Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phát triển xứ Trấn Ninh

Tiểu thuyết gốc · 7634 chữ

Sau khi xong việc về quặng sắt cũng như huy động nhân vật lực, Sơn lại tiếp tới di chuyển về làng Trấn Ninh cùng với các thành viên đại diện của các bộ, bởi cả nước Việt chỉ có khu vực làng Trấn Ninh và xung quanh đây không bị băng tuyết bao phủ.

Vậy nên phần lớn nhân vật lực được tập kết tại đây bởi khả năng phát triển về giao thông đường thủy tuyệt vời của ngôi làng này, Sơn quyết định xây dựng đây thành trọng trấn của nước Việt.

Làng Trấn Ninh có diện tích đang sử dụng và trồng trọt là 2000ha với dân cư khoảng 20 nghìn người với kinh tế chủ yếu là trồng trọt ven sông và đánh bắt cá trên sông Cái.

Những người dân đã di chuyển xuống thành Gia Định chắc chắn sẽ được bố trí ở lại định cư tại đây nên muốn phát triển nhất thiết đó chính là bổ sung thêm nhân lực, trong khi các làng khác đã ổn định dân số vậy nên Sơn cho toàn bộ các tộc nhân mới gia nhập toàn bộ sẽ tập trung tại đây sau khi được bổ sung về tinh thần cũng như sức khỏe tại làng Trấn Biên.

Nhờ những lần trao đổi trước cũng như liên tục có những nhóm người lang thang tới xin gia nhập mà hiện tại tại làng đã có thêm 5000 tộc nhân nhưng đa phần là phụ nữ, người già và trẻ em còn nam giới chỉ có khoảng 500 người.

Nhờ những lần bổ sung lao động như vậy nên Trấn Ninh là nơi tập trung dân chúng lên tới 50.000 người. Chia đều thành 10 ngôi làng và toàn bộ các ngôi làng này đều nằm cạnh sông hoặc các nhánh sông của con sông Cả rộng lớn.

Đa số dân cư được tập trung từ rất nhiều bộ lạc nhỏ lại hình thành nên cụm dân cư đa dạng về hình dáng, chủng loại cũng như mã gen, cũng từ những điều này mang lại kiến thức tổng hợp phong phú đa dạng đó chính là đặc điểm chung của các làng Viêt lấy trung tâm là những người gia nhập trước làm tiền đề để phát triển ra.

Mỗi làng đều có 1 vị trưởng làng là người bắt buộc phải biết chữ cũng như là người xuất phát từ các bộ lạc ban đầu tham gia nước Việt.

Ngoài ra quân sự các làng thì hình thành từ khối dân quân tự vệ, theo đó tuyển chọn từ những thành viên khoẻ mạnh theo hình thức trú binh ưu nông. Đội dân quân này thường làm nhiệm vụ săn bắn cũng như tuần tra lãnh thổ của làng phụ trách. Trong trường hợp nước Việt tổng động viên thì những người này sẽ tham gia nhập ngũ sớm.

Trong làng có hệ thống ban bệ phụ trách gồm: luật pháp, trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật, rèn. Nhằm giúp cho các làng đều có thể tự sản xuất các vật dụng thiết yếu như cung tên, dao, búa, liềm.... xe sợi, dệt áo... vậy nên từ ban đầu Sơn đã thống nhất với các bộ phân chia những người có năng lực đến từng làng ở đó giúp đỡ cư dân cũng như hoà nhập tại nơi này.

Nhờ điều này khiến cho các công việc trong làng diễn ra khá trôi chảy chứ không đến nỗi chỉ vì 1 việc nhỏ mà con người phải đi mất cả ngày tới lò rèn của khu vực lấy dụng cụ hay là đi cả ngày để lấy được chiếc áo.

Khả năng sản xuất của mỗi làng là khác nhau sẽ tuỳ thuộc vào khả năng quản lý, sản xuất của con người cũng như nguồn tài nguyên tại đây.

Về lâu dài khả năng sản xuất, vận động sẽ quyết định tới kinh tế các địa phương khác nhau cũng từ đây mới có thể hình thành thương nghiệp cũng là lí do để phát hành đồng tiền Việt.

Về cơ bản Trấn Ninh là vùng đất thiên về trồng trọt, sản xuất của cả nước nhưng cũng có 1 số làng có các mỏ quặng nhỏ như quặng sắt, quặng đồng thậm chí còn có các mỏ than đá mà người dân trong quá trình khám phá đã tìm ra thế nhưng quy mô khá bé chỉ đủ phục vụ cho sản xuất tại địa phương mà thôi.

Về các quan chức trong hệ thống nước Việt không phân biệt giới tính hay tuổi tác mà chỉ phân biệt bằng năng lực mà thôi.

Tại các vị trí trưởng làng hay các nhân viên của từng làng đó cũng là nơi thể hiện năng lực theo đó nếu như làng này trong thời gian ngắn phát triển hơn làng khác thì những người quản lý ở đây sẽ được thăng cấp lên quản lý khu vực nhằm cho tài năng của họ được thi triển, không lãng phí nhân tài.

Mất cân bằng giới tính trong độ tuổi trưởng thành này rất không ổn nhưng đối với nước Việt thì vẫn chịu đựng được bởi có rất nhiều công việc riêng đê phù hợp với từng người kể cả người già.

Cũng vì hiện tại các làng khác đang bị băng tuyết che phủ vậy nên lượng lớn lao động được tập trung tại đây nhằm phục vụ mục tiêu của Sơn chính là xây dựng vựa rau, lương thực của cả nước. Đây gọi là lao động thời vụ nhằm phát triển dân số của khu vực Trấn Ninh này lên tới 70.000 người trong thời gian ngắn.

Mục tiêu đó là trong thời gian ngắn khai phá cũng như canh tác thêm nhiều diện tích đất trống.

