Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 4: Hồi Ký Thiên Tiên

Tiểu thuyết gốc · 3843 chữ

Thục Kỳ biết Thiên Vũ chưa biết nhiều về sư phụ mình ông lúc này mới nói:

-Ngươi có muốn biết sư phụ ngươi thực sự là nhân vật thế nào không?

Tuy đã học võ cùng sư phụ từ nhỏ nhưng Thiên Vũ chưa bao giờ nghe Cao Chữ Cương kể gì về cuộc đời của mình. Tất nhiên ông rất muốn biết lai lịch của sư phụ.

Ông nói:

-Dạ tất nhiên là muốn chứ ạ.

Thấy Thiên Vũ có vẽ hiếu kỳ về chuyện của sư phụ mình. Thục Kỳ liền nói:

-Sư phụ ngươi là đệ tử giỏi nhất của Cao Cảnh Hầu Cao Lỗ.

Thiên Vũ bất ngờ vô cùng nên hỏi lại:

-Ý lão bá là Cao Lỗ đại tướng thời Âu Lạc, người sáng chế ra Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ.

Thục Kỳ lại gật đầu rồi nói tiếp:

-Cao Cảnh Hầu năm xưa không những giỏi võ nghệ mà còn là thần trong chế tạo binh khí. Thanh kiếm Thiên Tiên chính là do ông rèn thành. Thanh kiếm đã theo ông chinh chiến nhiều năm trời.

Xưa nay Thiên Vũ tuy sở hửu thanh bảo kiếm này nhưng chưa từng biết gì về nguồn gốc của nó. Nay nghe Thục Kỳ kể khiến ông bất ngờ vô cùng, không ngờ thanh kiếm này từng được một danh tướng sở hữu. Cũng càng không ngờ rằng mình lại là truyền nhân của Cao Cảnh Hầu.

Cao Cảnh Hầu Cao Lỗ là đại tướng dưới trướng của An Dương Vương, là khai quốc công thần của triều đại Âu Lạc. Ngoài có võ công cao cường còn có tài chế tạo vũ khí. Nhờ chế tạo Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ ông đã khiến nhà Triệu nhiều lần đánh Âu Lạc mà vẫn bại trận. Ngoài ra ông còn có công xây thành Cổ Loa, một thành trì vững chắc khiến địch không thể tiến vào.

Vì vậy Cao gia trở thành gia tộc trung lương của Âu Lạc. Cao gia kiếm pháp là do ông sáng tạo ra, cùng với thanh kiếm Thiên Tiên đã giúp ông đánh bại biết bao nhiêu kẻ thù.

Thục Trình nghe ông mình kể lại chuyện năm đó cảm thấy thích thú vô cùng.

Thục Kỳ kể tiếp:

-Ta xuất thân từ bộ tộc Ba Thục, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong hoàng thành cổ loa nước Âu Lạc. Cha ta là một lạc hầu đã cùng với An Dương Vương điện hạ đánh bại vua Hùng.

Ba Thục là một bộ tộc do An Dương Vương Thục Phán đứng đầu. Những năm cuối thời vua Hùng, Thục Phán dẫn binh sang đánh Văn Lang. Vì thiếu phòng bị nên đã bị quân Thục đánh bại. Sau khi thắng trận An Dương Vương lên ngôi lấy tên nước là Âu Lạc.

Sau khi nghe kể Thiên Vũ mới biết thì ra Thục Kì là dòng dõi hoàng gia. Thục Trình cũng chỉ lần đầu tiên nghe ông kể chi tiết về tổ tiên của mình.

Thục Kỳ vẫn còn kể:

-Năm đó Triệu Đà cho người đến cầu thân Mỵ Châu cho con trai mình Trọng Thủy. An Dương Vương đông ý ngay, nhưng Cao Cảnh Hầu thì nhất quyết phản đối. Sau nhiều lần khuyên vua nhưng không được ông từ quan về ở ẩn. Trước khi đi ông giao Thiên Tiên kiếm cho Cao Chữ Cương.

