Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bình tĩnh phát triển

Tiểu thuyết gốc · 2229 chữ

Thời gian thấm thoát qua đi, ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến cuối năm, bóng ma của cuộc chiến dần tan đi, người dân mải mê, bận rộn với cuộc sống cơm áo gạo tiền, dần dần không ai còn quan tâm hay bàn bạc về cuộc chiến khốc liệt nửa năm về trước nữa.....Chiến tranh ở mãi nơi biên giới xa xôi, không phải ngay trước mắt họ, việc chi họ phải hoảng sợ, lo lắng, trời sập xuống cũng có hoàng thượng cùng các vị đại quan đỡ......

Dẫu vậy, những vết thương do chiến tranh mang lại vẫn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày, đâu đó có người lính cụt tay, cụt chân, quần áo rách rưới lang thang trên đường, mong được bố thí chút cơm gạo, tiền bạc để trang trải qua ngày,...hay những cô gái tuổi mới đôi mươi, đầu cuốn khăn tang, ánh mắt đợm buồn, thi thoảng lại nhìn về nơi xa.....hòng kiếm tìm hình dáng của người chồng mãi mãi không quay về.....còn những đứa trẻ mồ côi mặt mũi hốc hác bẩn thỉu, tay chân nấm nem ngồi thu lu nơi góc phố, chờ đợi sự hảo tâm của người qua lại... hay có đứa vì đói mà đi trộm vặt..bị người ta đánh cho thừa sống thiếu chết, tội nghiệp vô cùng.....

Hàng trăm hàng nghìn cảnh như vậy xuất hiện ở các thành thị hay làng quê trên khắp đất Đại Việt. Hoa tươi, rượu ngon cùng vinh hoa phú quý đều đã bị các vị đại nhân, quý tộc nhận đi hết rồi...còn lại gì cho binh lính bình thường? Dăm ba lạng bạc an ủi, có chỗ còn bị cắt xén bớt, than ôi..... Còn sống trở về đã là may mắn lắm rồi, thân mang thương tật nhưng ít ra còn sống, còn có hy vọng....còn những người chết trên chiến trường, vợ con nheo nhóc, không trốn nương tựa......Haizz, chiến tranh mà....

Khác với không khí ảm đạm u buồn khắp trốn Đại Việt, Trấn Thuận Hóa có phần vui tươi hơn. Ít nhất đối với gia đình binh lính chết trận hay hoạn thương tật, Đại Hải với quan niệm của người hiện đại, trực tiếp chứng kiến những chính sách an ủi của nhà nước đối với người có công với Tổ quốc, hắn không ruồng bỏ binh lính của mình, cố tạo điều kiện tốt nhất để bù đắp cho họ về vật chất cũng như tinh thần, cố gắng sắp xếp công ăn việc làm cho thương binh, cũng như ưu tiên cho gia đình liệt sĩ, để họ an cư lạc nghiệp, không phải tha hương cầu thực, ra ngoài đường ăn xin, con cái họ cũng không phải lang thang, không nơi nương tựa.

Binh lính đã đổ máu rồi, không cần lại rơi lệ. Đại Hải làm như vậy, trực tiếp hay gián tiếp đều nâng cao lòng trung thành của nhân dân, của binh lính đối với hắn. Có chủ tướng như vậy, bán mạng cho y mới đáng giá, mình có chết đi rồi cũng không có lỗi lo về sau. Bây giờ ở Thuận Hóa, lời của Đại Hải là nặng nhất, dù vua có đến cũng thế thôi.......Dẫn chứng chân thực nhất của câu nói “Phép vua thua lệ làng”....Có khi Đại Hải hô to tạo phản, dân chúng khắp vùng Thuận Hóa cũng nghe theo.

.............

Thành Thuận Hóa vẫn như vậy, không ồn ã nhộn nhịp như Thăng Long, cũng không quạnh quẽ, đìu hiu như hồi Đại Hải mới đến, nó cứ bình đạm, thường thường như bao ngày khác, mọi thứ đều ngăn lắp, trật tự. Đường phố rộng rãi mà sạch sẽ, hai bên đường hàng quán tập lập người đến người đi, các thương đội từ Bắc vào hay từ trong Nam ra đều qua đây nghỉ lại, bổ sung vật tư, người Thượng, người Mèo trên núi cũng mang sản vật xuống trao đổi buôn bán....

Trên đường phồ dễ bắt gặp đủ sắc người, có thương nhân từ Thăng Long, cũng có lái buôn người Chiêm từ Đồ Bàn, thợ săn miền ngược, chiến sĩ người Mông,...thi thoảng cũng sẽ có lái buôn người Tàu, cướp biển Đông Doanh hay người các xứ Chà Và, Mã Lai.....Khắp Đại Việt chắc chỉ có Thăng Long với Vân Đồn là có thể gặp được cảnh tượng tự, dù cho phủ Thiên Trường giàu có cũng không thể, danh tiếng về xứ Thuận Hóa tấp nập phồn hoa đang lan tỏa, không biết đây là phúc hay là họa nữa.

