Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bí ẩn Long Đế Quân

Tiểu thuyết gốc · 2100 chữ

Đinh Liễn nói ra một lèo hàng tá nghi vấn và chỉ ra một đống vấn đề bất hợp lí khiến tất cả mọi người đứng đó trợn mắt há mồm. Thật không thể tưởng tượng được là tại sao Đinh Liễn lại có thể có nhiều ý nghĩ và phát hiện ra nhiều lỗ hổng đến vậy. Cái quan trọng là câu nào câu đó đều rất có lý chứ không phải nói bậy nói bạ. Nếu tiền nhân, người đã sáng tạo ra câu chuyện này thì khi gặp Đinh Liễn chắc cũng phất cờ trắng mà đầu hàng.

Ngay cả hai cụ Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng choáng váng. Đinh Liễn có lối suy nghĩ và góc nhìn thật khác người. Ngay cả những sự hiểu biết về thần linh cũng rất rõ ràng. Các cụ đâu biết kiếp trước thời của hắn là thời bùng nổ truyện online và hắn cũng là người chìm đắm gần 20 năm trong các câu chuyện kiếm hiệp, huyền huyễn, kỳ ảo, tu tiên…các loại. Vì vậy mà tư tưởng cũng phiêu hốt dễ dùng. Hắn nhớ lúc 18 tuổi hắn mê đọc và xem truyện hoặc phim kiếm hiệp. Năm năm sau khi internet bắt đầu phát triển hắn bắt đầu chuyển sang các thể loại tiên hiệp.

Chán tiên hiệp hắn lại đọc các thể loại xuyên không, huyền huyễn, thần thoại phương Đông và phương Tây. Thế là lâu dần hắn nhận ra các thể loại, các tình huống, các motif, các vai chính, các vai phụ…đều có kỹ xảo cả. Giai đoạn đầu khi mới đọc sẽ không phát hiện ra nhưng khi xem nhiều, đọc nhiều, người ta sẽ có kinh nghiệm bình phẩm. Ban đầu là bình phẩm ngây ngô, sau đó là bình phẩm cơ bản, tiếp tới là bình phẩm cao cấp, cuối cùng là chuyên nghiệp.

Khi nhiều năm chìm đắm trong thế giới tiểu thuyết, một số ít người đọc có tâm đắc, có kiến thức, có tâm huyết bắt đầu tập viết tiểu thuyết. Các cấp độ của tác giả cũng tương ứng với cấp độ bình phẩm như tác giả non tay, tác giả cứng tay, tác giả cao cấp, tác giả chuyên nghiệp. Có một sự thật là một tác phẩm chất lượng chưa chắc đã nổi tiếng, tác phẩm nổi tiếng chưa chắc đã chất lượng. Tác phẩm viết theo xu thế thì dễ nổi tiếng, tác giả viết theo nghệ thuật thì thường long đong bởi đại đa số tác giả viết nghệ thuật thì thường ở cấp độ chuyên nghiệp trong khi đại đa số độc giả thì ở cấp ngây thơ, cơ bản không đủ trình để phẩm.

Sau này, khi có nhiều người đọc hơn, trình độ phẩm của người đọc cũng cao hơn, khó tính hơn, soi kỹ hơn thì người ta bắt đầu đi tìm các tác phẩm tinh phẩm để thưởng thức vì thế mới có chuyện tác phẩm cũ của tác giả đã chết được đào lên và bắt đầu nổi tiếng, người ta gọi là đào mộ tác giả. Đây là một quá trình tiến hóa bình thường của tâm thức và trí tuệ. Cổ nhân đã có câu “Sách dưỡng nhân, trải nghiệm dưỡng khí chất” là vậy.

Người mới đọc sẽ bị thu hút bởi các tình huống, các pha đánh nhau gay cấn, các đoạn đối thoại xuyên suốt, tiết tấu truyện nhanh nên có hiện tượng khi đọc xong cả cuốn mấy ngàn chương mà trong lòng trống rỗng.

Người đọc lâu năm họ rất khó tính và sự đòi hỏi chất lượng tác phẩm cũng cao hơn. Họ không bị cuốn theo tiết tấu nhanh nữa mà bất đầu trầm tĩnh lại, sống chậm hơn, đọc chậm hơn, suy ngẫm nhiều hơn. Họ chú ý nhiều hơn đến bố cục, văn phong, tri thức và thông điệp cuộc sống mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Lúc này, người độc giả ấy đã trưởng thành, tác giả của cuốn sách đó cũng trưởng thành. Sự hội ngộ kỳ diệu ấy chẳng khác nào câu chuyện Bá Nha và Tử Kỳ trong truyền thuyết.

