Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Quán Trà Lục Vũ

Phiên bản Dịch · 2689 chữ

“Tố Trinh nhà bà và Thiên Diệu nhà chúng tôi đã hứa hôn với nhau từ năm ngoái. Các người đã nhận một trăm hai mươi tệ tiền sính lễ, cộng thêm bốn bộ áo cưới (đàng trai sẽ đưa cho đàng gái khi đính hôn), bây giờ lại nói muốn hủy hôn!” Triệu Mỹ Trân hít sâu mấy hồi. “Còn chưa kể những thứ khác, nếu không phải vào tháng trước Thiên Diệu vọt vào đám cháy cứu Tố Trinh thì giờ nó cũng đã qua cúng tuần! Bây giờ nó lại muốn gả cho người khác? A Toàn bán trái cây? Mẹ bà, a Toàn đâu còn trẻ nữa cũng hơn ba mươi mấy rồi, hơn nữa đã có vợ, bà muốn Tố Trinh gả sang đó làm vợ bé à?”

Thấy Triệu Mỹ Trân nổi đóa, Lý Lão Thực và Tố Trinh đều không hé răng nửa lời. Duy chỉ thím Hồng mặt cười tươi: “Chị Trân, nói như vậy đâu có được! Vào năm ngoái chính chị nói với tôi, Diệu tử nhất định thi vô trường cảnh sát. Tôi cũng muốn con gái có chốn nương thân đàng hoàng nên mới gật đầu đồng ý. Ấy vậy mà giờ toàn bộ trên dưới khu lán trại ai cũng biết Diệu tử đã thi trượt, còn đắc tội người phỏng vấn thậm chí không được thi lại. Tôi với chị đều là đàn bà với nhau, cũng hiểu lấy được một người đàn ông tốt quan trọng thế nào. Sau này Diệu tử chỉ có thể đến bến tàu hay nhà máy làm việc, cả đời làm việc cực nhọc. Lấy gì đảm bảo Tố Trinh đi theo nó không phỉa chịu khổ cực? Tôi có ba người con trai, Tố Trinh là đứa con gái duy nhất, tôi coi nó như trân bảo vậy. Tôi không muốn con nó chịu cảnh nghèo khó như tôi. A Toàn đã sớm nhắc đến chuyện này. Biết được chuyện của Thiên Diệu, cậu ta tìm đến ngay một người làm mai, chúng tôi suy nghĩ một chút liền đồng ý. Làm vợ bé thì có gì không tốt? Ít nhất nếu đi theo a Toàn, đảm bảo Tố Trinh cơm áo vô lo, không phải chịu đói chịu khổ. Chưa kể vợ cả của a Toàn lại chưa có con, cửa hàng trái cây sau này sẽ truyền lại cho con cái, chờ đến khi Tố Trinh gả sang nhà bên đó rồi sinh con trai, quyền sở hữu cửa hàng trái cây sẽ thuộc về con của Tố Trinh. Tiền đã đưa trước đó và những bộ áo cưới sẽ bù lại ba trăm nhân dân tệ tôi gửi ngày hôm qua.”

“Tố Trinh, cha mẹ con muốn để con gả đi làm vợ bé, con nghĩ sao về chuyện này? Nếu như con không muốn, dì sẽ giúp con ra mặt!” Bà Trân nghe xong lời thím Hồng nói cũng không thèm trả lời, mà hỏi Lý Tố Trinh đang vùi đầu vào vai mẹ mình.

Lý Tố Trinh năm nay cũng đã mười tám. Cô ngẩng đầu lên, ánh mắt đầu tiên nhìn vào Tống Thiên Diệu đang mang giày trong phòng. Rồi cô phát hiện trên mặt anh dường như không biểu hiện kinh ngạc tí nào. Trông thấy vẻ ngoài bình thản ấy của Tống Thiên Diệu, không biết vì sao Lý Tố Trinh lại thấy hơi thất vọng. Chẳng lẽ cô ở trong lòng Tống Thiên Diệu không đủ quan trọng sao? Đến mức cô gả cho người khác anh cũng không phản ứng gì?

Lý Tố Trinh và Tống Thiên Diệu quen biết nhau từ nhỏ. Tống Thiên Diệu luôn bảo vệ cô khỏi sự bắt nạt của những đứa trẻ khác trong khu lán trại. Nếu có đồ ăn ngon, anh luôn nhớ để lại một phần cho cô. Lý Tố Trinh thậm chí nghĩ, cô và Tống Thiên Diệu cứ như vậy cùng nhau sống đến cuối đời cũng tốt. Ít nhất anh thật tâm thích cô.