Cướp biển đến đây tẩu táng hàng hóa cướp được, mua sắm vật tư nhu yếu phẩm, thương nhân thì đào bảo, kiếm món hời, tiền của phi nghĩa......Người nhiều mà tạp như vậy, không ít bên còn có thù oán với nhau nhưng không ai dám làm loạn hay có ý đồ gì, bởi luật pháp ở Thuận Hóa rất nghiêm, nghiêm hơn cả luật của triều đình, mấy chục cái đầu khô quắt treo lủng lẳng ngoài cửa thành là lời cảnh báo đanh thép cho bất kì ai có ý định gây rối, dù tên cướp biển hung hãn nhất vào trong thành cũng ngoan như chú cừu nhỏ, lớ ngớ là mất đầu như chơi, có đút lót bao nhiêu tiền cũng không mua được mạng.

Những năm cuối triều đại, cường hào ác bá nổi lên khắp nơi, dân chúng loạn lạc, quan lại vơ vét, triều đình mất dần đi sự đốc thúc đối với các địa phương, đặc biệt nơi biên ải xa xôi, không ít vùng khởi nghĩa nổi lên, rồi các vùng tự trị, chống lệnh triều đình….

Trước tình trạng chung như thế, Đại Hải của chúng ta tất nhiên là tích cực trốn thuế rồi, dẫu có dăm ba lời đồn về sự phát triển gần đây của Thuận Hóa thì cũng không gây ra sự chú ý của triều đình, thế nên không có khâm sai đại thần nào rảnh mà đến đây kiểm tra, quan thanh liêm vẫn có, nhưng không có nước luộc thì người ta cũng ngại đến, giả như thời Nhân Tông thì Đại Hải bị áp về Thăng Long, có khi bêu đầu ở Ngọ môn rồi.

…………

Khác với không khí yên bình của Thuận Hóa, thế cục Thăng Long đang dần trở lên hết sức vi diệu, thảm bại trong chiến dịch phạt Chiêm, dù cho tướng Đại Hải ra sức ngăn cơn nước lũ, cứu lại mấy vạn binh sĩ thì cũng không thể thay đổi được sự thật này. Thượng hoàng Nghệ Tông hết sức thất vọng về Hoàng Phụng Thế, liên lụy luôn sang thế lực của họ Hoàng, Lê Quý Ly nhờ bảo vệ được thủy binh, không có công lao thì cũng có khổ lao nên Thượng Hoàng không trách, y lại ra sức quạt gió thêm củi, thả sức mà trèn ép họ Hoàng, nâng đỡ thân tín của mình lên, thay thế các vị trí mà người nhà họ Hoàng bị loát xuống.

Bước sang năm 1392 thế lực của Lê Quý Ly rực rỡ như mặt trời ban trưa. Các đại quan, quý tộc trong triều đôi phần ý thức được sự trỗi dậy của họ Lê, có người lập tức tặng lễ, đưa tiền, hòng dựa sát, gia nhập vào thế lực họ Lê nhưng phẩn lớn thì vẫn đứng ở thế trung lập, xem xét, chờ đợi mấy năm xem họ Lê có ngồi ổn không rồi mới quyết định. Chơi với vua như chơi với hổ, ai biết được ngày mai sẽ ra sao, có thể hôm nay hoàng đế quý mến, được dăm ba tháng nữa đầu đã bêu ở cửa thành, ai mà biết được, Thượng hoàng vốn có tiếng ái dụng người giỏi nịnh bợ, mai này lại có tên Nguyễn Quý Ly, Vũ Quý Ly cũng nên…..Ngồi ổn vị trí của mình đã, đến đâu hay đến đó, quan lớn hiển quý trong triều, mấy ai đã ngu.

……….

Ngoại thành Thăng Long, xóm nghèo.

“Đại nhân, có thật đi theo các người vào Thuận Hóa khai hoang là được ăn no không? Ngài…ngài sẽ không bán bọn con cho người Chiêm chứ?” một đứa bé tầm 7 8 tuổi run run nhè nhẹ hỏi, xung quanh nó có năm sáu đứa khác cũng mở to mắt ra nhìn người đối diện.

“Tất nhiên là thật rồi. Tao lừa chúng bay làm chi.” Tên được gọi là đại nhân này cũng không cao lớn, quý phái đi đâu, hắn có chiều cao trung đẳng, mặc bộ quần áo vải thô, nhưng được cái sạch sẽ, không mụn vá, mặt mũi hồng hào, chứng tỏ không giàu thì cũng khá, ít nhất là ăn uống no đủ. Nói tiếng dân thành Thăng Long nhưng trộn chút tiếng người lộ Thanh, Nghệ.