--------

Cụ Sơn Tinh lúc này mới ngậm ngùi nói : "Câu chuyện kia chỉ là bị thế nhân viết bậy viết bạ thôi. Sự thật thì khác biệt hơn nhiều. Nó có liên quan đến ân ân oán oán của hai vợ chồng tổ tiên nhà ta tức Lạc Long Quân và Âu Cơ. Chúng ta chỉ là hạng con cháu, vô tình bị chiến tranh lạnh giữa hai vợ chồng tổ tiên ảnh hưởng, chứ thực sự khác hơn nhiều.

Như các ngươi đã biết, tổ tiên chúng ta thuộc Hồng Bàng Thị, mối lương duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra tộc Bách Việt được coi là con rồng cháu tiên nhưng cụ thể như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ.

Sự tích Lạc Long Quân thì như thế này

Kinh Dương Vương đời thứ 12, đi tuần thú đến vùng núi Lĩnh Nam, đóng lại đó rồi cưới Vụ tiên nữ, sau sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục. Một ngày nọ, Kinh Dương Vương gọi Lộc Tục và con trai cả của mình là Lộc Nghi đến hỏi: Hai con nghĩ ai trong hai con xứng đáng làm vua nước Xích Quỷ?

Lộc Nghi kiêu ngạo tự nhận là mình, còn Lộc Tục thì khiêm tốn bảo anh trai mình xứng đáng hơn. Sau đó khi nghe câu trả lời của hai người con, Kinh Dương Vương quyết định nhường ngôi báu lại cho Lộc Tục. Từ ngày đánh mất ngôi vua thì Lộc Nghi ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên.

Đợi đến khi cha mình mất thì Nghi đã liên kết cùng Thần Nông Thị dẫn quân đánh nước Xích Quỷ, quyết giành lại những thứ thuộc về mình. Kết quả Lộc Nghi tử trận còn Thần Nông Thị bị đánh bại rồi từ đó suy yếu cuối cùng bị Hoàng Đế tiêu diệt.

Trong một lần Mẫu Thoải du ngoạn biển Đông đã bắt gặp một con rắn có bốn chân và một cặp sừng trên đầu. Thích thú trước hình dạng lạ kì của nó, bà liền thu phục và biến nó thành thú cưỡi của mình, đặt tên là Thần Long.

Sau này Thần Long lập được nhiều công lớn, được đích thân Ngọc Hoàng cho hóa thành hình người, phong làm vua Hồ Động Đình phụ giúp Mẫu Thoải cai quản bốn biển nên người đời sau thường gọi ông là Tứ Hải Long Vương.

Thần Long có một người con gái xinh đẹp tên là Long Nữ, được gả cho Lộc Tục làm vợ. Nàng sinh ra cả thảy chín người con, trong đó có Sùng Lãm hay còn gọi là Lạc Long Quân. Để tìm người kế vị xứng đáng, Lộc Tục bèn chia nước Xích Quỷ của mình thành chín phần đem giao cho chín người con cai quản, dự định chọn ra người giỏi nhất làm vua đời tiếp theo.

Nào ngờ trong một lần đi săn thì Lộc Tục bị hổ cắn chết. Sau khi ông chết thì các con không ai nhường ai đều xưng là Kinh Dương Vương, cho mình là người xứng đáng thừa kế ngôi báu của cha.

Chỉ có Lạc Long Quân từ chối ngôi báu, chấp nhận lui về sống ở vùng đất Bắc Việt xa xôi ở tận phía nam. Từ đó nước Xích Quỷ chính thức bị chia thành chín nước nhỏ không bao giờ hợp nhất lại được nữa. Từ chín nước nhỏ tiếp tục bị chia cắt nhiều hơn tạo thành Bách Việt.

Ở biển Đông có con tinh ngư xà (còn gọi là Ngư Tinh) dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hóa vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa, lại ăn được thịt người nên ai cũng sợ.

Thuở ấy có hòn đá Ngư Tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, Ngư Tinh sống ở trong đó. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở một đường đi khác nhưng đá rắn khó đẽo. Thuyền của nhân dân đi qua chỗ này thường hay bị Ngư Tinh làm hại.

Đêm kia có bọn người tiên đục đá làm đường đi để cho hành nhân có chỗ qua lại. Ngư Tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông bèn cùng bay lên trời.

Lạc Long Quân thương dân bị hại bèn hóa phép thành một chiếc thuyền của thường dân, hạ lệnh cho quỷ Dạ Thoa ở Thủy Phủ cấm hải thần nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá Ngư Tinh, giả cách cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng định nuốt. Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá.

Xưa ở phía tây thành Long Biên có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Mán chôn gỗ kết cỏ làm nhà.

Trên núi có vị thần rất linh thiêng, người Mán thường thờ phụng. Thần dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (mán áo trắng). Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi.

Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là "đầm xác cáo" (tức Tây Hồ ngày nay).

Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn.

Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! Sao không lại cứu chúng tôi!". Từ “Bố” của người Việt bắt nguồn từ đây.

Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam.

Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng,

Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân".

Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài.

-----

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 5
Lượt đọc 52

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.