Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tân đảo dậy sóng

Tiểu thuyết gốc · 2133 chữ

Bước vào năm 1392, xã hội Đại Việt đang dần bình ổn lại sau cuộc chiến với Chiêm Thành thì ở Tân đảo sóng gió mới lại nổi lên, liên minh các vương quốc đang tập hợp quân đội hòng tấn công, đuổi đi quân viễn chinh của Đại Hải.

Năm trước, quân Đại Việt vượt biển đến Tân đảo, chỉ với vài phát pháo đã thành công đổ bộ, chiếm lĩnh thủ đô vương quốc Maynila của người bản địa, tuy nhiên quốc vương cùng với lực lượng chiến binh chính đã trốn thoát, thực ra thì họ đã trốn trước khi quân Đại Việt lên bờ. Trải qua một năm xây dựng tích cực, quy mô ban đầu của một điểm định cư lâu dài đã hình thành. Cùng với đó là những cuộc lùng bắt của lực lượng viễn chinh đã gây ra tổn thất không nhỏ đối với các thế lực địa phương, hàng loạt làng bản, bộ lạc lớn bị tiêu diệt, thủ lĩnh bị giết chết.

Không những thế, hàng tháng đều có thuyền trở dân Việt từ đất liền ra, số lượng người Việt ở Tân đảo tăng lên nhanh chóng, các quốc vương người bản địa gạt bỏ hết mâu thuẫn mà tập trung lực lượng lại đối phó với đoàn quân viễn chinh, nếu không thì chỉ vài năm, thậm chí ngắn hơn, bọn họ sẽ bị đám người mới đến này tiêu diệt…

Cứ như vậy, đến tháng 2 năm 1392, liên quân các vương quốc và bộ lạc Tân đảo (đảo Luzon) cùng các đảo lân cận hình thành, lương thực vũ khí khẩn cấp tập hợp, liên quân có gần 2 vạn tráng sĩ, có thể nói đây là những chiến binh khỏe mạnh nhất của vùng lân cận quanh vương quốc cũ Maylina, quyết một trận tử chiến với quân Việt, thắng làm vua, thua làm giặc….. Trên thực tế liên quân có thể tập hợp được đông người hơn nữa nhưng khổ lỗi khâu hậu cần không được, với trình độ văn minh bấy giờ của các vương quốc, tổ chức lên 2 vạn quân đã là quá sức.

Cùng lúc liên quân tập hợp, chuẩn bị tiến công thì Đại Hải cũng đặt chân lên cứ điểm định cư đầu tiên của Đại Việt trên Tân đảo, Tân Thành (chính là thành phố Malina ở hiện đại).

Trải qua một năm xây dựng, bộ mặt Tân đảo đã có sự thay đổi to lớn, rõ rệt. Khu phố cũ của người bản địa đã bỏ dỡ bỏ từ lâu, thay vào đó là một cảng sông lớn rắn chắc cùng khu buôn bán, thuyền bè tấp lập, ngoài các chiến thuyền, thuyền trở lương…Đại Hải mua lậu của nhà Minh nay được cải trang lại, còn có thuyền đánh cá, thuyền buôn của thương nhân Chà Và, Lưu Cầu, Tàu, thi thoảng cũng sẽ xuất hiện thuyền Đông Doanh,….thương nhân thi nhau qua đây mua muối với giá hời, bán các món đổ thủ công mỹ nghệ, vải vóc, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, cướp biển thì đến để phi tang hàng hóa, bổ sung vật tư, cũng như tận hưởng chút chút sau nhiều ngày lênh đênh…..

Cách cảng chục dặm, trước đây là khu rừng rậm rạp nay đã bị san bằng, từng dãy từng dãy nhà ở vuông vức cao ráo được xây dựng lên, nhà cửa ở đây rất khác so với mọi nơi thời bấy giờ, được xây bằng gạch, chát vữa rồi quét vôi, lợp mái vảy cá mang hơi hướm mái cong đình làng Đại Việt, sạch sẽ cao giáo, nhìn vừa hiện đại rắn chắc, lại vừa truyền thống ý nhị, mỗi nhà có một khoảng sân nhỏ để trồng cây, trồng rau hay làm gì tùy ý, được bao quanh bởi bức tường cao, đảm bảo không gian riêng tư. Mỗi căn nhà này tuy không rộng rãi bằng nhà phú hộ, địa chủ hay quan lại, nhưng so với nhà tranh vách đất thì quá là tốt rồi, so với nhà chủ buôn nhỏ nơi phố thị cũng chỉ hơn chứ không kém.