Năm ngoái, lúc nghe được Tống Thiên Diệu có thể thi đậu trường cảnh sát, Lý Tố Trinh rất vui mừng. Cô đã từng thấy những người con gái cùng tuổi với mình gả cho những tay cảnh sát già. Bọn họ ai nấy đều mặc đồ lụa và sa tanh, trên người đeo toàn đồ trang sức, mùi nước hoa trên cơ thể có thể bay từ đầu đường đến cuối đường, đi đến đâu cũng có người đến tâng bốc. Nếu cô có thể trở thành vợ một viên cảnh sát đồng nghĩa với việc một đời của cô sẽ không còn nghèo hay ăn không đủ no mặc không đủ ấm nữa.

Nhưng ngờ đâu, đến chiều ngày hôm nay mọi thứ đều thay đổi. Người làm việc ở bến tàu truyền về tin tức, Tống Thiên Diệu đã đắc tội với người phỏng vấn, không vượt qua được kỳ thi của trường cảnh sát, hơn nữa anh cũng không được phép tham gia thi lại nữa. Xuất thân từ trong khu lán trại này, sau này sợ rằng chỉ có thể đến bến tàu hoặc công xưởng làm việc. Có rất nhiều người làm cu li ở bến tàu đến hết đời. Mà cô phải kết hôn với một cu li á? Sau khi được bà mối và mẹ mình khuyên giải, Lý Tố Trinh cảm thấy cô không thể gả đi như vậy. Cô thà gả cho a Toàn đã ba mươi bảy làm vợ lẽ còn hơn cưới một cu li hay công nhân để tiếp tục chịu khổ.

“Con nghe theo ý của cha mẹ con.” Lý Tố Trinh nói xong lại tiếp tục cúi đầu.

“Con…” Khóe miệng của bà Trân thoáng run lên. Bà quay đầu nhìn con trai đã đứng dậy chuẩn bị đi ra ngoài mà hét lớn: “Con ơi là con! Vợ chưa cưới của mày sắp gả cho người khác làm lẽ! Mày sao không nói gì cứ như người chết vậy!”

Tống Thiên Diệu đi tới, nhận lấy điếu thuốc đang hút dở trên tay mẹ, mỉm cười với ba người kia. Anh nói: “Thì mẹ cũng nói là chưa cưới còn gì. Chưa cưới tức chưa phải vợ con. Mẹ bớt giận rồi đi nấu cháo đi.”

Bà Trân không ngờ rằng con trai mình thậm chí không hề nổi nóng. Bà kinh ngạc và tức giận nhìn chằm chằm vào con trai mình đến nỗi không nói nên lời.

Tống Thiên Diệu đối diện với một nhà người, dùng một giọng điệu ôn hòa nói: “Chú Thực, dì Hồng, cứ yên tâm, tháng sau tôi nhất định sẽ đến dự đám cưới của Tố Trinh uống rượu mừng. Chúc mừng.”

Người nhà Lý Tố Trinh đều bị giọng điệu của Tống Thiên Diệu dọa sợ. Họ ngơ ngác nhìn chàng trai trẻ đã thân thiết với mình từ nhiều năm qua. Tống Thiên Diệu trả lại điếu thuốc lại vào mép mẹ: “Tối nay con không về nhà ăn cơm đâu. Con có hẹn với bạn, cũng không về ngủ, đừng chờ con làm gì.”

Nói xong, anh đi ngang qua Lý Tố Trinh và bước ra khỏi cửa nhà.

Triệu Mỹ Trân đợi đến khi bóng dáng con trai bà biến mất hẳn mới hung dữ nói với gia đình Lý Lão Thực: “ Nếu như Thiên Diệu xảy ra chuyện gì! Bà đây có làm quỷ cũng không tha cho các người! Còn đứng ở đây đợi tôi phục vụ ba ly rượu để tiễn các người à? Nhấc chân lên, tôi muốn quét nhà!”

Vừa nói, bà vừa nhặt một cây chổi lên quét trước mặt ba người, thổi tung một lượng lớn bụi bặm tống khứ gia đình kia.

