Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Hàng Xóm Mỗi Người Một Vẻ

Phiên bản Dịch · 2697 chữ

Triệu Văn Nghiệp xuống xe ở bến tàu Tiêm Sa Trớ và đi thẳng đến ga hàng hóa để bắt đầu công việc. Vì anh họ của cậu đã thi trượt kì tuyển sinh huấn luyện cảnh sát nên cậu ta càng phải chăm chỉ hơn.

Tống Thiên Diệu đứng ở bên bờ bến tàu, anh chỉ nhìn em họ anh đi tới bến hàng rồi châm một điếu thuốc. Từ xa, có thể thấy Triệu Văn Nghiệp cởi bỏ áo khoác, để trần thân trên, đến trước mặt người tính tiền công thấp giọng xin lỗi. Sau đó, người tính tiền công xua tay, ra hiệu cho Triệu Văn Nghiệp xách hai bao ở phía sau.

Công việc cu li ở bến cảng là lựa chọn hàng đầu của nhiều trẻ em nghèo thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội sau khi không vượt qua nổi bài kiểm tra của trường cảnh sát. Mặc dù đang có kế hoạch xây dựng nhà máy các nghành công nghiệp như đồ chơi, hoa nhựa và quần áo ở quận Quan Đường, khu phía Bắc và ở những nơi khác. Nhưng việc làm nhà máy vẫn còn đang khó khăn, thợ trẻ tuổi không nhiều. Vả lại khi làm việc ở đây lương tháng được trả mỗi tháng một lần, trong khi bến tàu trả hằng ngày nên có thể lấy tiền nhanh hơn. Điều quan trọng là nếu trẻ em nhà nghèo không muốn bị bắt nạt, chúng có thể xin làm việc ở bến tàu. Là một cu li, việc tìm một bang phái để tham gia sẽ dễ dàng hơn. Một khi có chỗ dựa rồi chỉ cần nộp một ít phí hoặc đồng ý đến giúp một tay khi bang phái triệu tập đánh nhau cướp bến tàu, thì chờ đến lúc mình bị kẻ khác ức hiếp cũng có người đứng ra hỗ trợ.

Tống Thiên Diệu không nhanh không chậm bước đi trên đường đến khu lán trại Gia Lâm. Nãy đang dạo trên phố, anh còn dừng lại ở một quán ven đường ăn một phần bánh cuốn, vừa ăn vừa thưởng thức những “Giảo bà” (chỉ người phụ nữ xinh đẹp) mặc sườn xám, mang tất lụa đi giày cao gót hoặc ăn vận những bộ váy thời Đường rộng lớn khoe đôi chân trắng trẻo mang guốc gỗ.

Đợi đến khi anh trở lại khu lán trại rách rưới chật hẹp, mọi người đang ồn ào huyên náo trên đường lúc thấy Tống Thiên Diệu xuất hiện, ai nấy đều không hẹn tự dưng im bặt. Những cặp mắt dòm ngó nhìn chằm chặp vào vào anh, hướng về phía anh đang bước.

Khi Tống Thiên Diệu đã đi xa, những dân nghèo ở khu lán trại mới bắt đầu chụm đầu ghé tai nhau nói: “Thật đáng tiếc cho thằng Diệu, chàng trai nổi bật nhất khu này.”

“Đúng đó, tôi còn đang muốn chờ a Diệu thi đậu cảnh sát để chăm sóc tôi.”

“Thằng ăn hại đó có làm quan cũng không quan tâm đến ông đâu. Cha mẹ cậu ta còn đó, ông lại muốn lợi dụng tiền sao? Tỉnh ngủ chưa?”

Tống Thiên Diệu đi qua hẻm nhỏ, còn chưa tới cửa nhà đã nghe tiếng mẹ mình cãi nhau lớn tiếng với ai đó. Anh cau mày, chậm rãi bước tới và thấy một nhóm phụ nữ nhà hàng xóm đang đứng trước cánh cửa gỗ rách nát nhà anh. Bên ngoài, mẹ anh đang chặn cửa, một tay bà chống nạnh, tay kia chỉ trỏ vào đám đông, miệng nói văng đầy nước bọt. Đúng là rất có phong độ khẩu chiến với đám đông.

“Chị Trân! Cho dù nói nói thế nào đi chăng nữa, a Diệu đã thi trượt kì thi nhập học cảnh sát nên số tiền kia phải trả lại. Tôi thực sự cần nó gấp!” Một người phụ nữ rung niên nói với Triệu Mỹ Trân bằng giọng sắc bén. “Thiếu nợ là phải trả, đây là lẽ thường tình.”

