Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi

Tiểu thuyết gốc · 2051 chữ

“Mẫu hậu, Làm sao để người ta có thể xác định được cổ vật có độ tuổi bao nhiêu ạ?”

Trần quý phi hơi ngập ngừng một chút: "Ta không phải là những người chuyên môn buôn bán hay sưu tầm đồ cổ nên thật sự cũng không biết rõ ràng lắm. Tuy nhiên, thường trên thân đồ cổ đều có dấu vết hoặc tại nơi tìm ra những cổ vật đó sẽ có dấu vết.

Thí dụ như trên thân một miếng ngọc bội có khắc hình ngũ trảo kim long thì thân phận người đeo chúng chính là các Hoàng Đế. Nếu khắc hình tứ trảo kim long thì người đeo chính là các Vương gia hoặc thái tử. Nếu khắc hình Phượng Hoàng thì thân phận chủ nhân là Hoàng Hậu, nếu khắc hình Thanh Loan hay Khổng tước thì chủ nhân đeo nó thường là hàng Quý phi như ta.

Trên đồ vật cũng thường ghi lại ngày tháng năm thuộc một triều đại nên có thể xác định đồ vật ấy là thuộc về niên đại năm nào. Đôi khi chỉ cần xác định được chủ nhân ngôi mộ là ai thì có thể phỏng đoán ra đồ vật chôn theo có bao nhiêu năm tuổi.

Đương nhiên, những chi tiết này cũng được những người chuyên làm giả cổ vật phỏng chế ra để lừa đảo nên cũng không chính xác tuyệt đối. Cho dù có là người sưu tập đồ cổ lâu năm hoặc người buôn bán sành sỏi thì việc bị hố hàng, mua lầm hoặc phán đoán sai lầm vẫn xảy ra như thường".

Đinh Liễn gật đầu hài lòng. Người vợ này của hắn quả là có thực học nên kiến thức rất uyên thâm. Những lý luận trên quả là rất xuất sắc. Đây chính là bí quyết của những lão thương nhân chuyên buôn bán đồ cổ áp dụng.

Người ta thường nói "thuật nghiệp có chuyên môn" tức ai đã làm lâu một nghề nào đó sẽ có sự hiểu biết uyên bác về lĩnh vực ấy. Khi mình không rành rẽ một lĩnh vực mới thì tốt nhất là kiếm chuyên gia của nghề đó mà học hỏi. Tránh việc coi thường làm bừa, làm ẩu gây ra sai lầm nghiêm trọng không thể vãn hồi.

Tất nhiên là còn nhiều phương pháp khác để xác định tuổi đời của cổ vật nhưng chỉ để hiểu biết sơ sơ thì coi như đủ dùng. Thời hiện đại, để xác định niên đại của cổ vật người ta thường dùng các phương pháp các bon phóng xạ. Nhưng ở thời cổ đại, người ta chỉ có thể dựa nhiều vào kinh nghiệm và các suy đoán dấu vết như trên.

Đinh Liễn cất tiếng khen hay " Ái phi thật là tài hoa, có thể nói ra được những tri thức như thế không phải là điều đơn giản. Vậy ái phi có biết có những phương pháp nào để định giá cổ vật hay không? Loại nào thì giá cao, loại nào thì giá thấp? Hãy nói ra để mọi người được thêm mở rộng tầm mắt?".

Trần quý phi được Đinh Liễn khen tặng thì ngượng ngừng xấu hổ, hai má hồng lên tận mang tai nhưng trong lòng thì sung sướng vô cùng. Được chồng khen giữa mặt bao nhiêu người không những là vinh hạnh mà còn là sự công nhận. Nàng không phải là một bình hoa chỉ trưng cho đẹp mà nàng còn có nội hàm và thực lực. Nhận thấy mọi người đang nhìn mình chờ mong, nàng cũng đánh liều nói tiếp.

“Tâu bệ hạ. Ngài đã hỏi thì thần thiếp cũng xin được trả lời theo những gì mà thần thiếp biết. Nếu có chỗ nào chưa chuẩn xác xin bệ hạ cùng chư vị Thái hậu, tỷ tỷ uốn nắn dạy bảo thêm ạ”.

Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa cũng mỉm cười khuyến khích: " Em cứ nói đi, ở trong đây em là người có hiểu biết nhất về chuyện này. Cho nên em cứ mạnh dạn nói ra để mọi người gia tăng kiến thức, các hoàng tử và công chúa cũng được dịp mà học hỏi. Không ai trách cứ em đâu"

“Dạ, chị đã nói thế thì em xin nghe. Theo em được biết thì đồ cổ có 4 tiêu chí để định giá dựa theo câu ngạn ngữ “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi “. Cụ thể những tiêu chí này như sau:

Hoa văn, họa tiết của món đồ có đẹp hay không, có sự tinh tế và thẩm mỹ hay không? Và đặc biệt là những yếu tố này có thể truyền lại cho hậu nhân những giá trị cao hay không? Nếu một cái chuông đồng mà khắc họa lên đó các câu thần chú hay các bài kinh thì sẽ có giá trị cao hơn nhiều so với một cái chuông có hoa văn tầm thường. Đây chính là sự truyền thừa văn hóa.

Lý do thứ hai để đồ cổ có giá trị không chỉ bởi vì nó lâu đời mà còn vì nó đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra phần kỹ thuật và mỹ thuật được thể hiện qua bố cục, họa tiết, hoa văn, cùng với nét chạm khắc có thể nói lên trình độ tay nghề của những nghệ nhân xưa.

Độ tinh xảo và hoa văn của một món đồ sẽ quyết định rất lớn đến giá bán của chúng. Những món đồ có đầy đủ các tiêu chí này sẽ có giá cao hơn rất nhiều so với một sản phẩm cùng thời với nó.

Thời xa xưa những công cụ lao động của con người hết sức thô sơ nếu chăng chỉ có kìm, kéo, đục dũa cùng với sự khéo léo óc sáng tạo của những nghệ nhân đã tạo nên món đồ này. Do vật tinh hoa của món đồ nằm ở những điều trên và đây cũng chính là thứ quý giá nhất.

Tiêu chí thứ hai và cũng là tiêu chí rất quan trọng để định giá xem món đồ cổ đáng giá bao nhiêu chính là dựa vào chất liệu chế tác ra nó. Từ xưa đến nay cổ nhân đã luôn chú ý rất nhiều đến những chất liệu dùng để chế tác các món đồ.

Và có một điều chắc chắn rằng những món đồ cổ bằng ngọc quý, đá quý, vàng, bạc …Sẽ cao hơn giá của các đồ đồng cổ, đồ sứ, đồ sắt… Định giá đồ cổ theo chất liệu cũng là tiêu chí dễ đánh giá nhất.

Tiêu chí định giá đồ cổ thứ ba chính là “tam toàn” nghĩa là một món đồ cổ sẽ rất có giá trị nếu như nó còn nguyên vẹn, không sứt mẻ và họa tiết hoa văn không bị sửa chữa và thay đổi. Do đó trong quá trình khai thác đồ cổ những nhà sưu tầm thường rất cẩn thận để tránh đồ vật bị hư hại hết mức có thể.

Cuối cùng là tiêu chí về niên đại. Đồ cổ có tuổi thọ càng cao thì giá thành càng cao.

Điều này có nghĩa là nếu chúng ta đang sở hữu một món đồ cổ có đường nét hoa văn họa tiết tinh xảo được làm từ chất liệu quý, tuổi thọ của món đồ càng lâu thì giá trị sẽ càng cao. Chứng tỏ các nghệ nhân xưa làm ra món đồ này đã tốn rất nhiều công sức".

Trần quý phi nói một hơi dài mới ngừng lại. Đinh Liễn dẫn đầu vỗ tay thưởng thức. Mọi người tuy không biết Đinh Liễn vỗ tay là có ý gì nhưng nhìn thấy khuôn mặt và thần thái của bệ hạ thì cũng đoán ra là hắn đang rất hài lòng. Do đó, mọi người cũng học vỗ tay theo sau . Quả nhiên, đông người vỗ tay sẽ tạo ra một khí thế lớn rất tích cực.

Sau này, mỗi khi mọi người tán thưởng một bài hát hay một điệu múa đều sẽ vỗ vỗ hai bàn tay để phát ra tiếng kêu giòn giã. Thói quen này cũng từ Đinh Liễn khởi đầu mà hậu thế có thêm một cách để thưởng thức văn hóa.