Tống Thiên Diệu đã ra ngoài ngược lại cũng không tức giận gì đối với việc Lý Tố Trinh thoái hôn. Kiếp trước anh cũng đã hơn ba mươi, đã trông thấy qua nhiều đóa hồng, tiếp xúc với những người phụ nữ có thể khiến cho người ta cảm thấy thán phục. Bây giờ nhiều thêm một Lý Tố Trinh cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù Lý Tố Trinh mặt đẹp dáng xinh, tiếc là tính cách mềm mại kia không hợp gu của Tống Thiên Diệu. Một người phụ nữ dịu dàng có khả năng thu hút đàn ông nhưng nhất định phải xinh đẹp, nếu không cô ấy sẽ không hấp dẫn bằng những người phụ nữ có khí chất riêng.

Lý Tố Trinh nhìn thì cũng xinh đấy nhưng cô ta chỉ là một vũ công trong hộp đêm. Thậm chí còn không đủ tư cách để được gọi là số một trong hộp đêm. Không cần phải tức giận với một người phụ nữ như vậy, huống chi sau này còn có rất nhiều cơ hội.

Ra khỏi đường Gia Lâm, Tống Thiên Diệu đi thẳng vào cửa hàng quần áo phương Tây trên dường Prince Edward West. Khi anh đẩy cửa bước vào, ông chủ cửa hàng âu phục lập tức niềm nở đón tiếp anh: “Thưa ngài, ngài muốn một bộ vest làm riêng hay trường sam?”

“Ông chủ, tôi muốn hỏi có bộ âu phục nào có thể mặc ngay không? Đặt hàng quá chậm.” Tống Thiên Diệu lễ phép nói với ông chủ tiệm.

Ngày nay ở Hồng Kông không có tiệm bán quần áo nào. Khi muốn mặc quần áo mới, người nghèo mua vải về tự may, người giàu đến tiệm may đặt riêng, kẻ càng sành điệu và giàu có thì đến Thượng Hải mời về thợ may có kinh nghiệm lâu năm để may quần áo cho gia đình.

“Tất nhiên là có vài bộ, nhưng đã có người đặt cọc trước rồi…” Ông chủ trả lời với một điệu bộ khó xử.

Tống Thiên Diệu lấy ra mười tệ đưa cho đối phương: “Mười tệ này có đủ cho phí cấp tốc không?”

“Đủ, đủ rồi! Tôi lập tức đi lấy.” Ông chủ nhanh chóng bước vào phòng, mang theo ba bốn bộ vest, sơ mi và cà vạt hợp với quàn áo phương Tây.

Nhìn thấy vẻ mặt vui vẻ của ông chủ lúc này, Tống Thiên Diệu biết những bộ quần áo này không phải có người đặt cọc trước mà là người đã đặt xong lại không đến nhận, đều là hàng tồn kho. Nhưng anh cũng lười so đo những thứ nhỏ nhặt này.

Có hai bộ âu phuc quá chật đều bị anh từ bỏ. Cuối cùng anh chọn một bộ màu xanh đậm, phối với áo sơ mi trắng và cà vạt chéo màu xanh sáng, đi đôi giày da mà chủ cửa hàng đưa cho.

Nhìn Tống Thiên Diệu thay đổi trang phục, ông chủ cửa hàng quần áo không khỏi thốt lên: “Thưa ngài, ngài là giám đốc ngân hàng?”

Khóe miệng Tống Thiên Diệu cong lên, anh không thừa nhận cũng không từ chối. Tuy rằng nhìn anh trong gương vẫn còn hơi non nớt nhưng kết hợp với âu phục trông thêm một chút khí chất lịch sự và anh tuấn. Quả thực trông rất giống những giám đốc trẻ tuổi trong miệng ông chủ.

“Tổng cộng bao nhiêu tiền? À đúng rồi, nếu ông có ví da thì bán cho tôi một cái.” Tống Thiên Diệu nói với ông chủ.

Ông chủ lại đưa cho anh một chiếc ví da tinh xảo, sau đó bấm bàn tính báo giá: “Tổng cộng là hai trăm bốn mươi ba nhân dân tệ. Cảm ơn ngài đã đến ủng hộ, thưa ngài.”

Sau khi Tống Thiên Diệu giao ra đủ số tiền, ông chủ tìm một cái túi để đựng quần áo Tống Thiên Diệu đã thay, muốn trả lại cho anh thì Tống Thiên Diệu cười: “Gửi cho bên từ thiện, để lại những thứ kia cho những người không có gì để mặc.”

Nhà thờ Cơ đốc giáo Hồng Kông đã thành lập nhiều điểm từ thiện trên khắp Hồng Kông. Người dân thường xuyên gửi quần áo chưa mặc hoặc đồ chơi chưa dùng đến hay các loại vật dụng khác để trợ giúp nhiều người dân nghèo hơn.

