Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thu mua (1)

Phiên bản Dịch · 1339 chữ

"Mỳ nấu xong rồi, mỳ nấu xong rồi."

Khi Lý Ngang cất tất cả tiền bạc vào chiếc hộp gỗ khoá lại, Sài Thúy Kiều cũng bước ra khỏi bếp với hai bát mì trứng nóng hổi.

Chủ tớ hai người ăn mỳ sợi, có thể do lúc nhỏ nhà quá nghèo nên Sài Thúy Kiều rất dễ nuôi, dù chỉ là mỳ khô không dầu cũng ăn rất vui vẻ, húp mỳ soàn soạt.

"Ăn từ từ thôi, coi chừng nghẹn."

Lý Ngang mỉm cười nhắc nhở, Sài Thúy Kiều "Ừ" một tiếng rồi lại tiếp tục cúi đầu vớt mỳ, ăn hết miếng này đến miếng khác, ăn đến khi cuối cùng chỉ còn lại quả trứng chần cùng ít nước mỳ trong bát. Lúc này mới tiếc rẻ cắn phần viền giòn xốp của quả trứng chần, rồi húp cạn nước mỳ.

“Cốc cốc.”

Tiếng đập cửa cắt ngang bầu không khí tĩnh mịch, Lý Ngang nhíu mày, nhìn về phía cửa Bảo An Đường.

Vừa hết thời gian để tang, ai lại tới cửa hỏi thăm nhỉ?

Hắn quay đầu nhìn Sài Thúy Kiều, nàng ta lập tức hiểu ý dùng khăn tay lau miệng, sau đó bưng hộp gỗ đựng tiền lên, đi vào hậu viện.

Đợi đến khi Sài Thúy Kiều rời khỏi, lúc này Lý Ngang mới hắng giọng, đi đến trước cửa hỏi:

“Ai đấy?"

"Có lang quân Lý gia ở đây không? Tại hạ là người làm của Vu gia ở Khánh An Đường thành Đông, Lý tiểu ca cứ gọi ta Vu Lục là được."

Giọng nói ngoài cửa tiếp tục:

“Lang quân nhà ta phái ta tới, mang hộp quà phát trong hội nghị thường kỳ của Hạnh Lâm hội mấy ngày trước đến cho ngài."

"Lang quân nhà ngươi? Khánh An Đường?"

Lý Ngang híp mắt lại, Khánh An Đường thành Đông, cũng là y quán bán thuốc giống như Bảo An Đường.

Chủ nhân của nó họ Vu, tên là Miểu Thủy, là "Phúc Y" rất có quyền thế trong thành Y Châu.

Phúc Y không có nghĩa hắn ta là người Phúc Châu, hoặc là một tên béo, mà có nghĩa là y sư "Có phúc".

Lý Ngang từ nhỏ lớn lên tại y quán, cũng hiểu rõ về hệ thống trị liệu của thời đại này.

Y tế của Ngu quốc nói chung có thể chia thành hai loại: của trung ương và dân gian.

Của trung ương, thì đứng đầu là Thái Y Thự Trường An, Thượng Dược Cục, Dược Tàng Cục trong cung. Thượng Dược Cục và Dược Tàng Cục chia ra phục vụ cho hoàng đế và thái tử, có lúc cũng nghe theo mệnh lệnh của hoàng đế, chữa bệnh cho vương công đại thần, tần phi hậu cung.

Thái Y Thự thì phụ trách chữa bệnh và giáo dục y học trên toàn quốc.

Ba tổ chức trung ương này cơ cấu nghiêm mật, tập trung tinh anh y học, trình độ chữa bệnh có thể nói là số một đương thời, nhưng những địa phương còn lại của Ngu quốc thì trình độ lại rất lạc hậu.

< Nhan Thị Gia Huấn > của nhà Tiền Tùy, quyển 5 < Tỉnh Sự > thường hình dung chi sĩ là "bác mà không tinh"

Giống như xem bói sáu chuyện thì trúng được ba, y dược chữa mười chết năm, âm nhạc dưới hơn chục người, cung tiễn trong trăm nghìn người.

Y Thánh Tôn Tư Mạc của bản triều cũng thẳng thừng nói trong < Cấp Bị Thiên Kim Yếu Phương -Nguyên Tự > rằng: “Thầy thuốc ngày nay chỉ biết bắt mạch kê đơn, không biết hái thuốc theo mùa, còn về nguồn gốc xuất xứ, mới cũ thế nào đều không biết, chính vì như vậy nên chữa mười người chỉ cứu được bốn năm người."

Chữa mười không được năm sáu, nói cách khác tỷ lệ chữa khỏi bệnh của thầy thuốc ở đây chỉ đạt 50% trở xuống.