Với tốc độ trung bình mỗi nhóm 10 người làm những công việc:

-Chặt, phát, đào gốc rễ, dọn dẹp cây dại, đá.

-Cày bừa, đánh luống.

-Rải phân

-Gieo giống

-Lấp luống

-Tưới nước.

Trung bình 1 nhóm như vậy có thể hoàn thành 500m trong 1 ngày với sự giúp sức của 1 con trâu hoặc 2 con bò dùng để cày, bừa.

Như vậy với 70.000 người thì có 50.000 người sản xuất có thể cấu thành 5000 nhóm có thể trồng mới được 2.500.000m2 tương đương 250ha/ 1 ngày làm việc.

Như vậy trong 2 tháng mùa đông có thể trồng mới được 7500ha.

Đây là diện tích cực khủng bởi dù sao Trấn Ninh cũng là vùng sản xuất quanh năm của nước Việt, đây sẽ là vựa lương thực cho cả nước.

Vậy nên ngoài việc phát triển diện tích trồng thì cũng cần phải quy hoạch bởi vì ngay gần sông nên việc chắn gió cho các làng là tất yếu để tránh việc gió bão làm ảnh hưởng tới cuộc sống mỗi người.

Cây trồng của các làng có nhiều loại nhưng sẽ xoay quanh những cây chủ lực phân bố như:

-Luỹ tre: được trồng bao quanh làng cũng như để chắn gió cực nhiều bởi nó ngoài chắn gió còn là nguyên liệu trong đời sống con người Việt, tre có cực nhiều tác dụng vậy.

-Cây ăn quả: Loại cây này được trồng ở trên đồi cao bởi đặc tính rễ cọc ăn sâu sẽ giúp cho việc giữ nước thay thế cây rừng khá tốt bởi nó cũng là cây lâu năm.

-Cây gai: Trong thời gian chưa có lượng giống để trồng cây ăn quả thì sẽ sử dụng cây gai trồng ở khắp nơi còn trống nhằm chống xói mòn đất cũng như làm nguyên liệu trong sản xuất vải sợi gai.

-Cây dâu tằm: Loại cây này thường được trồng ở vùng đất thịt để cho thu hoạch lá quanh năm, cây được chăm sóc rất tôt, bón nhiều phân chuồng để phục vụ việc chăn nuôi tằm lấy kén đó là công việc lâu dài.

-Cây chuối: cũng là loại cây đa dụng thường được trồng gần khu dân cư bởi đặc tính đa dụng của chúng có thể tận dụng 100% cũng như là loạ trái cây cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể người. Chuối được trồng hầu như khắp nơi gần với các loại cây như làm bóng mát ngoài đồng, bờ ruộng dâu.... bởi nó không bóng cao cũng như không chiếm ánh sáng của loài khác.

-Cây lương thực: Tại từng khu vực địa hình sẽ chọn các loại giống lương thực trồng nơi đây. Ví dụ như: ruộng trũng thì trồng lúa nước, ruộng cao thì có thể trồng ngô, trồng lúa mì, khu vực đất thịt thì lại trồng các loại khoai lang, khoai tây, sắn, khoai môn

Với mục tiêu trồng khắp mọi nơi không được để phí đất nên gần như tất cả mọi chỗ đều được trồng để phục vụ nhu cầu con người.

Với năng suất trung bình 10 tấn/ha như vậy kết thúc mùa đông có thể thu hoạch được 75 nghìn tấn lương thực phục vụ cả nước.Với lượng lương thực như vậy đủ phục vụ nhu cầu của cả nước 100.000 người trong 2 năm cũng có nghĩa rằng lượng lương thực đó có thể đủ phục cho tốc độ tăng dân số của nước Việt mà không ảnh hưởng tới dự trữ lương thực quốc gia.

Tuy nói vậy nhưng để sản xuất lượng diện tích đó cũng cần rất nhiều nhân lực nhất là giai đoạn thu hoạch bởi khâu sơ chế bảo quản.

Tương đương với sự phát triển trồng trọt sẽ sản sinh ra rất nhiều phụ phẩm cho chăn nuôi, đây cũng là nguồn thức ăn cực lớn cho vật nuôi giúp tốc độ phát triển đàn nhanh chóng bởi đa phần các loại phế phẩm như lá chuối, thân chuối, lá thân rễ khoai lại trở về làm thức ăn cho chúng.

Mô hình chăn nuôi, trồng trọt là 1 chuỗi khép kín phục vụ lẫn nhau có chăng bị thất thoát bởi con người nhưng may mắn thời kì này con người chưa sử dụng nhiều hoá chất nên vẫn có thể tái sử dụng phân bón cho cây.

Sơn cũng từng nghĩ tới việc xây dựng mô hình VAC để cung cấp tuần hoàn phụ vụ sản xuất tốt hơn thế nhưng mô hình VAC ở hiện tại chỉ có thể áp dụng ở 1 số nơi có ao hồ sẵn mà thôi chứ không áp dụng cả nước được bởi để đào ao được thì tốn rất nhiều công sức chứ không nhỏ vậy nên việc này sẽ diễn ra trong tương lai cũng như là mục tiêu lâu dài của các làng nhằm tích trữ nước cũng như có thêm nguồn thực phẩm từ động vật thuỷ sinh.

Không những con người mà toàn bộ 1 hệ thống vận hành đầy đủ gồm thợ thủ công, thợ xây dựng, chuyên gia nông nghiệp, săn bắn, quốc phòng cũng được xây dựng hệ thông tại đây nhằm phản ứng nhanh trước các diễn biến của thời tiết cũng như mùa vụ.

Tại đây hệ thống lò rèn đồ sắt, đồ đồng cũng được dựng lên nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Về quặng thì sau khi được lấy ra thì làng Thái Nguyên cũng đã tổ chức cho đội ngũ nam nhân đập vụn để giảm công vận chuyển cũng như vứt đi các phần không chứa quặng sắt vậy nên rất tiện cho các xe trâu vận chuyển qua.