Nhà được cấp phát cho di dân, binh lính có gia đình, cũng như bộ phận nhỏ dân bản xứ chịu quy thuận, tuân thủ pháp luật. Dĩ nhiên, không có gì là miễn phí ở đây cả, người dân vẫn phải trả tiền cho căn nhà của mình nhưng được hưởng giá cả ưu đãi và có thời gian dài để trả góp, có thể tới 30 năm nếu khó khăn. Những căn nhà sạch đẹp như vậy khiến lòng trung thành của dân chúng cùng binh lính đối với Đại Hải cao hơn bao giờ hết, có câu áo cơm là mẹ cha cho, nay Đại Hải cho bọn họ cơm no, cho việc làm, đất đai để canh tác, lại còn có chỗ ở đẹp đẽ mà cả trong mơ họ cũng không dám muốn, hỏi sao không trung thành cho được.

Đạo lý lớn thì dân chúng không phải ai cũng hiểu, nhưng đạo đức cơ bản đền ơn đáp nghĩa, cùng với nhận thức rõ ai là người thực sự tốt với mình thì họ vẫn phải biết, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, tiểu nhân âm hiểm, còn đâu không ai không mang ơn tướng quân Đại Hải, nguyện trung thành với hắn…..Nhớ mới năm trước thôi, họ còn đang lang bạt xin ăn, ăn bữa nay lo bữa ai, không biết bao giờ sẽ chết trên đường, chứ đừng nói an cư lạc nghiệp……Thiên tử là ai không biết, nhưng Đại Hải chính là trời đối với họ.

Ngoài khu dân cư, Tân thành còn có khu phố buôn bán sầm uất với các mặt tiền, cửa hiệu khang trang đẹp đẽ, đường xá, vỉa hè rộng lớn, cống thoát nước, cây xanh bóng mát, quy mô thì không thể so được với những thành phố, thị trấn hiện đại nhưng quy hoạch thì không kém đi đâu. Nhìn rất thích mắt mà lại sạch sẽ.

Một thành phố muốn sạch đẹp thì quy hoạch ngay từ ban đầu là rất cần thiết, nếu không cứ để dân đến xây dựng vô tội vạ thì chẳng mấy chốc cơ sở hạ tầng trở nên yếu kém, không đáp ứng đủ nhu cầu. Dĩ nhiên rồi, thành phố người ta chỉ quy hoạch cho mấy chục ngàn dân mà sau đến cả triệu dân đến ở, nát là đương nhiên, không nát mới là không bình thường. Các đô thị ở Việt Nam hiện đại cũng gặp phải vấn đề này, vùng ngoại thành, đô thị mới thì quy hoạch ổn thỏa, nhưng nội thành, do sự phát triển nhanh của kinh tế, bùng nổ dân số, rồi di cư, vân vân mây mây trở nên chật trội, hạ tầng xuống cấp, muốn quy hoạch lại, dãn dân thì rất khó, vì mức đền bù quá lớn do giá nhà đất được xào lên mấy chục năm, xây dựng tại chỗ thì sẽ ảnh hưởng đến dân sinh, đây là bài toán khó mà cần nhiều thời gian và biện pháp mạnh tay mới có thể giải quyết được, chứ không phải dăm ba câu nói mồm của các hội “dân chủ” là xong, đọc được tí báo lá cải xong là suốt ngày đi so đất nước với Tây với Tàu, Tây Tàu trước đây cũng có vấn đề như vậy, họ cũng tốn nhiều thời gian để giải quyết chứ không phải là một hai hôm là xong, ai cũng có thể vì lợi ích chung mà gác lại lợi ích riêng để phát triển đất nước thì bây giờ Việt Nam xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản rồi cũng nên, thành nhà nước kiểu mẫu của cả thế giới.

Với ánh mắt vượt thời đại hơn 600 năm, Đại Hải dĩ nhiên nhận ra và biết mức độ cần thiết của quy hoạch đô thị nên từ những viên gạch đầu tiên, hắn đã xác định xây dựng Tân Thành thành đô thị kiểu mẫu của cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, do đó các hệ thống cung cấp nước, thoát nước ngầm, nhà vệ sinh, xử lí nước bẩn, rác thải, đường xá, vỉa hè, nhà cửa xây dựng đều được quy hoạch rõ ràng và được giám sát bởi tổng kỹ sư Nguyễn Bình cùng các đồ đệ, việc xây dựng thêm của người dân tạm thời không cần lo lắng, vì dân cư chủ yếu đến từ di dân cùng với dân bản địa được công nhận, nhà ở đã được cấp phát xây dựng sẵn, lái buôn ngoại quốc thì tạm thời bị cấm, không thể mua đất xây nhà, vấn đề xây dựng thêm sẽ thảo luận sau, ít nhất phải 1 2 năm tới và có luật cụ thể.

