Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Sáng tạo cổ vật

Tiểu thuyết gốc · 1608 chữ

Đinh Liễn đang miên man suy nghĩ đến thì Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa bước tới gần thi lễ :

“Tâu bệ hạ, vừa nãy thần thiếp có được hạ nhân cho biết là bệ hạ muốn giữ lại các loại đồ gốm ngự dụng. Không biết bệ hạ tính làm gì với những thứ đồ vật cũ vô dụng như vậy? Bệ hạ có thể cho thần thiếp và mọi người biết được ý tưởng của ngài hay không?”

Mọi người nghe Hoàng Hậu hỏi bệ hạ vấn đề này thì cũng rất hiếu kỳ nên im lặng lắng nghe.

Đinh Liễn hồi thần trở về thực tại, mỉm cười khẽ đáp lại.

“À, chuyện này cũng không có gì là bí mật cả. Ta thấy những đồ vật cũ này đem đi tiêu hủy cũng quá phí nên dự định giữ lại tận dụng nó để làm một sự kiện hàng năm cho Hoàng Tộc”.

Các hoàng tử và công chúa quá tò mò nên xen vào hỏi leo bất chấp quy củ:

“Phụ hoàng, ngài định tổ chức sự kiện gì vậy? Có chơi vui hay không phụ hoàng?”

“Nhi thần có thể tham gia cùng hay không ạ?”

Các vị quý phi cũng nhao nhao lên tiếng theo

“Thần thiếp cũng muốn tham gia ạ. Bệ hạ, ngài nhất định phải cho thần thiếp tham gia nhé”.

Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa thấy ai cũng nhao nhao tranh nói quá loạn nên đã trừng mắt hạnh lên quát lớn:

“Tất cả im lặng để bệ hạ mở kim khẩu. Cứ nhao nhao lên là thế nào? Quy củ của hoàng gia để ở đâu hả?”

Các hoàng tử, công chúa im bặt lại, các phi tử của Đinh Liễn cũng xấu hổ cúi đầu. Ngô Nhật Hoa quả thật rất có phong phạm uy nghiêm của bà vợ cả. Thấy không khí đã bớt ồn ào, Đinh Liễn liền từ tốn nói:

“Tất cả mọi người đều sẽ được tham gia. Đây được coi là một trong những truyền thống của Hoàng Gia ta ngày Tết. Hoạt động này đối với chúng ta mà nói thì vui là chính nhưng đối với hậu thế thì đây là một công việc để phát tài.

Những đồ vật đã cũ hoặc bị sứt mẻ thay vì ném đi hoặc tiêu hủy thì hãy gom chúng vào trong kho. Mỗi năm vào mùa xuân, Trẫm sẽ tổ chức một sự kiện gọi là ngày sáng tạo bảo tàng. Tức là sẽ chôn giấu chúng xuống dưới nền đất sâu. Qua trăm ngàn năm sau, hậu thế có người may mắn tìm đến và đào chúng lên thì những vật vô giá trị ngày hôm nay sẽ thành cổ vật của mai sau, có giá trị như một bảo tàng”.

Mọi người há mồm ngạc nhiên. Ý tưởng này của Đinh Liễn quá kỳ lạ. Xưa nay người ta chỉ chôn giấu các đồ vật tùy thân dưới dạng bồi táng khi chết hoặc để lại coi như vậy gia truyền chứ ai lại chủ động chôn giấu những đồ vật cũ nát vô giá trị đâu? Thấy mọi người còn ù ù cạc cạc, Đinh Liễn mới nói thêm

“Các ngươi thường thấy người khác lưu giữ các đồ cũ của các triều đại trước như đồ gốm, ngọc thạch, vũ khí bằng đồng sắt, thư pháp...đúng hay không? Chúng có phải có giá trị rất cao mà đôi khi có tiền cũng không thể mua được?”

“Tâu bệ hạ. Đúng như thế ạ”.

“Nói về đồ cổ, đối với những người không rành hoặc không có thói quen yêu thích thì đó chỉ là những món đồ vô dụng và không có giá trị chi cả. Thế nhưng đối với những người có thói quen sưu tập và có sự hiểu biết thì đó lại là những món đồ vô giá, siêu giá trị”.

Một hoàng tử nhanh nhảu hỏi: "Phụ hoàng, vậy chúng không phải là đồ cũ ư? Tại sao lại gọi chúng là đồ cổ chứ?".

Trần quý phi vốn là người am hiểu thi thư và gia tộc cũng làm nghề buôn bán nên có sự hiểu biết nhất định về đồ cổ lên tiếng.

“Hài nhi. Đồ mà chưa bao giờ sử dụng thì gọi là đồ mới. Đồ đã qua sử dụng ít nhất một lần đều gọi là đồ cũ. Nhưng nếu đồ cũ có niên đại hơn 100 năm thì đều được xếp vào đồ cổ cả. Đồ vật có niên đại trên 500 năm thì gọi là đồ trung cổ, trên 1000 năm thì gọi là đồ Thượng cổ, có niên đại trên 2000 năm gọi là đồ Viễn cổ, xa hơn nữa thì gọi là đồ truyền thuyết hay đồ thần thoại”.