Cũng phải hiểu rằng hệ thống chữa bệnh của thời đại này thiếu hụt rất nhiều số liệu chi tiết chính xác để tham khảo, chẳng hạn như thể trạng, tuổi tác, tình trạng thể chất của bệnh nhân, loại bệnh cụ thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh trước khi điều trị và thời gian mắc bệnh dài ngắn thế nào.

Rất nhiều chứng bệnh có thể tự khỏi nhờ vào hệ miễn dịch của bệnh nhân, những trường hợp đó cũng được tính vào nhóm người được chữa bệnh thành công, nói cách khác tỷ lệ chữa khỏi bệnh thật sự của hầu hết các thầy thuốc còn ít hơn nữa.

Phần lớn y sư chỉ có tài nghệ thường thường, nên dân chúng cũng không mặn mà với việc cầu y vấn dược cho lắm, thế cho nên phần lớn điển tịch đều chỉ trích, chế nhạo chuyện này.

< Hán Thư - Nghệ văn chí >: “...không thể chấp nhận được, lấy nhiệt dưỡng nhiệt, lấy hàn tăng hàn, tinh khí nội thương, nhìn bên ngoài thì không thấy, chỉ có mình mình biết.”

Ngạn ngữ viết: ‘Có bệnh không trị, sẽ thành y sư’."

Câu ngạn ngữ này lưu truyền từ lâu trong dân gian, ý chỉ có bệnh không trị một hồi sẽ có được tài nghệ chữa bệnh trung đẳng, dù sao cũng tốt hơn để lang băm chẩn sai hại mình mất mạng.

"Dù chưa thể trị hết bệnh vặt, cũng tốt hơn uống nhầm thuốc."

Những câu trên đều bày tỏ sự ngờ vực và trào phúng đối với lang băm.

Về phần câu "Khuyên người không nên uống thuốc lung tung, phải để ý thiên nhân hợp nhất, chữa lành tự nhiên" thì đã giải thích sai câu trào phúng này, coi lời mắng chửi thành lời khen ngợi.

Nói chung, tổng thể năng lực chữa bệnh của Ngu quốc khá lạc hậu, đề cao đủ loại phương pháp bậy bạ, rất nhiều bình dân mắc bệnh, bèn ở nhà chép < Tân Bồ Tát Kinh >, < Khuyến Thiện Kinh >, hy vọng khỏi bệnh dựa vào sao chép Kinh Phật, hành thiện tích đức.

Chép Kinh Phật mà không đi khám bệnh thì đúng là hành động chờ chết, nhưng tin sách thuốc cũng chẳng khá khẩm hơn -- sách thuốc ở thời đại này tốt xấu lẫn lộn, có nhiều điểm tự mâu thuẫn, ngữ nghĩa câu chữ mâu thuẫn, thậm chí còn khuyến khích đi tìm những phương thuốc dân gian.

Ví dụ như quyển < Nhặt thuốc bên đường > được biên soạn vào thời kỳ đầu của triều đại này còn ghi "Thịt người có thể chữa doanh tật (có thể ý chỉ bệnh lao phổi)", dẫn đến việc "Phụ mẫu mắc bệnh lao, bèn nạo thịt ở bắp đùi làm thuốc", hại chết không biết bao nhiêu hiếu tử hiếu nữ, từ mẫu từ phụ.

Tất cả các tình huống trên đã góp phần đề cao "y sư có phúc khí", từ đó "Phúc y" xuất hiện.

Loại y sư này vốn chẳng biết gì về y thuật, chỉ trùng hợp "chữa khỏi" cho mấy bệnh nhân (xác suất lớn là dựa vào thể chất của bệnh nhân nên tự lành), từ đó trở nên nổi tiếng, được vạn người hâm mộ, chỉ cần kê toa thuốc, thì có trăm ngàn người tranh mua, cũng không để ý có đúng bệnh hay không.

Nếu như bệnh nhân uống thuốc rồi lành bệnh, đó chính là nhờ phúc khí của y sư thông qua dược vật rồi truyền sang bệnh nhân, giúp bệnh nhân khỏi bệnh.

Còn nếu bệnh nhân uống thuốc, mà bệnh không thể chuyển biến tốt đẹp, đó cũng là mệnh trời, do bệnh nhân bạc mệnh, không nhận được phúc khí của y sư truyền cho.

Cho dù người bệnh có chết, cũng chẳng trách được ai.

Nói ngược nói xuôi, phúc y đều ở thế bất bại.

Bạn đang đọc Vấn Kiếm (Bản dịch) của Hắc Đăng Hạ Hỏa
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Myumyu612
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 1
Lượt đọc 296

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.