Khi Triệu Đà sang cầu thân Cao Lỗ đã sớm nhận ra ý đồ thật sự của Triệu Đà. Ông luôn tìm cách khuyên vua từ bỏ mối hôn sự này. An Dương Vương tưởng ông có ý chia rẽ tình hữu nghị của hai bên nên bắt đầu không trọng dụng ông như xưa. Vì thế ông chán nản đành từ quan về sống ẩn dật. Nhưng ông vẫn để Cao Chữ Cương ở lại bên cạnh An Dương Vương.

Trước khi đi ông trao kiếm cho Cao Chữ Cương và nói:

-Ta tuy thân không thể gần đại vương, nhưng lòng ta luôn hướng về người. Sau này con hãy dốc sức để phò ta đại vương.

Thục Kỳ kể đến đoạn này liền lắc đầu rồi thở dài, miệng liên tục nói “ đáng tiếc”. Thiên Vũ và Thục Trình thấy vậy liền lên tiếng thắc mắc.

Thục Kỳ vẫn tiếp tục kể câu chuyện:

-Triệu Đà là con người đầy mưu mô nên từ đầu đã có ý đánh lừa Vua An Dương Vương.

Sau nhiều lần đánh Âu Lạc thất bại Triệu Đà nhận ra rằng có ba nguyên nhân khiến ông bại trận. Một là thành Cổ Loa kiên cố vô cùng và có cấu trúc độc đáo. Hai là chiếc Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ có thể bắn ngàn mũi tên. Ba là Âu Lạc có rất nhiều bậc tướng tài như Cao Lỗ.

Vì vậy ông sai con mình là Trọng Thủy sang cầu thân để tìm cơ hội phá đi Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ. Trọng Thủy lúc này lợi dụng Mị Châu để tìm chổ cất nỏ thần. Mị Châu là người hiền lành và rất yêu Trọng Thủy nên đã nhẹ dạ lấy hết bí mật của quốc gia nói với chồng mình. Nên Trọng Thủy tìm cơ hội bẻ đi lẫy nỏ.

Sau khi pha hủy nỏ thần thành công. Trọng Thủy tiếp tục kết giao với Cao Chữ Cương và ngỏ ý muốn trau dồi võ nghệ. Cao Chữ Cương là người hiền lành, chất phát nên nghe những lời dụ dỗ nên đã tin ngay. Cho nên ông đã khai triển hết các đường kiếm của Cao Lỗ dạy mình cho Trọng Thủy mà không nghi ngờ gì. Trọng Thủy thì ghi nhớ chiêu thức để tìm cách phá giải.

Mấy năm sau nhà Triệu lại nỗi binh đánh Lĩnh Nam. Ỷ có nỏ thần nên An Dương Vương chủ quan khinh địch. Khi biết lẫy nỏ bị gãy thì địch đã tiến sát cửa thành. An Dương Vương lúc này mới hoảng hốt bỏ chạy, các tướng lĩnh cùng chặn địch, Cao Chữ Cương thì phò vua chạy trốn. Nhưng thế địch mạnh quân ta cố gắng cố thủ các tưởng lĩnh hầu như hi sinh. Lúc địch sắp đuổi đến Cao Chữ Cương ngăn cản quân địch để An Dương Vương cùng Mị Châu bỏ chạy. Lúc này Cao Lỗ nghe tin liền dẫn theo thuộc hạ đón đầu quân Triệu.

Cao Lỗ thực chất biết được âm mưu của kẻ thù nên từ quan, bí mật lập quân đội để đề phòng Triệu Đà gây bất lợi. Nhưng thế địch càng đánh càng mạnh mẽ, Cao Chữ Cương bị đánh rơi xuống sườn núi. Còn Cao Lỗ vẫn cố gắng chống trả nhưng do kiếm pháp của ông đã bị phá giải nên ông đánh thua Lữ Gia và bị Triệu đà một kiếm đâm chết.

Càng kể giọng Thục Kỳ càng mạnh mẽ, đầy vẽ căm thù.

Ông kể tiếp:

-Năm đó cha ta cũng tử trận, ta vì cổ loa thất thủ nên đành rút lui. Quân Triệu Đà đuổi gần kịp An Dương Vương nhưng chỉ thấy xác Mị Châu còn không thấy An Dương Vương đâu cả.