Hiện tại lái buôn nước ngoài cũng rất vui mừng khi được thuê các cửa hiệu trên phố buôn bán, dù hơi bất tiện vì không phải của mình nhưng được cái sạch sẽ khí khái….Nói thế cho oai chứ thực chất, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có dăm ba cửa hiệu được thương nhân Chà Và, Lưu Cầu hay Tàu thuê để làm nơi buôn bán lâu dài, còn lại một số được thương nhân thương hội Lạc Việt thuê….ai bảo dân số của cả Tân Đảo mới gần 5 vạn, chưa tính dân bản xứ, chỉ ngang cỡ một huyện lị nhỏ trong đất liền mà thôi, thị trường nhỏ, kinh tế còn chưa phát đạt, trước kia thì nơi đây là xứ hoang dã, khỉ ho cò gáy không ai thèm ngó ngàng.

Tân Thành tạm thời như vậy, sau này di dân nhiều hơn thì sẽ phát triển hơn nữa, chứ hiện tại gần như vẫn ở chế độ bán quân sự, dân chúng làm việc theo sự sắp xếp của chính quyền Đại Hải, các cơ hội hay nghề tự do chưa nhiều, giống kiểu thời kỳ đầu của khai thác thuộc địa vậy, gần như bao cấp, kinh tế vẫn chưa mở ra hẳn.

Dân chúng làm việc trong các nông trang tập thể ngoài thành, phân điền đến hộ nhưng đất là của Đại Hải, hiện tại vẫn là của Đại Hải, sau này có thể là của chính quyền, nhà nước, dân có thể trồng trọt nhưng không thể tự tiện mua bán, tạm thời như vậy, thống nhất quản lý, gieo trồng các giống cây được chỉ định như khoai lang, sắn, lúa gạo thì phải đợi đến vụ mới cấy được, mà cũng chỉ ở những nơi dẫn nước đến được, vì hệ thống thủy lợi ở Tân đảo gần như bằng không, không thể gieo trồng lúa đại trà được.

Ngoài ra, dân chúng cũng có thể làm việc trong các nông trại nuôi gà, lợn, dê, bò, trồng trà, trồng mía, bông, rau dưa, cây ăn quả, các kiểu…theo hình thức làm công ăn lương như công nhân nông nghiệp thời hiện đại…cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ công nghiệp, xuất khẩu, cũng như dân sinh….Hình thức sản xuất nông nghiệp như vậy là tốt, thuộc sở hữu của chính quyền hay đúng hơn là Đại Hải vì hắn người trực tiếp bỏ vốn từ đầu đến cuối, nhưng chỉ phù hợp với thời gian đầu và khi còn khó khăn thôi, còn muốn phát triển mạnh hơn thì phải phát triển nền kinh tế tư bản, có canh tranh, lợi ích, thế mới có thể điều động sự tích cực của dân chúng lên được….hoàn hảo nhất là nền kinh tế mở cửa theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa như Việt Nam hiện đại.

Kinh tế đất nước vẫn phát triển nhưng quyền quản lý, điều tiết kinh tế phải nằm trong tay chính quyền, không để các tập đoàn tư bản tài chính thao túng kinh tế, bởi không sẽ tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo vô cùng to lớn, phát triển cục bộ, rồi dễ dàng bị tư bản nước ngoài thâu tóm kinh tế đất nước, như trong phần mở đầu của quyển “chiến tranh tiền tệ” cái cách mà gia tộc Rothschild thâu tóm kinh tế, rồi khống chế đế quốc mặt trời không bao giờ lặn..…hàng trăm hàng nghìn tệ nạn khác….đây là quá trình dài và gian nan, Đại Hải muốn làm thế nhưng sợ rằng cả đời hắn cũng hoàn thành được, việc của hắn chỉ là đặt nền móng vững chắc cho con cháu đời sau thôi. (quan điểm kinh tế, chính trị cá nhân của tác giả)

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt đọc 62

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.