Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Xây dựng Tân đảo

Tiểu thuyết gốc · 2582 chữ

Sau khi thăm quân doanh, Đại Hải tiếp tục thăm quân xưởng, các xưởng thủ công, trang trại, khu mỏ,… hắn rất hài lòng với tình trạng hiện giờ của Tân đảo. Dù còn nhiều khó khăn cũng như thiếu thốn về nhân lực, nhưng chỉ sau hơn 1 năm mà Tân đảo phát triển như thế này thì quá là đáng mừng rồi, Tân đảo đang dần dần trở thành một xã hội, một quốc gia độc lập, hiện tại nó giống như một lãnh địa ở châu Âu vậy, về cơ bản có thể tự cung tự cấp, có luật pháp chính quyền thuế má riêng, tiến lên sẽ có tiền riêng,…..Có cơ sở như vậy, chỉ một hai năm nữa thôi, thế lực của hắn sẽ phát triển không ngừng, tạo điều kiện cho Đại Hải tham gia vào công cuộc tranh đoạt bá quyền, giang sơn.

Trong phòng họp của tòa nhà hành chính mời, trung tâm Tân thành, Đại Hải đang bàn bạc phương hướng phát triển sau này cùng với “nội các” của mình.

“Sau hơn một năm vượt biển đến Tân đảo, từ những bước chân đầu tiên, những viên gạch đầu tiên, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, chúng ta đã xây dựng nên được một khu định cư mới, to lớn, sạch sẽ, công lao của mọi người là không thể bỏ qua. Đặc biệt là những người ở đây, đã có công đầu trong việc lãnh đạo và tổ chức xây dựng. Thay mặt nhân dân Vạn Xuân, ta cảm ơn sự đóng góp của chư vị.”

Cả phòng họp vỗ tay vang dội, tất cả mọi người dù đại công vô tư đến đâu thì ai cũng muốn được khảng định, thừa nhận công lao của mình, nó thể hiện được giá trị của bản thân đối với gia đình, xã hội.

“Bên cạnh các thành tựu chúng ta đạt được khi xây dựng Tân đảo mà Lê Toàn đã báo cáo, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn cần giải quyết, trước hết về mặt chính quyền, chúng ta tự xưng là nước Vạn Xuân nhưng thực chất chưa được công nhận, khả năng nhận đồng của dân chúng chưa cao, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để nhân dân biết, Vạn Xuân là sự kế tục của Đại Việt, chúng ta sử dựng cái tên cũ của vua Lý Nam Đế với mong ước đất nước mãi hưng thịnh, trường tồn, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, không chỉ tộc Việt mà còn các tộc khác.”

“Thưa tướng quân, tại sao chúng ta không sử dụng tên Đại Việt và tại sao nếu lập quốc ngài lại không lên ngôi.” Vũ Tiến hỏi

“Hỏi hay lắm, tên Đại Việt chúng ta đã sử dụng mấy trăm năm rồi, từ thời nhà Lý đến giờ, nghĩa là nước Việt to lớn, mạnh mẽ, nhưng nghĩa đó còn hẹp đối với sự nghiệp của chúng ta, ta muốn xây dựng một đất nước hùng mạnh hơn, gồm nhiều sắc dân hơn vì kẻ thù ta phải đối mặt ở phương Bắc mạnh hơn ta rất nhiều lần, nếu chỉ dựa vào dân Việt, chúng ta chỉ đủ bảo vệ mình chứ chưa nói đến việc phát triển mạnh hay phục thù. Dùng tên Vạn Xuân, các sắc dân khác sẽ ít ý kiến và dễ nhận đồng hơn. Nhưng chắc chắn, dân Việt phải là dân tộc chủ thể của đất nước, nếu không sẽ dễ dàng bị phai nhạt và xảy ra xung đột sắc tộc, nội chiến.

Nói đến việc này, việc đồng hóa của ta đối với dân bản xứ phải diễn ra liên tục, mạnh mẽ trên mọi mặt, chỉ có vậy mới biến họ thành người Việt được. Thế hệ đầu tiên còn khó khăn, nhưng chỉ 1 2 thế hệ sau, đảm bảo họ sẽ trở thành người Việt, hãy làm như cách ông cha ta làm với người Hán thời Bắc thuộc. Khi đó nhiều khó khăn mà ông cha ta còn đồng hóa ngược được, cớ sao chúng ta không thể.