“Mẫu phi, vậy làm thế nào để xác định niên đại của đồ cổ ạ?”

------

p/s: Khái niệm về đồ cổ

Đồ cổ: Là những món đồ (tác phẩm nghệ thuật, đồ tạo tác, vật dụng…) nguyên bản (bản gốc và duy nhất), có tuổi từ trăm năm, có lai lịch, có ý nghĩa về lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, xã hội… Càng lâu đời, đồ cổ càng có giá trị.

Đồ giả cổ: Là những món đồ được sao chép chính xác từ chất liệu đến hình dáng, kích thước, màu sắc… của món đồ cổ nguyên bản. Theo luật định (quốc gia và thế giới) việc sao chép phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan quản lý cổ vật, được sự đồng ý của tác giả hay chủ sở hữu món đồ cổ đó thì mới được tái bản và món đồ đó được gọi là đồ giả cổ.

Đồ cổ giả: Là những món đồ được (cá nhân hoặc tổ chức) tự ý sản xuất (sao chép) theo mẫu của món đồ cổ nguyên bản mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu món đồ đó cũng như không xin phép và được sự đồng ý của cơ quan quản lý cổ vật.

Đồ phỏng cổ: là một khái niệm khá rộng cả về mặt không gian và thời gian cũng như kỹ thuật và nghệ thuật. Nói chung, đồ phỏng cổ được chia ra làm hai trường phái. Một là được phép sai lệch so với nguyên bản, không chính xác từ nguyên vật liệu cho đến hình dáng, thậm chí nhiều chi tiết có thể được thêm bớt; và hai, có thể gọi là những đồ “sao chép lại” từ tác phẩm (bản) gốc, tuy nhiên thật sự nó không tương đồng với khái niệm “tranh chép” trong hội họa.

Việc sao chép này đôi khi (theo thông lệ) cũng cho phép thêm bớt hoặc điều chỉnh một vài chi tiết so với bản gốc, mục đích là để phù hợp với vật liệu sử dụng, kỹ thuật chế tác và không gian trang trí…

Trong thực tế, “sao chép lại” tượng là một công việc đòi hỏi kỹ năng rất cao cả về kỹ thuật và nghệ thuật. Chỉ có sự kết hợp hoàn hảo giữa nhà điêu khắc thực hiện việc sao chép (vật mẫu ở nhiều kích thước) và xưởng đúc thì mới có thể cho ra những sản phẩm thể hiện được chính xác các tỷ lệ theo không gian ba chiều, vẻ đẹp cũng như thần thái… giống như tác phẩm gốc. Nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng trong sáng tác đồng thời cũng rất thành công trong “sao chép lại” (các tác phẩm phiên bản).

Từ khoảng giữa Thế kỷ XIX cho đến nay, mặc dù ban đầu tượng đồng mỹ thuật được tạo ra là một vật thể duy nhất. Tuy nhiên sau đó, từ tác phẩm gốc, nhà điêu khắc (hoặc người thừa kế) sẽ thường cho phép (các xưởng đúc) sản xuất với số lượng giới hạn nào đó các phiên bản giống hệt nhau ở nhiều loại kích thước khác nhau.

Đối với các xưởng đúc đã mua bản quyền thành công, nếu khuôn đúc gốc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, họ thậm chí được phép sử dụng chính khuôn đúc của tác phẩm gốc với chữ ký của nhà điêu khắc nguyên mẫu trên đó để cho ra các tác phẩm phiên bản giống hệt từ chân tơ kẽ tóc (có chăng về giá trị chỉ khác nhau ở thời điểm đúc) với số lượng cực kỳ giới hạn.

Điều này cho phép các tác phẩm được phân phối thương mại, mang lại lợi ích kinh tế cho cả nghệ sĩ điêu khắc, các xưởng đúc, hệ thống cửa hàng bán lẻ và giới sưu tập.

Như vậy “đồ phỏng cổ”, có thể nói, vẫn là những tạo vật hợp pháp, giá trị của chúng tuỳ thuộc vào tuổi của sản phẩm, vật liệu sử dụng, tính xác thực của điêu khắc gia tạo mẫu và xưởng đúc làm nên tạo vật.

Phân khúc đồ phỏng cổ có bản quyền về giá thành chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần (do giới hạn về số lượng, tiêu chuẩn chất lượng đồng khắt khe, tay nghề các nghệ nhân đúc đồng) so với phân khúc đồ phỏng cổ dành riêng cho lĩnh vực thuần trang trí.

Một thực tế là, hiện nay, các tác phẩm điêu khắc giá trị và nổi tiếng, hiện diện ở trong các không gian nội, ngoại thất, các gallery…,thậm chí cả ở các bảo tàng, mà công chúng được thưởng lãm, phần lớn (nếu không nói hầu hết) là “đồ phỏng cổ”.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 59

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.