Triệu Mỹ Trân lập tức lớn tiếng đáp trả với bà ta, đè giọng nói của đối phương xuống: “Linh “híp”! Hôm qua là ai chủ động vào nhà tôi bỏ ra hai trăm tệ, còn nói không cần phải trả lại, đều là tâm ý của hàng xóm láng giềng cả. Chao ôi, tâm ý của cô đúng là dài thật đấy, còn chưa đủ một ngày một đêm liền muốn đòi lại tiền?”

“Chị Trân, Linh “híp” tự nguyện làm, nhưng tôi không có. Do chị năn nỉ quá nên tôi mới cho chị mượn thôi. Bây giờ chồng tôi đang bị bệnh nặng, cần tiền mua thuốc chữa.” Thấy Linh “híp" bị đẩy xuống, một người phụ nữ khác bắt đầu lên tiếng.

“Chị Như, lúc trước tôi mượn tiền, hứa nửa năm sẽ trả lại cho chị đầy đủ, lãi suất ba xu, giờ chị lại đến đòi nợ? Có cần tôi mang tấm lịch đến cho chị coi ngày giờ không?Còn nữa, chồng chị bị bệnh? Thậm chí rất nặng? Đừng giả vờ nữa, tôi vừa nãy còn thấy ông ta tán tỉnh mấy ả điếm xinh đẹp. Chị để tiền cất giữ ở chỗ tôi có khi sẽ an toàn hơn đem tiền đưa cho chồng chị để ông ta ra ngoài ăn chơi!”

“Cháu trai tôi đang đợi đóng học phí…” Môt bà già chen tới phía trước, với vẻ mặt đau khổ nói với Triệu Mỹ Trân.

Đối đãi với người già, giọng điệu của mẹ Tống Thiên Diệu vẫn kiên quyết như cũ: “Cháu trai của bà đã đi học được hai năm nhưng ngay cả tên mình nó còn không biết viết. Lấy tiền để đóng học phí cho nó? Thà nói đi mua dao gọt dưa hấu chém chết thầy giáo còn lọt lỗ tai hơn.”

“Vậy mau đem tiền trả lại cho tôi, tôi sẽ mua dao gọt dưa hấu!” Bà già gần như ngã khụy trước lời nói của Triệu Mỹ Trân. Song bà lập tức đáp trả và vẫn muốn Triệu Mỹ Trân trả lại tiền.

Những lời nói đó làm sao có thể khiến Triệu Mỹ Trân lùi bước, bà lấy tay vỗ ngực một cái: "Ôi, dì Trình, những lời như vậy mà dì cũng có thể thốt lên được sao!"

Từ sau cánh cửa, Triệu Mỹ Trân với ra một con dao làm bếp đặt vào tay bà cụ: "Cứ chém người trước đã rồi hẵng quay lại đòi tiền!"

Lúc này, Tống Thiên Diệu đứng gần cửa nhà, lạnh lùng nhìn những người hàng xóm này đang đòi nợ trước cửa. Một phần lớn trong số 3.000 đô la Hồng Kông trong túi của anh là do một số người nghe được tin anh sắp thi vào trường cảnh sát. Đúng vậy, ai nấy đều vỗ ngực nói không cần trả lại số tiền đã cho. Nhưng khi biết tin anh thi trượt, bọn họ lập tức quay lưng như chưa hề thân thiết.

Trên thực tế, nếu những người này không đến tận cửa đòi nợ, Tống Thiên Diệu cũng không có ý định lấp liếm cho qua. Bọn họ đều là kẻ có gia cảnh khó khăn, không dễ gì mới tiết kiệm được một chút tiền. Nhưng loại hành vi trở mặt không nhận thân này còn nhanh hơn cả gái điếm cởi quần áo khiến anh rất khó chịu.

Thấy đám bà tám này chuẩn bị đẩy mẹ mình để lao vào nhà, Tống Thiên Diệu bước nhanh tới trước. Anh đoạt lấy con dao kia rồi chém vào cửa gỗ. Lưỡi dao cứa vào cửa cũng hơn nửa tấc!

“Ba ngày sau, tiền sẽ được trả lại cho các người, không thiếu dù chỉ một xu. Còn bây giờ thì cút hết đi!”

Lời nói của anh kết hợp với con dao làm bếp đóng trên cửa gỗ khiến những người hàng xóm bỗng mất hồn. Có người định thần lại muốn nói tiếp nhưng giọng nói lập tức khàn đi khi thấy ánh mắt u ám của Tống Thiên Diệu.