Câu chuyện về Mị Châu – Trọng Thủy đã in sâu vào tâm trí người dân An Nam. An Dương Vương vì nghe lời ngon ngọt của kẻ thù mà mất nước. Mối thù hận của nhân dân Âu Lạc với nhà Triệu càng ngày càng sâu đậm. Nhưng sau ba mươi năm nỗ lực chăm lo cho dân chúng nhà Triệu dần dần được dân chúng Lĩnh Nam chấp nhận.

Thiên Vũ nghe xong câu chuyện liền nói:

-Thục lão bá con có nghe kể lại năm đó khi bị đuổi đến bờ biển An Dương Vương giết Mị Châu sau đó được thần kim quy cứu chả hay chuyện này thực hư ra sao.

Từ khi Âu Lạc thành lập nhiều nơi truyền nhau câu chuyện về thần kim quy. Thần kim quy có hình dạng của một con rùa vàng, năm xưa thành Cổ Loa xây rồi lại đổ rùa vàng đã xuất hiện và mách nước cho Cao Lỗ. Vì thế ông đã xây thành công thành trì Cổ Loa. Sau khi bị Triệu Đà đuôi đến đường cùng thì rùa thần xuất hiện nói ra chân tướng của sự việc mất nước. An Dương Vương tỉnh ngộ chém chết con gái là Mị Châu, rồi theo thần xuống biển. Khi ông đi xuống biển nỗi sóng lớn trông như đang tạo thành một con đường.

Xưa nay người việt ta rất tin vào thần linh nên câu chuyện nhanh chóng được lưu truyền. Mà sự thật lúc đó lại không ai tận mắt thấy nên nhiều người càng tin tưởng. Thiên Vũ vốn không tin vào tâm linh mấy nên luôn ghi hoặc tính xác thực của câu chuyện.

Thục Kỳ nói:

-Chuyện năm đó thực chưa ai chứng kiến tận mắt nên mấy chục năm nay có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Ta nghĩ là sau khi hết đường chạy An Dương Vương nghe Mị Châu kể lại mọi chuyện mới hiểu ra chân tướng, tức giận nên giết chết Mị Châu. Sau đó gieo mình xuống biển tự vẫn. Lúc đó trùng hợp trời lại nổi bão nên mới khiến câu chuyện về thần kim quy thêm thuyết phục. Nhưng ta nghĩ vì không để dân ta quên mối nhục mất nước nên nhiều người mới tạo ra câu chuyện này để nhắc nhở dân chúng không quên ngày hôm đó.

Thiên Vũ cũng cho là phải nên gật đầu.

Thiên Vũ nói:

-Nhớ kĩ năm tại hạ gặp sư phụ cũng là lúc nhà Triệu xưng đế. Ngay sau khi hồi phục thì tập trung vào nghiên cứu kiếm pháp và cải tiến nó.

Cao Chữ Cương sau khi bại trận biêt mình bị Trọng Thủy lừa nên rất giận bản thân ngu muôi. Cho nên ông dốc sức cải tiến bộ kiếm pháp sau hơn hai mươi năm thì kiếm pháp của ông trở nên biến hóa vô cùng.

Thục Kỳ gật đầu và nói:

-Hèn chi kiếm pháp của người có chút khác biệt, còn đánh bại cả Lữ Gia nữa.

Thiên Vũ nhớ lại ngày giao đấu với Lữ Gia rồi sực nhớ ra điều gì đó.

Ông hỏi Thục Kỳ:

-Thục Lão bá hôm trước lão có nói là nợ Lữ Gia một mạng là thế nào?

Thục Trình nghe vậy cũng rất hiếu kỳ.

Thục Kỳ nói:

-Chuyện là năm đó ta bão vệ gia quyến của An Dương Vương chạy khỏi quân địch. Lữ Gia khi đó còn trẻ đao pháp không giỏi nên bị ta đánh bại mấy lần. Lần đó sau khi đánh bại Cao Lỗ hắn dẫn quân đuổi theo ta, quân địch quá đông nên ta đành ở lại chống đỡ.

