Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Ngành giày dép.

Tiểu thuyết gốc · 1111 chữ

Sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng kéo theo sự phát triển các ngành ngề liên quan

Ví dụ như trồng trọt bởi vật nuôi ngoài cung cấp sức kéo cho sản xuất còn cung cấp rất nhiều phân quay lại cho cây trồng đó là quan hệ vòng tròn hoàn hảo.

Có nhiều loại vật nuôi phục vụ sữa cho dinh dưỡng con người như cừu, bò, dê...

Thứ cực kì quan trọng lại chính là ngành may mặc.

Bởi ngoài việc cung cấp da, lông làm quần áo thì thứ đặc biệt quan trọng đối với những chiến binh hay cả đời sống con người là da .

Bởi da lộn chính là 1 loại xa xỉ phẩm với con người

Da lộn vốn là chất liệu được những quý ông thuộc dòng trâm anh tài phiệt người Pháp cực kỳ yêu thích. Vào khoảng thế kỷ 19, cái tên da lộn xuất hiện thông qua việc người Pháp nhập khẩu những đôi găng tay da mềm mại từ Thụy Điển. Từ đó cái tên ‘gants de Suède’ (găng tay da lộn của Thụy Điển) được nhiều người sử dụng.

Năm 1960, da lộn bùng lên là một loại chất liệu bao phủ ngành thời trang với nhiều mẫu mã thiết kế.

Đến nay, chất liệu này được nhiều nhà sản xuất đưa ra thị trường và thiết kế ra những sản phẩm nổi bật. Nó không còn chỉ được dùng cho những giới nhà giàu, quý tộc mà còn phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp. Có rất nhiều thiết kế sử dụng da lộn mà nổi bật nhất là: áo khoác, giày…

Tất cả da lộn đều giống như những loại da thông thường khác mà bạn vẫn nhìn thấy trong cuộc sống (thường là da dê và da cừu) khi đã được loại bỏ hết những tạp chất. Quá trình loại bỏ tạp chất này để lộ ra một bề mặt da mềm mại, bông xù (như tuyết) và có thể được tiếp tục phân loại hoặc cắt bỏ để đạt được chất liệu đẹp nhất như mong muốn.

Da lộn thường mỏng hơn và xốp hơn da ở trạng thái nguyên sơ, qua quá trình sản xuất nên nó trở nên mềm mại hơn da tự nhiên rất nhiều. Màu sắc trở nên sắc nét hơn da tự nhiên.

Trong đó da lộn thường được làm từ các loại động vật có lớp da dày như bò, lợn, cừu, trâu.

Bởi văn hoá người Việt xưa cho tới thời kì cận đại vẫn có thói quen đi chân đất còn người có vị thế trong xã hội thì đi guốc mộc loại này gây rất nhiều vấn đề nhất là đau chân và khá dễ hỏng vậy nên tại sao da trâu ít được làm giày vì châu Âu ít có trâu mà thường chỉ nuôi bò, cừu, heo mà thôi.

Nghĩ vậy nên Sơn cũng bắt đầu tiến hành cải tiến giày da bởi trước đây nước Việt thường sử dụng ủng da và dày da thì có lớp đế khá sơ sài, cùng với sử dụng da chuột làm giày nên khá mỏng manh, dễ bị hỏng vì thế trong 1 số cuộc chiến những chiến binh vẫn phải chịu vết thương ở chân mà chân đau không di chuyển được tức là mất sức chiến đấu không chỉ 1 người mà là 3 người vì phải mất 2 người khiêng nữa.

Để cải thiện vấn đề này, Sơn đã cho bộ kỹ thuật thiết kế các khuôn chân, về cơ bản con người nếu đi chân trần nhiều thì các ngón chân sẽ xoè ra tuy nhiên sau thời kì đi dép cũng như đi giày thì các ngón chân sẽ dần kép lại vậy nên thiết kế cơ bản từ nhỏ tới to đều phải có hết.

Khuôn chân thường được làm từ gỗ chắc sau đó các thơ thủ công sẽ dùng đục để tạo các đường vân ngang để việc di chuyển tránh trơn trượt thẳng, ở cạnh 2 bên sẽ có đường vân dọc tránh việc dẫm vào chỗ nào naò lại bị trượt ngang.

Tiếp tới lại cho các thợ rèn thiết kế các đinh gim giống hệt với ghim giấy hiện đại, nó được làm từ thanh sắt nhỏ nhọn 2 đầu và có thể đóng 2 đầu vào.

Việc cần làm tiếp là thợ mộc sẽ dùng đục và dao để tạo các hình bàn chân mẫu để các thợ thủ công sẽ làm giày theo các mẫu chân như vậy.

Khi này, các thợ thủ công sẽ dán 1 lớp da lên mặt trên của đế giày, tiếp tới dùng 1 tấm da bó theo các cạnh của đế giày sau đó lại dùng đinh ghim cố định chúng qua 1 lớp nẹp được làm bằng da giúp cho da ngoài của giày không bị tuột mất.

Sau khi đã đóng xong, các thợ sẽ cho bôi nhựa cây có tính kết dính cao vào các kẽ đã bị tạo ra kia để giảm bớt lỗ hổng cũng như giúp chúng dính lại dễ hơn.

Cuối cùng là công đoạn cắt giày tức là sẽ đo tuỳ vào khuôn giày để cắt những miếng gia hợp lí mà có thể tạo nên hình thù chiếc giày.

Giày sẽ được tạo 1 đường có thể xỏ dây vào để kéo ở 1 bên hông giúp cho người đi có thể căn chỉnh độ to nhỏ của cổ giày cho phù hợp mỗi người hơn.

Với những công đoạn như thế có thể hoàn thành hoàn hảo các mẫu giày chắc chắn và bền cho người dân Việt.

Đa phần là những chiếc giày da này sẽ được dùng những lúc trang trọng trong đời người như lễ cưới, hỏi...

Còn trong cuộc sống lao động thì Sơn vẫn ưu tiên hướng bộ kĩ thuật làm giày cỏ bởi vì tính rẻ, tiện dụng và quan trọng nhất là rẻ cùng với dễ làm, cần ít tài nguyên hơn. Đồng thời tất cả người Việt đều có thể nắm băt và làm được.

Sơn luôn biết 1 điều: 1 vật dụng phổ thông tức là tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng bình thường.

Giày cỏ này đã được cải tiến khá tốt gồm có đáy lót bằng miếng lót vải, thậm chí có lõi bên trong bằng vải cũng có thể luôn bởi sau này khi mà cỏ hỏng đi rồi vẫn có thể giữ lại vải và thay thế cỏ lên cũng như may cố định lại được.

Bạn đang đọc Nước Việt Nguyên Thuỷ sáng tác bởi [email protected]
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi [email protected]
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 92

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.