“Ngài thật là tốt bụng. Mong ngài đi thong thả, sau này có cần gì thì cứ đến tìm tôi.” Chủ tiệm âu phục tiễn Tống Thiên Diệu ra cửa, không quên khách khí nói.

Loại khách hàng không ép giá và mua nhiều hàng chính là kiểu các ông chủ tiệm âu phục muốn gặp nhất.

Tống Thiên Diệu đã thay trang phục, vội vã tới Tiêm Sa Trớ và bắt Phà Ngôi Sao trở lại bến tàu trung tâm. Đến rồi anh lại bắt một chiếc xe kéo từ bến tàu trung tâm đến quán trà Lục Vũ ở Thượng Hoàn.

Quán trà Lục Vũ được xem là quán trà lâu đời ở Hồng Kông. Chủ nhân của quán trà hồi năm thập niên ba mươi từ Thượng Hải đến Hồng Kông rồi mới mở quán trà cho nên quán trà sau khi được sửa sang vẫn giữ phong cách cổ điển của Thượng Hải thời xưa. Ở đây, ghế gỗ cẩm lai chất lượng cao, bình phong lớn làm bằng gỗ gụ, những bức thư pháp và tranh cuộn màu vàng treo trên tường, lại có những người phục vụ và các “đại tiểu thư” trong bộ đồ cổ điển thời Đường, những nghệ sĩ piano và các nữ ca sĩ opera Quảng Đông trang điểm nhẹ nhàng sẵn sàng lên sân khấu đón khách. Thoáng chốc mang đến cho người thưởng thức trà cảm thấy như đang du hành trở lại Thượng Hải hào nhoáng.

Tống Thiên Diệu vừa bước vào quán trà Lục Vũ, một người đàn ông trung niên khôn khéo đến nhiệt tình chào đón anh: “Thưa ngài, đây là lần đầu tiên ngài tới đây? Ngài muốn lên phòng riêng trên lầu hay định uống trà và nghe kịch ở tầng một?”

“Quả thực đây là lần đầu tiên tôi tới đây. Tôi vừa mới đặt chân đến Hồng Kông. Nghe danh quán trà Lục Vũ đã lâu, hôm nay đặc biệt đến xem sao.” Tống Thiên Diệu đáp lời người phục vụ.

Làm bồi bàn trong một quán trà những năm 1940, 1950 không đơn giản như những quán trà những năm 1990. Bạn chỉ cần biết chào đón khacgs, phục vụ đồ ăn, bưng trà và rót nước. Những người phục vụ những năm bốn mươi, năm mươi chắc chắn sẽ làm như vậy, để lại cho thế hệ tương lai một công ty lớn cũng dư sức.

Đầu tiên phải chú ý quan sát, vị khách nào đã từng tới đây một lần, ít nhất phải nhớ được bộ dáng của người ta trong nửa năm. Đây là kỹ năng quan sát mà người phục vụ trong quán trà lớn như Lục Vũ phải có, cũng là kỹ năng căn bản nhất.

Thứ hai, những người phục vụ trong quán trà kiểu này bất kể là nam hay nữ đều có mạng lưới quan hệ rộng rãi có thể khiến các ông chủ doanh nghiệp đời sau phải há hốc mồm.

Thứ ba, đầu óc phải linh hoạt, giỏi giao tiếp. Nếu như trong quán trà xảy ra tranh chấp, không cần người quản lí đích thân ra mặt, người phục vụ có thể lo mọi chuyện.

Hơn nữa, những người phục vụ ở những quán trà lớn kiểu vầy không cần dựa vào mức lương hàng tháng năm mươi sáu mươi tệ để nuôi sống gia đình. Hằng tháng có thể mang về nhà ít nhất một trăm năm mươi tệ.

“Đây là lần đầu ngài đặt chân tới Hồng Kông? Cho hỏi quê của ngài ở đâu?” Sau khi nghe Tống Thiên Diệu nói lần đầu tới Hồng Kông, người phục vụ quan sát anh từ trên xuống dưới, lễ phép hỏi.

Tống Thiên Diệu trả lời: “Tôi là người Triều Châu.”

Bạn đang đọc Tái Sinh Để Vươn Lên Dẫn Đầu (Tái Sinh Ở Hồng Kông Năm 1950) của Nháo Nháo Bất Ái Nháo
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi X_1010
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 11

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.