Làng Trấn Ninh có 2 thứ đặc sản chính là tre và cây chuối, 2 loại cây này đều là những cây đem lại rất nhiều tác dụng trong đời sông của người Việt.

2 thứ đặc sản này được tận dụng và vận chuyển đi khắp cả nước phục vụ đời sống người dân Việt.

Nhất là trong công tác đóng bè nhằm săn bắt cá tại các khu vực bởi tre là 1 thứ phao cực nổi trong khi thân chuối lại có thể tách ra làm dây buộc cực chặt.

Ngoài ra, cây tre còn phát huy hiệu quả cực lớn ở các công trình xây dựng bởi tính dẻo dai và nhẹ của cúng có thể sử dụng trên cao hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng cây gỗ quá nặng tạo áp lực cho bên dưới.

Tre còn có tác dụng trong việc làm xà nhà, lợp mái... ngoài ra thợ săn cũng có thẻ dùng tre để làm cánh cung, mũi tên thậm chí tre già còn được tận dụng để làm bẫy chông trong việc săn bắt thú cũng như các chiến binh sử dụng để thiết lập bẫy ở vùng biên.

Tre có tác dụng lớn nhất chính là dùng đan lát các vật dụng thủ công mỹ nghệ như giường, chiếu, mành, đũa… ngoài ra với đặc điểm thân thẳng thì nó còn được dùng rất nhiều trong việc dựng nhà cũng như làm vũ khí…Ngoài ra có 1 thứ cây tre mang lại mà thời đại này không thể làm ra chính là máng nước hoặc ống nước bơi đặc tính rỗng ruột của chúng chỉ cần đục thủng các mắt bên trong như vậy có thể mang nước tới tất cả người dân sinh hoạt.

Măng tre còn là 1 loại thực vật có thể ăn rất ngon bằng cách chế biến như luộc xào, phơi khô…

Cây chuối cũng có rất nhiều tác dụng trong nông nghiệp mà đặc biệt toàn thân cây chuối đều dùng được.

Củ chuối có thể nấu ăn các món hầm, hoặc khi chán có thể đem nấu cho gia súc ăn.

Thân chuối thì có 2 tác dụng 1 là làm thức ăn cho vật nuôi rất tốt mà trâu bò, lợn, gà, thỏ đều thích ăn. Tác dụng thứ 2 chính là xe sợi làm vải nếu không dùng làm vải thì lại có thể xe sợi dùng làm dây thừng cũng rất hiệu quả, dây thừng bằng chuối làm ra có độ bền cao, dẻo dai.

Quả chuối khỏi phải nói đây là 1 loại quả ăn cực ngon ngọt lại tốt cho cơ thể.

Hoa chuối cũng vậy thường hay sử dựng làm các món nộm, món canh còn chưa đủ cho con người ăn uống.

Chính vậy nên việc nhân giống 2 loại cây này là điều tiên quyết.

Đối với tre, Sơn hướng dẫn cho tộc nhân chặt những thân cây già sau đó trồng dọc theo ven sông, ven đường, bờ rao các làng… Cây tre sau này sẽ mọc thành bụi và phát triển thành nhiều cây tre hơn nữa, với đặc tính rễ tre ăn rất sâu nó có tác dụng là chống xói mòn cực tốt đồng thời bụi tre dày còn giúp cho việc cản trở dòng nước giúp chúng chảy chậm ít gây ảnh hưởng tới thôn làng.

Bằng cách này cây tre đã được nhân giống trồng khắp nơi trên khu vực làng Trấn Ninh chạy dọc theo tuyến sông trồng tới thành Gia Định mặc dù sẽ có cây chết do trồng mùa đông ở vùng lạnh quá nhưng ai biết được chỗ nào sống hay không, nhiều công lao động nên cứ thế trồng ra nhiều sống thì tốt vậy.

Những cây tre này năm sau sẽ là những vật liệu quan trọng trong đời sống cua dân cư nước Việt.

Về phần cây chuối ở đây có tới 3 loại chuối đều ăn được và khôn có hạt như chuối rừng, chúng được Sơn cho người đánh từng cây con ra sau đó trồng tại rất nhiều nơi thậm chí có thể trồng thành 1 rừng, chỉ cần những cây chuối này có đủ nước và phân bón dinh dưỡng thì gần 1 năm sau đã có thể cho quả thủ hoạch cũng như cây con làm giống đồng thời các thân chuối sẽ được chuyển tới các làng nhằm phục vụ nhu cầu chăn nuôi của cả nước.

Toàn bộ cây cối lớn nhỏ trong khu vực quy hoạch ruộng sẽ được chặt gọn gang, sau đó sẽ được gom lại thành đống lớn tiếp theo để sau 5 ngày khí hậu khô thì khi đó chỉ cần mồi 1 ít cỏ khô nữa như vậy có thể đốt cháy cũng như dọn dẹp gọn. Những gốc cây còn sót lại nếu nhỏ thì sẽ được đào lên còn nếu lớn thì sẽ bị chết dần bởi các mần non lên cũng bị tiêu diệt vậy.

Chỉ để lại các cây lớn ở các vị trí tạo bóng mát chứ không phải là chặt trụi lủi khiến cho dân chúng khổ sở vào mùa hè nóng nực.

Sau khi đốt cháy để sau 3 ngày lại cho trâu vào bừa cho nhỏ đất lại bởi lúc này đất rất khô, cứng, khó để cày. Sau khi bừa xong lại cho trâu vào cày tiếp như vậy đất vừa min nhỏ, lại đảo đều được chất dinh dưỡng đồng thời khiến cho đất tơ xốp thêm.

Bời vì diện tích quá rộng có những nơi có suối và có nơi không có sông suối nên chấp nhận hiện tại chưa thể xây dựng hệ thống thủy lợi cho đồng ruộng được. Việc đó sẽ phải để vào vụ xuân năm sau. Tuy nhiên cây vụ đông thì nước Việt có chính là khoai tây và cây lúa mì.