Còn việc lên ngôi, dân chúng binh lính tuy trung thành với ta nhưng như thế vẫn chưa đủ, cần phải có nhiều thời gian hơn để nhân dân công nhận ta, phải giúp được cho dân nhiều hơn, ít nhất ta phải thực hiện được những hứa hẹn của mình. Có thể vị trí của ta trong lòng dân mới nâng lên cao, mới được lòng dân và có thể lên ngôi xưng đế. Đẩy thuyền là dân, và lật thuyền cũng là dân, lòng dân hết sức quan trọng, có được lòng dân là có thiên hạ. Chứ cái vương miện hay ngai vàng không nói lên được điều gì.”

“Thuộc hạ minh bạch.” Vũ Tiến chấp tay nói.

“Thưa tướng quân, về công cuộc đồng hóa, ngoài bắt họ nói tiếng ta, ăn mặc như ta, viết chữ của ta thì còn gì nữa không, bắt họ theo phong tục của ta? Cấm họ làm những phong tục tập quán của họ?” Lê Toàn hỏi.

“Đúng vậy, muốn đồng hóa một dân tộc khác trước tiên phải có một nền văn hóa mạnh, nền văn hóa của dân tộc ta rục rỡ không thua kém bất kì dân tộc nào trên đời này. Đầu tiên họ phải nói tiếng Việt, ăn mặc như người Việt, biết chữ Việt càng tốt. Người trưởng thành thì khó khăn nhưng trẻ con dễ học theo, chúng ta tập chung mạnh vào lớp trẻ của dân bản xứ, tập trung lại dạy dỗ theo kiểu người Việt, thời gian dài nước chảy đá mòn họ sẽ sống theo nếp sống của người Việt, cứ như thế, các thế hệ sau cũng sẽ trở thành người Việt.

Tăng mạnh ý thức quốc gia dân tộc của họ, làm cho họ thấy có thể trở thành công dân Vạn Xuân là một điều gì đấy rất đáng tự hào, như trước đây ta nói đó, chia làm 3 thứ dân, công dân, bình dân, thứ dân, theo đó là các quyền lợi về kinh tế, chính trị. Quyền lợi là thứ tốt nhất để thúc đẩy quá trình đồng hóa, cho họ lợi ích, sợ gì họ không theo, đặc biệt đối với những dân tộc văn minh bạc nhược.

Nhân tiện nói đến vấn đề đồng hóa thì việc giáo dục đối với dân ta cũng không thể xem nhẹ, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Muốn làm người trên người thì không thể dốt nát được, dân tộc ta nếu không chú trọng giáo dục ắt sẽ suy yếu. Cái tư tưởng dân ngu dễ trị của Nho giáo hoàn toàn sai lầm, nó chỉ phù hợp cho lợi ích nhóm, không phù hợp với lợi ích của cả dân tộc, đất nước. Các gia tộc, tầng lớp sĩ phu đều rất chú trọng đến việc giáo dục thế hệ sau, nhưng họ lại để mặc nông dân, tá điền, cứ mặc họ mông muội, ngu dốt để dễ bề cai trị, chúng ta không thể như vậy được, như thế là có lỗi với nhân dân, với đất nước. Các người đọc sách sử xem, có đời vua nào chú trọng giáo dục, nhân tài mà đất nước suy yếu không, không hề.

Giáo dục là việc cấp bách, không thể trì hoãn, đời sống giải trí nghèo nàn thì ta tập trung vào việc giáo dục, đối với mọi tầng lớp nhân dân, ta có một yêu cầu, đó là người Việt ở Tân đảo đều phải biết đọc, biết viết. Đây là một yêu cầu nói khó thì không khó, nói dễ cũng không dễ, nếu vẫn sử dụng bộ chữ Hán-Nôm thì đó quả là điều không tưởng, nhưng sử dụng bộ Việt ngữ thì sẽ đơn giản hơn nhiều, hãy cứ mạnh tay thưởng, phạt, chỉ qua năm thôi là ai cũng sẽ biết đọc, biết viết. Đặc biệt số trẻ nhỏ ở Tân đảo không nhiều, cần tăng mạnh giáo dục, đó sẽ là những nhân tài tương lai của chúng ta.”