“Không biết chúng bay có để ý không, chứ gần đây có nhiều người đi các vùng quanh Thăng Long tìm người đi khai hoang như tao này. Ai lừa chúng bay làm chi, chưa được ba lạng thịt, có cho bọn Chiêm nó cũng không thèm lấy ấy, nuôi tốn cơm.” Tên trung niên bĩu môi nói.

“Thì bọn con hỏi cho chắc, dạo trước nghe đồn có bọn mọ mìn đến bắt trẻ con đất Thăng Long nên bán cho mấy động trên núi, nghe đâu làm con rể nuôi từ bé.” Một thằng nhóc lớn tuổi hơn nói.

“Thôi, chúng bay lại mơ giữa ban ngày, chúng nó có bắt về làm con rể nuôi từ bé thì cũng bắt mất đứa con quan, nhà giàu, người ta trắng trẻo mập mạp. lại đẹp đẽ, ai thèm bắt chúng mày.” Tên trung niên bĩu môi khinh bỉ.

“Thế chúng nó bắt trẻ con làm gì? Nuôi hả?” Bọn nhóc con nhao nhao.

“Con gái thì may ra nó bắt về làm con dâu nuôi từ bé, chứ con trai mà bắt, thì khéo bó đưa vào mỏ, đi đào sắt, đào đồng hay đi chặt gỗ rừng, tóm lại là kết cục không tốt đẹp là được. Chết đầy ra.” tên trung niên nói.

“Mà thôi, không nói nhiều, quyết nhanh nhanh nên, có đi theo bọn tao không, mấy ngày nữa bọn tao cũng chuẩn bị về Thuận Hóa rồi, nhanh không mất cơ hội. Ở lại vùng này thì cũng không được ăn no, lắt choắt như chúng mày, muốn sống chắc đi làm đứa ở cho nhà giàu thôi, còn khổ hơn. Theo tao, ít ra còn có hy vọng ngày mai.”

Bọn nhóc lầm nhầm bàn bạc. Chúng là mấy đứa trẻ mồ côi, sống lang thang ở ngoại thành, ngày ngày đi hái rau dại, xin ăn mà sống, đứa nào đứa đấy hốc hác, bẩn thỉu, quần áo nhăn nhúm đầy mụn vá…. Lớn thêm tí nữa, có chút sức lực thì đi làm củ li, đứa ở, con gái đứa nào có chút tư sắc, may mắn thì đi nhà giàu làm nha hoàn nhà giàu, đen đủi thì bị bọn mọ mìn bắt vào lầu xanh, vạn kiếp bất phục…..còn không nữa thì thành phường lưu manh, trộm cắp, gia nhập mấy bang phái giang hồ, không được mấy hôm thì phơi xác trong xó xỉnh nào đấy hoặc là chìm xuống sông Hồng…. Những năm tháng này, chúng gần như hoàn toàn không có hy vọng vào tương lai tươi sáng…càng đừng nói đến học hành chữ nghĩa để thành tài.

“Yên tâm đi tụi bay, tao cũng không lừa tụi bay, bọn tao được lệnh của Trấn phủ sứ Thuận Hóa ra Bắc tìm người hai hoang, được Hoàng Thượng phê chuẩn, không phải dăm ba cái phường lừa gạt.” tên trung niên lại thả thêm một quả bom lặng ký khác.

“Nếu được như vậy thì bọn con xin phép được đi theo đại nhân vào Thuận Hóa” Sau một lúc bàn bạc, bọn nhóc nhất trí lại, tên lớn tuổi nhất đáp, ở lại đây cũng không có hy vọng, thà rằng vào Thuận Hóa bác một phen, biết đâu lại được dăm ba mẫu ruộng, giữ được tấm thân tự do, mà còn lo được ăn uống.

“Đấy, thế có phải nhanh không, hai ngày sau ra bến Bình Than, cùng nhau đi thuyền vào Thuận Hóa, chúng mày liên hệ xem ai muốn đi cùng thì bảo họ, trai gái, già trẻ được hết. Nhớ nhá. Về thu xếp đồ đạc đi, đừng mang theo nhiều quá. Tao có việc đi trước, đừng có quên thôi đấy. 2 ngày sau, bến Bình Than.” Tên trung niên cười nói, vẫy tay rời đi.

Mấy tuần trờ lại đây, cảnh như này diễn ra khắp trên đất Thăng Long, theo đoàn buôn của Phú Béo đến, nhân cơ hội tuyển người đi theo về Thuận Hóa hay Tân Đảo. Trước đó, Đại Hải cũng đã có tấu ra xin phép triều đình, ngay lập tức được phê chuẩn, các vị đại nhân ước còn không được, mong cho nạn dân, dân nghèo đi hết khỏi Thăng Long để đỡ loạn. Kinh đô mà đâu đâu cũng thấy nạn dân, rồi ăn xin, mất hết cảnh quan, khí khái.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt đọc 58

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.