“Về tiền nong, ba ngày nữa không cần các người đến tận cửa đòi nợ, đích thân tôi sẽ đến từng nhà gửi tiền. Nếu như còn muốn gây sự ở nhà tôi thì… Mặc dù tôi không thi đậu trường cảnh sát nhưng hôm nay tôi đã làm quen được một số người đã thi đậu ở đó, có muốn tôi mang bọn họ tới gây phiền phức cho các người trong nửa năm không?” Sau khi Tống Thiên Diệu nói xong, anh rút thuốc lá từ túi ra, ngậm một điếu thuốc ở miệng rồi quẹt diêm: “Hửm?”

“Có lời này của con, dì lập tức yên tâm. Diệu tử, dì thật sự cần gấp. Chính con đã nói rồi, trong ba ngày, dì tin tưởng con nhất.”

“Chị Trân, là Diệu tử đã nói ba ngày sau sẽ trả tiền, chúng tôi tin thằng bé.”

Đám hàng xóm bối rối nói mấy lời xã giao, sau đó phân tán thành tốp năm tốp ba đồng loạt rời đi. Chờ những người này đi mất, Triệu Mỹ Trân đang giữ cánh cửa gỗ thở ra một hơi não nề. Bà quay mặt sang nhìn thằng con trai đang phì phèo thuốc lá, bất chợt hất bay điếu thuốc trong miệng anh ra ngoài. Rồi bà xách cổ áo của Tống Thiên Diệu, kéo anh vào nhà, đồng thời chốt chặt cửa gỗ.

“Người ta thi không tốt thì mày cũng có thể thi không tốt! Nhưng vì sao người ta đậu nhưng mày lại không thể?” Đóng cửa xong, Triệu Mỹ Trân quay ra mắng con trai mình. “Bây giờ toàn bộ khu lán trại đều nhìn mẹ con ta mà cười nhạo! Rốt cuộc mày thi kiểu gì thế hả?”

Tống Thiên Diệu vừa chỉnh lại cổ áo vừa nói: “Thì thi như bình thường, người phỏng vấn cố tình nhắm vào con thì con biết phải làm sao?”

“Thêm tiền vào! Người ta muốn bao nhiêu thì mình nộp bấy nhiêu! Vốn dĩ hôm nay cha mày phải đến bến tàu bắt đầu làm việc, kết quả chờ đến lúc a Nghiệp trở lại thì cha mày bị đuổi về. Nghe tin con mình thi trượt kì thi của trường cảnh sát, ổng sầm mặt tiếp tục công việc bày sạp sửa giày ở đầu đường rồi. Cả ngày hôm nay tôi đều không đi làm, chỉ ở nhà chờ anh chạy về báo tin vui để đi khoe với hàng xóm láng giềng. Biết vậy, tôi đã đến quán trà tiếp tục rửa bát, ít nhất có thể kiếm được một ngày lương.”

“Ba ngàn tệ còn không đủ, mẹ còn muốn cho bao nhiêu? Chỉ là thi trượt kì thi cảnh sát thôi, có phải tận thế đâu? Trong trường hợp xấu nhất con sẽ kiếm được việc làm.” Tống Thiên Diệu ngồi ở trên giường của cha mình, vừa nói vừa duỗi gân cốt.

Triệu Mỹ Trân đưa tay về phía con trai mình: “Tiền đâu?”

“Đưa cho người phỏng vấn.”

“Có người phỏng vấn khốn kiếp như vậy sao? Đã nhận tiền rồi cũng không để cho mày đậu?” Nghe được lời của Tống Thiên Diệu, Triệu Mỹ Trân xém chút nữa bị tức đến ngất đi. “Tao phải ném mày ra khỏi nhà, đồ ngu! Hắn không để cho mày đậu thì còn đem tiền giao cho người ta làm gì? Bây giờ lấy gì đưa cho đám hàng xóm bà tám đó đây?”

“Con đã nói rồi, ba ngày sau sẽ trả lại tiền cho bọn họ, nhất định sẽ có. Mẹ không cần lo lắng.” Tống Thiên Diệu trả lời. Anh lấy bao thuốc lá ra, muốn hút thêm một điếu nữa.

Triệu Mỹ Trân đi tới giật lấy điếu thuốc, tự mình châm, sau đó bà nhét gần hết số thuốc lá còn dư vào trong túi: “Khốn kiếp, mua cho bản thân thì nhớ mua Lucky Strike, còn hai bất ngờ lớn để cho cha mẹ. Tiết kiệm một chút đi. Gói thuốc lá này mẹ sẽ tịch thu, vừa lúc mai đi gặp cậu mày vay tiền thì đưa cho hắn, xem hắn có cách gì giúp ta kiếm ba ngàn đô la Hồng Kông. Mày đúng là thứ ngu ngốc, sớm muộn gì tao cũng bị mày và cha mày làm cho tức chết.”