“Vậy chúng ta sẽ giảng dạy những gì thưa tướng quân. Cho người lớn, rồi cho trẻ nhỏ.” Nguyễn Bình hỏi.

“Các cụ có câu tiên học lễ, hậu học văn. Trước hết là học được lễ phép, đạo đức sau mới học đến văn hóa. Ta yêu cầu một bộ sách chuẩn mực về thói ứng xử, nề nếp, ăn uống ở, đi lại,… sao cho thể hiện dân tộc ta là dân tộc văn minh, lễ nghĩa. Giảng dạy luật pháp, ta yêu cầu lấy pháp trị quốc, có như vậy xã hội mới trật tự phát triển. Tiếp đó là thơ ca, vè, ca dao, văn học truyền thống, truyền thuyết, các đạo lý lớn hơn, phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.

Rồi toán học, nông nghiệp, các hiện tượng tự nhiên, khoáng vật, công tượng, không cầu sâu xa, nhưng đủ để có kiến thức cơ bản nhất định. Sau vài năm đào tạo, ai có thiên phú thì sẽ cho đi học các nghề, hoặc học sâu hơn để nghiên cứu, chế tạo hay ra làm quan trong chính quyền…..Đây là quá trình dài, cần liên tục bổ sung, chỉnh sửa, ta cứ từng bước mà làm.

Đối với người lớn ta chỉ yêu cầu biết đọc, viết, tính toán cơ bản, lễ nghĩa và luật pháp. Họ không có thời gian nhiều để học tập, ta nghĩ nên đẩy mạnh vào mặt giải trí như ca hát, vè, xuất bản các sách tranh về truyện ngụ ngôn, các tích cổ, du ký….như vậy mới thúc đẩy họ ham học được, làm như thế cũng có lợi cho truyền bá văn hóa của ta. Việc này ta giao cho Lê Toàn, mọi người toàn lực phối hợp với hắn. Hiện tại Tân đảo mọi thứ đều thiếu thốn, mọi người cố gắng, vì đại nghiệp của chúng ta.”

“RÕ!”

“Đến phần Quang Phú, công việc di dân như thế nào rồi?” Đại Hải hỏi

“Bẩm tướng quân, việc di dân ngày càng khó khăn, do người dân không muốn xa dời quê hương, đừng nói Tân đảo, đến Thuận Hóa đều ít người muốn đi. Trừ phi không thể sống nổi, còn đâu ai muốn bỏ lại tất cả để ra đi chứ. Đặc biệt các công tượng, nhân tài,…họ càng không muốn ra đi. Hiện tại thuộc hạ tập trung vào nhóm trẻ em nghèo, lưu lạc, số đó trẻ tuổi sẵn sàng lang bạt, tuổi cũng không lớn, dễ dàng dạy dỗ.” Phú béo báo

“Tốt lắm, được chừng nào hay chừng đấy vậy, chiến tranh vừa qua, tạm thời ổn định lại, lưu dân không nhiều nên ta hiểu được, nhưng ngươi không cần lơi lỏng. Tuy nói hết chiến tranh nhưng các nơi bạo loạn cũng không thiếu, rồi cô nhi, quả phụ, chiêu được bao nhiêu cứ chiêu, người già ta cũng không chê, thời buổi loạn lạc, sống được đến gìa thì cũng không đơn giản. Đến nỗi công tượng, nhân tài, cứ giá tiền cao mời chào, ai đi được thì đi, ai không đi người nhớ ghi rõ địa chỉ, biết đâu ngày sau có cơ hội. Đại Việt sẽ không được yên ổn lâu đâu, trong triều càng ngày càng loạn, chẳng mấy chốc mà có biến.”

“Thuộc hạ lĩnh mệnh.”