Cây khoai tây vốn dĩ là cây vụ đông cùng với đó nước Việt đã canh tác loại cây này 2 vụ rồi nên rất có kinh nghiệm chăm sóc thời điểm nào nên tưới nước, nên vun gốc…

Ngoài ra với lượng lớn vật nuôi thì nước Việt cũng đã thứ đạm giúp cho cây phát triển nhanh đó chính là nước tiểu hòa với nước phân của đám lợn, thỏ, trâu, bò, lừa, ngựa.

Loại nước phân này có chưa rất lớn vi khuẩn cũng như đạm động vật, tưới thứ này lên cây nếu như cây bé quá có thể dẫn tới tế bào cây phát triển quá mức làm vỡ thành tế bào lúc này vi khuẩn xâm nhập mới gây nên hiện tượng chết non. Biết điều đó nên Sơn đã hướng dẫn các chuyên gia nông nghiệp cây phải sau 3 tuần tùy thể trạng mới có thể tưới nước này.

Ngoài ra, thời gian đang ở đây cũng là lúc Sơn hướng những thợ mộc thành thạo từ bộ kỹ thuật bắt tay làm thuyền. Cùng với 5 nghìn nhân công đa phần là những người khéo tay được lựa chọn.

Thuyền có nhiều loại từ thuyền độc mộc được làm từ 1 cây được khoét rỗng bên trong.

Thuyền 3 lá được ghép từ 3 mảnh ván.

Thuyền lớn được ghép từ rất nhiều miếng gỗ lại với nhau.

Thuyền buồm: đa phần loại thuyền này dùng đi biển.

Chiến hạm phương đông: loại chiến hạm này đa phần sử dụng trong sông hồ nên đáy tròn, chịu gió ít, có phần đài cao trên dành cho các người chức vị quan trọng ở cũng như tôn quý ở trên, loại thuyền này nếu đem ra biển thì rất nhanh bị lật do phần đài quá cao và đón gió cùng với đó đáy tròn nên khó giữ thăng bằng trên biển sóng gió lớn.

Chiến hạm phương tây: đây cũng là thiết kế chiến hạm hiện tại bởi đa phần đáy nhọn, trọng lượng dồn vào đáy, phần đài thấp có thể nói là không có vậy nên gần như không có khả năng bị lật trừ khi gặp tai nạn như đâm đá ngầm… Loại này nhìn không sang trọng nhưng cực kì hữu dụng bởi đa phàn thiết kế cơ bản vẫn được giữ đến hiện nay.

Về thuyền độc mộc dễ làm nhất nhưng cũng chính là thứ tốn gỗ nhất vậy nên Sơn ưu tiên cùng với đám thợ mộc mày mò làm thuyền loại khác. Kiếp trước của hắn là người miền núi nên làm bè vượt lũ lụt thì còn biết chứ làm thuyền lại chỉ biết kết cấu lại chưa làm bao giờ. Nhưng dù sao thì hắn cũng biết được kết cấu của thuyền.

Đầu tiên Sơn hướng tới làm thuyền cỡ bé.

Vật liệu quan trọng nhất để làm thuyền chính là các cây gỗ lớn chắc chắn, được tuyển chọn từ các cánh rừng xung quanh trong khu vực, yêu cầu rất đơn giản là chúng phải thật chắc chắn.

Những cây gỗ sau khi chặt về sẽ được cưa thành những tấm ván gỗ dày 2.5cm và dài khoảng 5m.

Những cành bé hơn cũng được tuyển chọn kĩ càng để nguyên thanh tròn hoặc được cắt đều 4 cạnh thật vuông vức những thanh này sẽ được phơi khô sau đó lại được đem vào nồi hấp gỗ sau đó lại đem ra uốn theo hình mong muốn.

Ngoài ra các vật dụng không thể thiếu gồm có : dao, rìu, cưa, đục,dùi, đinh sắt.

Còn có rất nhiều dây thừng và nhựa cây tràm được lấy xung quanh đó bởi nhựa tràm có 1 đặc tính rất bám dính và khi phủ lên bề mặt có thể tạo thành 1 lớp bảo vệ gỗ cũng như thuyền không bị ngấm nước cực tốt.

Những vật dụng được chuẩn bị trước khi làm, sự chuẩn bị luôn không thừa thãi đối với công việc như thế sẽ giảm được rất nhiều công sức cũng như thời gian lao động.

1 xưởng đóng tàu được thiết kế ven sông đã dựng sẵn cầu tàu cũng như nền được đổ đá và láng xi măng sẵn sàng.

Thuyền được cấu tạo từng phần bao gồm

1, Xương sống thuyền: Được chọn từ 1 thân cây chắc chắn hoặc nối lại tuy nhiên phải thật chắc chắn, tuy nhiên các thuyền đều có xu hướng cong vút lên 2 đầu để tạo không gian choán nước vậ nên 2 đầu này lại được phơi khô sau đó cho vào nồi hấp hơi nước uốn cong sau đó lại được giữ dáng đó phơi khô để rắn chắc.

2, Khung thuyền: đây là phần gỗ sẽ được dùng nồi hấp uốn lại thành hình ôvan với các kích cỡ to nhỏ dần theo kích cỡ của thuyền. Thường 1 con thuyề sẽ được đặt tối thiểu là 3 khung nếu như nó cao lớn thì lượng khung này cũng được đặt nhiều thêm.

  1. Xương thuyền: đây là những thanh gỗ được dùng nồi hấp uốn lại thành hình cong nhằm mục đích gắn kết bộ phận xương sống và khung thuyền.