Tống Thiên Diệu nghe mẹ nói phải đi tìm cậu anh mượn tiền trả nợ, anh liếc mắt: “Không cần, con đã nói để mình con tự xử lý, con nói có là nhất định có.”

“Anh nói anh là thống đốc Hồng Kông ngày mai sẽ nhậm chức chắc?”Triệu Mỹ Trân ủ rũ nói, sau đó xoay người leo lên cầu thang gỗ cọt kẹt trên gác mái: “Buổi tối nấu cháo, giúp mẹ nhóm lửa. Ngày mai mày đi ra bến tàu nhờ a Nghiệp dẫn mày đi làm công. Ông chủ ở đó rất quan tâm nó, mày cơ trí một chút, chắc sẽ được nhận.”

Tống Thiên Diệu động đậy mắt cá chân. Anh nói: “Tối nay con không ăn ở nhà đâu, con có hẹn với một người bạn, chờ…”

Anh còn chưa dứt lời, có tiếng người gõ vào cánh cửa gỗ. Mẹ anh đang leo cầu thang nhanh chóng nhảy xuống. Bà đứng trước cửa nhìn qua khe hở xem ai đến trước khi mở chốt.

Ngoài cửa là hàng xóm của nhà Tống Thiên Diệu, nhà Lý Lão Thực bán thịt kho và dưa muối. Ông ta cùng vợ ổng thím Hồng và con gái Tố Trinh.

“Hôm nay không lên phố bán thịt kho à? Đến đúng lúc lắm, tối nay nhà tôi nấu cháo và xào cá muối. Mọi người cũng đã đến rồi vậy chúng ta cùng ăn đi, mọi người đỡ phải nhóm lửa.” Triệu Mỹ Trân nghiêng người tránh ra và mời ba người họ vào nhà.

Lý do chính khiến nhà anh thân thiết với gia đình Lý Lão Thực như vậy là vì Tố Trinh- con gái của Lý Lão Thực là bạn thanh mai trúc mã với Tống Thiên Diệu. Hai người cùng nhau lớn lên và đã hứa hôn với nhau từ năm ngoái. Lý Tố Trinh có thể coi như là con dâu tương lai của Tống gia.

Nếu mọi chuyện diễn ra như bình thường, Lý Lão Thực và thím Hồng đã sớm đồng ý. Lý Lão Thực sẽ đi thái rau om, còn dì Hồng và Tố Trinh như thường lệ giúp nấu cơm. Sau đó hai nhà quây quần quanh một bàn bắt đầu ăn cơm, những người đàn ông còn có thể uống hai ly.

Nhưng hôm nay, Lý Lão Thực không biết vì sao lại im lặng, dì Hồng đứng bên cạnh cười ngượng ngùng, còn Lý Tố Trinh thì rúc sau lưng mẹ không dám nhìn ai.

Tống Thiên Diệu đang ngồi trên giường xỏ giày, khóe miệng anh hơi nhếch lên. Quả nhiên, người thân giúp đỡ lúc hoạn nạn đâu không thấy, chỉ không thiếu những láng giềng có "hảo" tâm bỏ đá xuống giếng.

Lúc này, mẹ của anh cũng nhận ra thái độ khác thường của một nhà người họ. Sắc mặt bà lập tức trầm xuống: “Làm sao? Mấy người cũng tính đòi lại ba trăm hôm trước mới đưa phải không?”

“Nào có, nào có, ba trăm tệ kia chúng tôi đã nói đưa cho a Diệu, sao có thể lấy lại được. Mọi người đều là láng giềng thân thiết với nhau cả mà.” Thím Hồng cười nói với bà Trân. “Hôm nay chúng tôi tới đây chủ yếu muốn thông báo cho anh chị một tiếng. A Toàn ở tiệm kinh doanh bán hoa quả tháng sau sẽ cưới Tố Trinh về làm dâu. Lúc đó, mọi người nhớ tới uống rượu mừng.”

"Ta đ*t con mẹ mày." Triệu Mỹ Trân vừa nghe những lời này đã tức giận đến trợn trừng mắt.

Bạn đang đọc Tái Sinh Để Vươn Lên Dẫn Đầu (Tái Sinh Ở Hồng Kông Năm 1950) của Nháo Nháo Bất Ái Nháo
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi X_1010
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 13

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.