“Dân ta đến Tân đảo chuyện gì cũng mới lạ, nếp sống cũng không quen, đây là khó khăn cũng là cơ hội cho chúng ta dễ bề canh tân, cải cách. Trước hết là về ăn mặc, tóc tai, trước này ta bị ảnh hưởng nhiều bởi người Hán, quần áo quá dài mà luộm thuộm, ta nghĩ nên may mặc gọn gàng hơn lại, vạt áo, tay áo không cần quá dài, vừa tốn vải, vừa khó khăn cho việc lao động, chiến đấu. Còn khi đến ngày hội hè, có thể ăn mặc các bộ lễ phục xa hoa đẹp đẽ, việc đó ta không cấm, miễn sao không lố lăng là được, ta cũng sẽ cho may những bộ quần áo riêng cho quan lại, binh lính, rồi sẽ cấp phát cho các ngươi sau. Việc mũ áo, giày dép sẽ có những quy định cụ thể ta sẽ gửi lại sau.

Tiếp đến việc nhuộm răng đen, vấn đề này ta không có ý kiến, tự do của mỗi người, nhuộm răng răng chắc đỡ sâu, hỏng, ăn trầu cau cũng không lo ố. Răng trắng thì trông đẹp. Ở đây ta muốn nói là hãy đặt vấn đề vệ sinh răng miệng nói riêng, vệ sinh cá nhân nói chung lên một tầm cao mới, để mỗi người quan tâm đến vấn đề này, những việc làm nhỏ thôi nhưng giúp ta bớt đi bao nhiêu bệnh tật.

Tóc tai của dân ta cũng đừng để dài quá, ngày hè thì nóng bức, đông thì khó tắm gội, nam giới nước ta vốn để tóc ngắn, mát mẻ, sạch sẽ, không lo chấy rận, vướng víu, không mất quá nhiều thời gian vào việc đầu tóc, chớ học theo người Tàu làm gì cho tội. Nữ giới thì tùy ý, muốn ngắn cũng được, dài cũng được miễn sao thoải mái. Phụ nữ có thể nâng nửa bầu trời, nửa còn lại nam nâng, mọi công việc nam giới làm, nữ giới cũng có thể làm nếu đủ khả năng. Phụ nữ Việt tộc ta vốn anh hùng, các vị như Trưng vương, bà Triệu,…đều lưu danh sử sách muôn đời, không lý gì ta lại theo cái tư tưởng của người Hán là phụ nữ không tài là đức, tuyệt đối cấm cái tư tưởng kỳ thị, phân biệt như vậy, đấy là sỉ nhục tính nhân văn của tộc ta.

Tiếp đến vấn đề ma chay, cưới xin,…..hết thảy đơn giản, chúng ta không nên quá đặt nặng vấn đề này, không thể vì ma chay, cưới xin mà bán nhà bán cửa, đó là sự thiếu khôn ngoan, giá trị của dân ta không thể hiện qua mấy việc phô trương lãng phí như vậy. Các hủ tục lạc hậu khác cũng cần thiếu xóa bỏ của cả dân ta lẫn thổ dân, việc tùy táng người tuyệt đối cấm, ta nhắc lại là cấm, ai dám trái lại, giết.

Tôn giáo trong nhân dân tự do, nhưng các tà giáo thì cấm, trái lệnh đày đi khổ sai, đây là vấn đề nhạy cảm các ngươi hết sức lưu ý, không thể để việc đi sư, đi làm đạo sĩ các thứ quá nhiều, hạn chế sức mạnh của họ, tôn giáo chỉ thể phục vụ chính quyền và không có bất kỳ ưu tiên nào cả. Cá nhân ta ủng hộ thiền phái Trúc Lâm, tu tinh tinh thần chứ không thể xác, sẵn sàng cất tăng bào phục vụ tổ quốc, ta rất nể phục những tăng nhân như vậy, còn đâu nếu sư sãi các phái khác mà phạm giới luật của phái mình, đi đày hết. Các ngươi đã rõ chưa?”

“RÕ!!” mọi người đáp lại, mấy vấn đề nhỏ nhặt ít ai để ý, nhưng bây giờ mới biết có hệ lụy như vậy.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt đọc 51

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.