4, Phần vỏ thuyền: Phần cuối cùng chính là vỏ thuyền sẽ được ghép dần dần từng miếng gỗ vào để ghép kín thuyền chắc chắn, để không bị rỉ nước vào thì Sơn lại cho mọi người dùng dây thừng đóng vào các vết đó sau đó lại dùng nhựa cây có tính kết dính cao phủ lên cũng như nhét vào thật chặt sau đó lại dùng lửa hơ qua để chất nhựa bám dĩnh kĩ vào các vết nối nhằm giảm khả năng bị rò, như vậy cơ bản 1 con thuyền đã hoàn thành.

Do đa phần thời gian thuyền phải ngâm nước nên gỗ rất nhanh hư hao vì vậy lại 1 lần nữa vỏ thuyền cũng như các mặt trong, ngoài của thuyền lại được quét 1 lần nhựa cây vào, nhờ lớp keo này phủ bên ngoài khiên cho thuyền được bền hơn cũng như là 1 lớp vỏ chống việc rò nước so với việc không được phủ.

Trên thuyền sẽ được thiết kế 1 căn nhà nhỏ để trong này sẽ là nơi ngỉ ngơi tạm thời cho những người đặc biệt trong chuyến đi, ngoài ra trên thuyền cũng được thiết kế 1 góc nhỏ dành cho nấu ăn.

Lớp thuyền đầu tiên Sơn thiết kế là chiếc đơn giản nhất chỉ cao 1m rộng 2m dài 5. Đây là thuyền cỡ nhỏ bởi nó cũng sẽ yêu cầu thấp hơn về các yêu cầu kĩ thuật. Thế nhưng nó có đủ cả bộ phận của thuyền trừ phần nhà trên thuyền vì chúng quá nhỏ. Nhờ làm chiếc thuyền nhỏ này mà đa số các công nhân cũng như kĩ thuật của xưởng đóng thuyền đều nắm được quy trình làm thuyền cơ bản cũng như các công đoạn tuyển chọn gỗ cho tới hấp gỗ cũng như uốn xương thuyền.

Lớp thuyền đầu tiên này cũng được đánh mã số TNIN và đánh số từ 1 tới 50 bởi làm được 50 chiếc thuyền, sau đó những thyền được làm tại xưởng này đều được dánh mã số cũng như gắn số để di chuyển trên sông ví dụ : TNIN 01, TNIN 02( Trấn Ninh Nhỏ 01)

Việc đánh số trên các con thuyền cũng giống như biển số xe giúp cho việc kiểm soát các hoạt động giao thông tốt hơn tránh các phần tử xấu lợi dụng chúng làm điều phi pháp.

Lớp thuyền thứ 2 được sản xuât là cỡ vừa TNIV và đánh mã số, đây là loại thuyền chuyên chở hàng hoá và con người di chuyển đường sông có chiều cao 4m, chiều rộng nhất của thuyền là 6m và chiều dài là 15m.

Để làm lớp thuyền cỡ vừa này, Sơn đã phải chuẩn bị rất nhiều bao gồm làm giàn để thuyền, hệ thống ròng rọc để giảm trọng lực cho giàn.

Cùng với đó xương sống thuyền cũng được lấy từ thân cây cực lớn và chắc chắn, thuyền có phần đầu nhọn và phần đuôi thì lại bằng để giúp giảm lực cản nước.

Ngoài việc trên thuyền thiết kế nhà trú còn có thiết kế thêm cột buồm và buồm đón gió để giúp cho thuyền lợi dụng sức gió mà di chuyển. Ngoài ra, khi không có tận dụng được sức gió thì thuyền sẽ di chuyển bằng nhiều mái chèo ở 2 bên thuyền, mỗi bên có 5 mái chèo, phần đuôi thì thiết kế bánh lái để định hướng thuyền.

Với loại thuyền này có đáy sây có thể đi ở vùng nước lớn cũng như vùng ven biển chứ không khám phá đại dương được. Thế nhưng muốn thiết kế thuyền lớn không phải muốn là làm được mà đòi hỏi rất nhiều kĩ thuật phát triển tương đương vì vậy nên phải thuần thục các cấp độ dễ hơn trước.

Vì độ khó cao cũng như khối lượng công việc nhiều như vậy nên cả đội 5000 người chỉ làm đúng 5 chiếc thuyền cỡ vừa này thôi bởi Sơn suy ngĩ rất đơn giản, nếu như đi trên biển sóng gió lớn có thể liên kết các thuyền để tránh bị lật.

Cuối cùng là lớp thuyền cỡ lớn có kí hiệu TNIL

Chiếc thuyền lớp lóp Sơn thiết kế có chiều dài 20m rộng 8m cao 5m: đây chỉ là 1 con thuyền cỡ lớn để đi lại cũng như vận chuyển bởi đoạn sông từ làng Trấn Ninh về tới làng trung tâm hiện tại con sông cũng không lớn, không sâu vậy nên không thể đi thuyền lớn mà bắt buộc phải đi thuyền nhỏ. Với thuyền này sau khi thả xuống nước sâu thì có nổi trên mặt nước được 1,5m còn chìm 3.5m. Sau đó Sơn liên tục cho người đi lên thuyền để thử trọng tải, như vậy cứ liên tiếp từng người đi lên cho tới khi thuyền chứa được 100 người mới thôi, với trọng lượng trung binh những người này nặng 60kg vậy nên thuyền này trọng tải cũng chính là 6 tấn. Từ đó, để người phụ trách thuyền có thể biết được khả năng của thuyền.

Tuy nói thì rất đơn giản thế nhưng để làm được 50 thuyền nhỏ, 5 thuyền vừa và 1 thuyền cỡ lớn kia nhưng cũng phải tiêu tốn thời gian của đội ngũ 5000 người trong 2 tháng làm việc chăm chỉ, nhờ đó mà tốc độ vận chuyển cũng như đánh bắt cá tại khu vực sông Cả đã tăng về số lượng cực lớn, bình thường mỗi ngày dọc tuyến sông chỉ thu hoạch được 100 tấn cá thì hiện tại, mỗi ngày dọc tuyến sông cả có thể thu hoạch tới 200 tấn cá và cũng dùng thời gian tương đương vậy.