Trần Quý Phị thấy mọi người đồng thanh tán thưởng thì lại càng thẹn thùng xấu hổ. Nàng cúi gầm mặt xuống như muốn dùng hai tòa núi đôi hùng vĩ để trốn tránh. Đinh Liễn cười nói giải vây cho nàng.

"Để xác định giá trị cổ vật, ngay cả những người sưu tầm đồ cổ lâu năm, có kinh nghiệm cũng khó xác định được đúng giá trị cổ vật. Giá trị cổ vật được thể hiện qua sự nhất trí giữa bên mua và bên bán. Bản thân món đồ không biết nói, giá trị được đánh giá qua con mắt người sưu tập. Mỗi hiện vật có một cách thể hiện giá trị nghệ thuật, giá trị văn hoá, giá trị khoa học và lịch sử riêng.

Người sưu tập đánh giá món đồ hoàn toàn dựa vào cảm tính. Có nhiều người cố tình đẩy giá trị cổ vật mình sở hữu lên cao nhằm đánh bóng thương hiệu hoặc thể hiện đẳng cấp. Việc định giá cho đúng cho đủ giá trị cổ vật cũng là một bài toán khó cho các nhà sưu tập".

"Hóa ra những đồ cũ mèm cũng có giá trị cao như vậy hả phụ hoàng? Người ta có thể sống bằng nghề này hay sao?". Một công chúa ngây thơ đặt câu hỏi.

-------

P/S: Phương pháp xác định niên đại cổ vật bằng Phóng xạ cac bon

Giải thưởng Nobel Hóa học năm 1960 thuộc về Willard F.Libby (1908-1980) (ảnh) cho công trình nghiên cứu chất phóng xạ Carbon 14, dùng để định tuổi trong khảo cổ, địa chất, địa vật lý học... Công trình nghiên cứu này bắt đầu từ 1950 khi Willard F.Libby làm việc tại Đại học Chicago, chính thức được công nhận năm 1955 và đến 1960 thì nó mang lại cho ông giải thưởng Nobel danh giá.

Carbon (C) 14 là chất đồng vị của Carbon 12. Hóa tính tương tự nhau, tuy nhiên C14 là chất phóng xạ vì vậy nó bị mất dần khối lượng theo thời gian, trong khi C12 vẫn bền vững. Trong quá trình sống, thực vật hấp thụ CO2, nghĩa là đưa cả C12 và C14 vào cơ thể mà nguồn gốc của C14 chính là N14 chuyển hóa dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ.

Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn cho nên trong cơ thể có C14. Con người dùng cả động và thực vật làm thức ăn, mặc nhiên trong cơ thể cũng có C14. Nghiên cứu của Willard F.Libby cho thấy tỷ lệ C14 và C12 trong cơ thể sống là không đổi.

Khi sinh vật chết đi, nguồn C12 và C14 không còn được cung cấp nữa, lượng C14 trong cơ thể sẽ giảm do nó là chất không bền. C14 có chu kỳ bán phân hủy là 5.730 năm, có nghĩa là cứ sau 5.730 năm thì C14 chỉ còn một nửa.

Như vậy, suy từ tỷ lệ của C12 và C14 trong vật khảo cổ chúng ta sẽ tính ra được tuổi của nó. Có thể minh họa cách khác, ban đầu vật có 100.000 nguyên tử C14 thì sau khi chết 5.730 năm chỉ còn lại 50.000 nguyên tử, thêm 5.730 năm nữa số nguyên tử C14 sẽ là 25.000...

Chính vì vậy chỉ cần đếm số C14 còn lại là có thể tính ra được tuổi của cổ vật. Tuy nhiên, với một hóa thạch có niên đại hơn 50.000 năm thì lượng C14 còn lại khá nhỏ không thể cho con số chính xác. Với những hóa thạch trên 50.000 năm người ta phải dùng đến kỹ thuật đo phổ kế khối (spectrométrie de masse).

Ngoài việc đếm số C14, còn có những phương pháp định tuổi cổ vật khác như phương pháp Kali-Argon, Uranium (phức tạp nhất nhưng chính xác nhất).

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 2
Lượt đọc 54

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.