bên gia đình, nay đã có phần chấp vá của cô, khi ba cô đã cưới một người phụ nữ khác. Mà phải mất bao nhiêu thời gian, cô bé ương bướng của chúng ta mới chịu gọi một tiếng Má Hai.

Vì chán ngán cảnh gia đình ly tán, cô thường ra ngoài rong chơi quên ngày tháng cùng với các bạn bè xã hội của cô. Rồi cô tự dưng thích một cái phong cách ăn mặc rất dị, đó là chỉ mặc độc một màu đỏ thẫm như máu, bất kể ngày hay đêm, đi ăn, lên sàn hay đi ngủ, cô cũng chỉ chọn những bộ quần áo đến váy vóc độc một màu đỏ. Nào chỉ có thế, từ bé đến tận bây giờ, Trúc Thiên chỉ trung thành với mái tóc ngắn ngang vai, trẻ trung, tinh nghịch và ra chiều nhí nhảnh lắm. Nhưng vào thời điểm ấy, cô ấy lại đi nối tóc cho dài ra, thướt tha, thuỳ mị, và kinh dị hơn nữa, mái tóc ấy cũng được nhuộm một màu đỏ hung nổi bật. Sơn móng tay chân cũng đỏ luôn cho nó đủ bộ không nhỡ thiếu. Ai nhìn thấy cô bé cũng giật mình, hiếu kỳ về vóc dáng, ngoại hình cũng như phong cách ăn mặc tiểu thư, quyền quý của Trúc Thiên. Mặc dù đi chơi suốt ngày đêm, hoạ may một tháng về nhà được dăm bận đã là phúc đức lắm rồi. Nhưng Trúc Thiên lại có một làn da trắng đến kỳ lạ, nó mang lại một cảm giác có phần thiếu sức sống, trắng nhợt ra ý. Đấy là ban ngày thôi, còn về đêm khi nhìn cô ấy thì làn da trắng như được tô vẽ lên gấp nhiều lần với mái tóc đỏ đi cùng bộ đầm đỏ không kém phần long trọng. Ai cũng phải nhìn cô, bất kể là trai hay gái, họ như bị thu hút vào cái vẻ đẹp một cách cực ma mị, linh dị như thế...

Suốt cả một quãng thời gian đôi mươi ấy, Trúc Thiên dần nhẵn mặt ở các tụ điểm ăn chơi nức tiếng thời bấy giờ. Đến nỗi cô là một khách quen trên các tụ điểm chơi bời, nổi tiếng nhất cái đất Thái Phiên ấy... vô vàn những cuộc vui, thâu đêm suốt sáng, rồi như một hệ quả tất yếu, cô ấy lao vào những cuộc tình chóng vánh, nổi trôi theo từng men say rượu đắng, để rồi bên cạnh những chiếc vỏ chai lăn lóc. Cô không nhận ra được rằng, tâm trí cũng như thể xác của mình đang bị một thế lực vô hình nào đó điều khiển, đưa cô vào con đường xa đoạ, tệ nạn đến như vậy. Người ngoài nhìn vào sẽ chỉ nghĩ rằng, đây là một cô bé tiểu thư, lắm tiền, vì buồn chuyện gia đình mà đem tiền đi đốt, đốt hết, đốt sạch cho nó phấn khởi. Còn bản thân Trúc Thiên chỉ nghĩ đơn giản là không thích về với gia đình, nơi mà người cô phải gọi bằng má, đã không phải là người đã đẻ ra cô nữa, mặc cho họ có cố gắng yêu thương, chăm sóc hai chị em cô thế nào đi chăng nữa. Cô vẫn không muốn chấp nhận họ.

Vâng, ai cũng từng có một cái thời trẻ trâu như vậy thôi. Với cái lứa tuổi mới vừa qua Mười Tám, chập chững bước vào đời, đã nghĩ mình trưởng thành, nhưng còn khướt, sẽ phải va vấp nhiều, để cuộc đời nó vã vào mặt cho. Để rồi đến một lúc nào đó, qua tất cả những trải nghiệm thăng trầm ấy, chúng ta mới nhìn nhận lại mọi thứ để đúc kết và sửa đổi, mới có thể tạo nên con người của ngày hôm nay...

Bạn đang đọc Tàn Tro Bay Mất sáng tác bởi nioblade67
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi nioblade67
Thời gian
Lượt đọc 1

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.