Không những thế trước kia di chuyển từ Trấn Ninh tới Gia Định mất 10 ngày mới tới nơi nhưng hiện tại chỉ mất 5 ngày đi và 5 ngày trở lại bởi tận dụng hướng gió thổi mà giảm được đáng kể thời gian di chuyển.

Nhiều người cứ nghĩ làm thuyền dễ lắm nhưng không chỉ khi hiện tại đã có đồ sắt, dao, cưa, đinh sắt mới có thể làm chứ đồ đồng nếu đóng vào gỗ liền sẽ quắp lại ngay.

Có kinh nghiệm từ chiếc thuyền đầu tiên, Sơn liền yêu cầu bộ kĩ thuật trong mùa đông năm nay phải làm xong 2 con thuyền đồng dạng và 1 con thuyền cỡ lớn dài 30m rộng 8m, cao 8m. Đây chính là chiếc soái hạm hiện tại dùng để biểu trưng sức mạnh cũng như đi tới những vùng xa xôi hơn mà mang được đầy đủ dụng cụ.

Hơn nữa, tất cả chiếc thuyền được thiết kế bởi Sơn đều là loại thuyền đáy nhọn như thế có sự ổn định hơn khi gặp gió so với thuyền đáy bằng. Đây cũng là tiêu chuẩn đóng thuyền đi biển sau này của nước Việt.

Nói thì dễ thế nhưng đóng 1 chiếc thuyền lớn không phải là chuyện đơn giản bởi ngoài việc đóng ra thì còn phải chọn địa hình đẹp để thiết kế giá cho thuyền lại tiếp tới sử dụng hệ thống dây treo để di chuyển thuyền trong giai đoạn đóng. Tuy nhiên có sức người mọi thứ đều có thể hoàn thành được chứ không phải vấn đề khó khăn.

Về lâu dài Sơn đang hướng bộ kỹ thuật nghiên cứu tạo ròng rọc và quan trọng nhất ở đây là các con bi bởi đây là chi tiết khó nhất còn khi có ròng rọc sẽ giảm cực nhiều công lao động bởi cơ năng của ròng rọc sẽ được tận dụng rất nhiều.

Lúc này việc cẩu hàng từ dưới sông lên bờ thì Sơn vẫn đang chỉ đạo sử dụng cần cẩu đây là 1 thiết kế cực kì đơn giản gồm 1 thân cây dài chắc chắn sau đó được buộc sợi dây ở giữa sau đó treo lên 1 giá cao như vậy khi cần cẩu hàng từ dưới lên trên bờ thì đầu này chỉ cần 1 người nặng khoảng 60-70kg là có thể vận hành chuyển khối hàng nặng 200kg lên nhờ cơ chế đòn bẩy rồi.

Đồng thời để cải tiến dần phương pháp thay thế cho cánh buồm, Sơn đã yêu cầu bộ kĩ thuật nghiên cứu về bánh xe cũng như hệ thống bi bởi nếu như nghiên cứu thành công bánh xe cũng như áp dụng viên bi có thể giảm ma sát cũng như áp dụng cho con thuyền sử dụng làm chân vịt đẩy hiệu quả hơn so với việc dùng mái chèo rất nhiều.

1 con thuyền cỡ lớn kia chỉ cần 2 người ngồi đạp tương tự như xe đạp là có thể vận chuyển con thuyền tương đương với 10 tay chèo rồi và lại giảm cực nhiều sức lực của đội ngũ cũng như giảm được vấn đề không gian cho các tay chèo nữa.

Về hiện tại có thể bỏ qua vấn đề hệ thống bi thế nhưng với trình độ luyện kim hiện thời lại chưa thể làm được ra xích sắt, việc này vẫn còn thời gian khá dài vậy nên Sơn chuyển hướng sang sử dụng hệ thống bánh răng bởi như vậy sẽ thay thế phần nào được vòng xích và cũng đảm bảo vậ chuyển tốt tuy sẽ vướng hơn rất nhiều.

Cũng vì vấn đề này mà Sơn cũng mất cả ngày để cùng ngồi với những nhân tài trong bộ kĩ thuật nghiên cứu chế tạo bánh răng hợp lí với con thuyền, số lượng bánh răng cũng như độ lớn bao nhiêu là phù hợp để chạy trơn tru.

Các công cụ sẽ được cải tiến dần nên Sơn cũng không vội vàng với lại hắn cũng không phải là con người am hiểu nhiều về mặt này vậy nên hắn để các thành viên bộ kĩ thuật từ từ nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp mà thôi dù sao thì mọi kết quả thành công cũng phải đúc rút từ nghiên cứu và thử nghiệm.

Nắm trong tay tất cả trang thiết bị lại có lực lượng nhân công đông đảo nên việc này cũng sẽ không là khó khăn đối với bộ kĩ thuật này nhất là lúc này con người mới được khai sáng văn minh lại càng ham học hỏi hơn nữa.

Xong việc đề ra ý tưởng làm thuyền vậy, Sơn cũng không trở về làng chính được mà lại phải tất bật ra đồng ruộng xem bộ nôn nghiệp đang triển khai, bởi đây là mùa đông trồng trọt, bộ nông nghiệp vẫn sẽ có những điều họ chưa biết ví như vấn đề nấm bệnh mùa đông bởi với cây trồng thì sâu sẽ có thiên địch tới tiêu diệt nhưng nấm bệnh lại khác, thiên địch có nhưng tốc độ phát triển sẽ rất chậm so với các loại bệnh trên cây.

Trong lúc ra bãi sông để xem xét đất đai cho cây trồng, Sơn lại phát hiện thứ quan trọng nữa chính là kén tằm, có rất nhiều kén tằm ở đây phải có tới hàng trăm kén mà toàn bộ ở đây đều chưa nở ra.

Ngay lập tức hắn gọi Ki: Ki mau gọi người nhặt những kén sâu này về, thật cẩn thận đừng để chúng bị hỏng mất! hỏng 1 kén ta đánh 1 gậy đó!

Ngay lập tức cả chục người xúm vào nhặt từng kén cho vào trong gùi thật nhẹ nhàng, có mấy tên trong bộ kĩ thuật còn thắc mắc: đức vua! Nhặt kén sâu làm gì vậy?

Bọn chúng đều biết mỗi khi Sơn giao việc gì đều có công dụng của nó, thân làm người trong bộ phận nghiên cứu thì tính tò mò về cái mới còn cao hơn nhiều so với người thường bởi đó không chỉ là công việc mà còn đó là vinh dự, tương lai của cả đất nước.

Ở 1 đất nước mà hừng hực khí thế làm việc thì ai không có việc để làm cũng như cống hiến cho đất nước thì người đó lại bị người khác chê bai, tại đây người ta không lấy giàu sang làm thước đo mà lấy những huy chương cống hiến làm vinh dự được cả nước công nhận.

Sơn vui vẻ cười, chỉ vào chiếc kén rồi nói: từ kén này sẽ có thể tách thành sợi sau đó dệt quần áo mặc tốt hơn sợi gai nữa.

Nhưng những kén này chưa thể làm vải được hiện tại cần phải nhân giống đã, thế nên những kén này về để vào nơi khoáng mát, để nhiều các canh cây và lá dâu này xung quanh để chúng ra sẽ đẻ lên đấy.

Nói đoạn, sơn chỉ về những chiếc lá xanh hình răng cưa ở ngay gần đó, đây chính là dâu tằm, ngoài lấy lá nuôi tằm thì còn có cho quả để ăn cũng như làm thuốc rất tốt ngoài ra vỏ cây của chúng khá dai có thể làm dây thừng rất tốt.

Tuy nhiên phát hiện thêm 1 loại cây cũng chính là thêm 1 việc đó chính là cần phải trồng thêm cây dâu.

Đã xác định rằng cây dâu chỉ tồn tai được ở vùng này do nó là loài cây nhiệt đới vậy nên nơi trồng dâu nuôi tằm cũng chi có làng Trấn Ninh.

Vì cây dâu cũng cần diện tích lớn vậy nên diện tích ngô và các loại cây khác được giảm lại ưu tiên cho cây dâu.

Theo đó, cây dâu được trồng khắp mọi nơi từ ngoài bãi cho đến khu đất hoang cho tới bờ rào… miễn sao có nhiều ánh sáng bởi có đây là loài ưa ảnh sáng. Cách trồng rất đơn giản chỉ là lấy 1 đoạn thân cây không quá non cắm xuống đất thì sau đó sẽ mọc lên những cây dâu mới, để tận dụng tối đa số giống thì Sơn đã cho chặt thành từng hom dâu chỉ dài 20cm mà thôi.

Nuôi tằm thì lại cần đến nong tằm, nước Việt đã thành thục công việc đan lát vậy nen việc đan 1 chiếc noong lớn có đương kính 1m không có gì là khó khăn.

Lại thêm nữa chính là chiếc giá, nong tằm sẽ được đặt trên giá chia thành từng tầng vậy nên sẽ đặt được nhiều noong hơn, sau đó đặt trong gian nhà khá thoáng mát cũng như không bị mưa gió và thiếu ánh sáng.

Vậy nên các công đoạn cũng đã được Sơn hướng dẫn cụ thể tới cả cách nuôi và vật nuôi cũng đã được chuẩn bị kĩ.

Việc nuôi tằm này được giao cho Bộ kỹ thuật chủ trì có sự giúp đỡ của bộ xây dựng để dựng nên các căn nhà rộng lớn cho nuôi tằm cũng như nhân công do Bộ Nội Vụ sẽ sắp xếp.

Nhà nuôi tằm được dựng riêng ra 1 khu với chiều rộng 30m, dài 50m và cao 10m, có các cửa dọc theo chiều dài của nhà nhằm lấy ảnh sáng cho đàn tằm.

Bởi tằm là loài sâu hàm nhai vậy nên chúng sẽ trốn khi gặp ảnh nắng quá gắt và chỉ ăn khi trời râm mát vậy nên việc cho ở trong nhà râm mát cũng tạo điều kiện cho chúng ăn nhiều hơn giúp cho giảm thời gian sinh trưởng cũng như có khả năng cho nhiều kén.

Thức ăn cho tằm là lá cây dâu tuy nhiên yêu cầu cực kì cao là lá cây dâu không được để ướt bởi vì nếu để ướt sẽ khiến cho tằm bị đau bụng và chết.

Thời gian đầu do cây dâu chưa có nhiều vậy nên toàn bộ lá sẽ được nhặt ra riêng còn thân đã đem đi làm hom giống.

Về tương lai nhằm giảm công lao động sẽ chỉ cắt lấy từng cành nhỏ cho tằm ăn mà thôi.

Ngoài ra, noong tăm thường có rất nhiều con nên cần phải dợn dẹp vệ sinh không để ẩm mốc, có rất nhiều trường hợp nong tằm bị ẩm mốc dẫn tới chết cả nong thậm chí lây lan.

Vậy nên việc đầu tiên là hướng những người dân 1 lần nữa nhắc về công việc dọn vệ sinh.

Tiếp tới là công đoạn kéo sợi, sau khi sâu nhả kén dc 3-4 ngày thì sẽ tiến hành.

Phương pháp kéo sợi khá là dễ bao gồm có 1 con quay treo ở trên còn dưới đó thì cho kén vào trong nồi nước nóng chứ không cần phai sôi, lúc này sẽ có người ngồi tìm đầu của sợi kén, bởi vì nước ấm sẽ khiến cho sợi tơ mềm mại dễ dàng hơn trong thao tác, nhờ đó cùng 1 lúc có thể kéo 4 sợi để tạo thành sợi chỉ.

Bởi việc nuôi tằm thường không tốn nhiều sức lực mà cần sự tỉ mỉ, cần cù vậy nên công việc này được giao hoàn toàn cho đám phụ nữ.

Thời kì này con người phải đương đầu với thú dữ, chiến tranh vậy nên tỉ lệ sinh nam nữ khá đồng đều nhưng tỉ lệ 1:1 nhưng trưởng thành thì nam chỉ bằng 1/3 hoặc ¼ của nữ mà thôi.

Thời buổi này khá ít vải nên thường phải dùng da thú nhưng da thú lạnh nhanh hỏng đồng thời khá hiếm thế nên vải vóc rất có giá, thậm chí 5 miếng vải thô còn đổi được 1 người trưởng thành nữa mà.

Ngoài làm vải thì còn có đặc sản nữa chính là nhộng tằm, những con nhộng béo mập này được lấy ra trong quá trình kéo sợi sẽ được đem lên xào chung với mỡ hành tạo thành món cực kì ngon, hấp dẫn đặc biệt có cực nhiều chất dạm tốt cho cơ thể.

Bởi tính hữu dụng của nó vậy nên lại 1 lần nữa tập trung dân cư cho làng Trấn Ninh từ việc trao đổi dân cư ở các bộ lạc đồng bằng vào mùa đông. Dựa vào mùa vụ cuối thu mới thu hoạch có sản lượng cực lớn vừa rồi mà các bộ lạc đồng cỏ cũng đem tới rất nhiều phụ nữ trưởng thành, đa phần là các bộ lạc tại phía bắc đồng cỏ do khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của tuyết, chỉ trong 1 tháng đầu tiên con số đã lên tới 2.000 người tương đương với lương thực đem ra trao đổi là 100 tấn khoai.

Những phụ nữ này ngay lập tức được di chuyển tới Trấn Ninh để bổ sung cho công việc sản xuất ở đây, với diện tích lớn cùng điều kiện sản xuất quanh năm thì đây chính là vựa lương thực chính của cả nước.

Trong thời gian mùa đông này, bộ kĩ thuật cũng cho những thợ lanh nghề chế tạo thêm nhiều xe kéo để nhằm phục vụ đủ xe kéo tương đương với số vật nuôi.

Ngoài ra, các loại máy sơ chế nông sản cũng được phát minh và cải tiến thêm, điển hình như máy cắt khoai, trước kia sử dụng máy dập sau đó lại tới lưỡi cánh quạt thì giờ đây chuyển sang dùng lưỡi sắt và cong hình lưỡi liềm để có thể tạo vết cắt ngọt hơn, khi những lát khoai được cắt nhỏ thì càng dễ cho việc hong khô hơn và sau khi hong khô rồi có thể đem đi bảo quản tốt chứ không gặp vấn đề về thời gian bảo quản như khoai tây sau 3 tháng sẽ mọc mầm hoặc khoai lang cũng tương tự nữa.

Mùa đông này cũng chứng kiến sự di cư của các đang thú lớn điển hình như đàn cừu di cư xuống vùng Trấn Ninh để tránh bớt cái lạnh giá của phía Bắc, chúng cực kì gây chú ý bởi trên thân chúng cõng cực lớn tấm lông dày.

Thời nguyên thuỷ đã có loài cừu và khi này loài cừu đơn giản là loài có khả năng mọc lông vào mùa đông và rụng lông vào mùa hè để chống chọi cũng như cân bằng với thời tiết.

Và đặc điểm chung của chúng là thường sống ở vùng núi cao, vách đá bởi tại đây sẽ có ít đàn thú săn mồi hơn cho nên chúng mới tăng cơ hội sống sót.

Thế nhưng đó chỉ là tránh thu săn mồi thôi chứ con người thì lại không hiệu quả bởi con người có các chi cực kì dẻo có thể phù hợp nhiều địa hình cùng với đó sự phát triển về đầu óc khiến cho con người dần phát kiến ra những thứ hữu dụng cho việc săn bắt, từ cung tên tẩm thuốc tê cho tới bẫy đặc biệt là các loại bẫy treo, bẫy dây.

Bẫy dây là loại bẫy được ưu tiên nhất sử dụng bởi trên địa hình núi đá thì con người không truy đuổi được vậy nên cực nhiều bẫy dây được đặt sẵn mà chỉ cần con cừu hoặc con dê nào bước chân vào đây thì sẽ nhanh chóng bị dây rút lại giữ chặt tại đó, khi đó con người chỉ cần từ tốn tại tóm về mà thôi.

Ngược lại loài cừu và dê là những loài khá hiền lành, ít tấn công cùng với kích thước cơ thể không quá lớn vậy nên việc thuần hoá khá dễ dàng, thông thường chỉ cần cho chúng ăn bổ sung kết hợp chăn thả, đến cuối ngày chỉ cần cho uống nước pha muối tạo thành thói quen ỷ lại cho chúng vậy là thành công.

Việc đem vào chăn thả dê, cừu cũng mang lại hiệu quả rất lớn ngoài vấn đề là da, lông, thịt phục vụ đời sống con người còn có thứ cực quan trọng với trẻ em đó chính là sữa, thực tế trong sữa dê cừu chứa cực nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ em đó cũng chính là sự khác biệt của các nước thuần trồng trọt với các quốc gia dựa vào chăn nuôi bởi trong sữa có rất nhiều protein, vitamin... giúp cho cơ thể phát triển hoàn thiện hơn. Trong khi đa phần các loại rau chỉ chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin khác.

Sơn đa tới thế giới này, vậy nên hắn quyết tâm cải tạo nòi giống để khi đứng cạnh các chủng tộc khác thì người Việt không còn bị coi là chủng tộc thấp bé nữa.

Bạn đang đọc Nước Việt Nguyên Thuỷ sáng tác bởi [email protected]
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi [email protected]
Thời gian
Lượt thích 6
Lượt đọc 106

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.