Thục Kỳ đánh trận đã bị thương nên cho dù thương pháp có giỏi cũng không chống nỗi ngàn tên địch. Cuối cùng ông kiệt sức, lúc này thuộc hạ đã chết cả nên ông ngã quỵ mà chờ chết.

Thục Kỳ vẫn đang kể:

-Lúc đó ta tưởng ta đã bỏ mạng, không ngờ Lữ Gia lại lệnh cho quân rút lui. Đến giờ ta không hiểu hắn vì sao lại làm vậy.

Bởi Lữ Gia vốn là người tâm tính lương thiện. Chỉ vì lệnh vua nên ông mới phải đánh Âu Lạc. Tuy vậy ông vẫn luôn cứu được những ai có thể cứu Thục Kỳ là một trong số đó.

Nghe xong hêt câu chuyện Thục Trình tự hào vô cùng khi biết mình là con cháu của Âu Lạc, trong lòng vui mừng khôn siết. Nhưng vì ngại nên cậu không dám biểu hiện.

Còn Thiên Vũ lại cảm thấy bản thân thật may mắn khi gặp được những anh hùng của Âu Lạc.

Còn Thục Kỳ khi kể lại những chuyện trước đây đã làm ông nhớ lại những kí ức đáng quên. Tay nắm chặt và càng thêm căm thù bọn giặc hán.

Tư liệu lịch sử từ Đại Việt Sử Kí Ngoại Kỉ Toàn Thư ( vì truyện có lồng thêm yếu tố lịch sử nên tác giả giải thích một số sự kiện có trong truyện):

-Giáp Thìn,năm thứ 1 [257 TCN],(Chu Noãn Vương năm thứ 58). Vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Trước kia vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh hùng tướng mạnh, vua bị thua mãi. Hùng Vương bảo vua rằng: "Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư ?" Rồi Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính quay giáo đầu hàng Thục Vương.Bấy giờ Thục Vương đắp thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc, cho nên gọi là Loa Thành, lại có tên là thành Tư Long (người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn, vì thành rất cao). Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại.

-Bính Ngọ,năm thứ 3 [255 TCN],(Động Chu Quân năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 3, chợt có thần nhân đến cửa thành, trỏ vào thành, cười mà nói rằng: "Đắp đến bao giờ cho xong!". Vua mời vào điện hỏi, thần nhân trả lời: "Cứ đợi giang sứ đến". Rồi cáo từ đi ngay. Sáng hôm sau, vua ra cửa thành, quả thấy có con rùa vàng bơi trên sông từ phía đông đến, xưng là giang sứ, nói được tiếng người, bàn được việc tương lai. Vua mừng lắm, để vào mâm vàng, đặt mâm lên trên điện. Vua hỏi về nguyêndo thành sụp, rùa vàng đáp: "Đó là do tinh khí núi sông vùng này bị con vua trước phụ vào để báp thù nước, nấp ở núi Thất Diệu. Trong núi có con quỷ, đó là người con hát thời trước chôn ở đấy hóa làm quỷ. Cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một đứa con gái và một con gà trắng, đó là dư khí của tinh, phàm người qua lại ngủ đêm ở đấy đều phải chết vì bị quỷ làm hại. Chúng có thể gọi nhau họp đàn lũ, làm cho sụp thành. Nếu giết con gà trắng để trừ tinh khí ấy, thì thành tự nhiên được bền vững. Vua đem rùa vàng đến quán ấy, giả làm người ngủ trọ. Chủ quán nói: "Ngài là quý nhân, xin đi ngay, chớ lưu lại đây mà bị họa". Vua cười nói: "Sống chết có mệnh, ma quỷ làm gì nổi ?". Rồi ngủ lại quán. Đến đêm nghe tiếng tinh quỷ từ ngoài đến gọi mở cửa, rùa vàng liền quát mắng, quỷ không vào được, đến khi gà gáy thì lũ quỷ tan chạy hết. Rùa vàng xin vua đuổi theo. Tới núi Thất Diệu thì tinh khí biến mất, vua trở về quán. Sáng sớm, chủ quán tưởng vua đã chết rồi, gọi người đến để khâm liệm đem chôn. Thấy vua vẫn vui vẻ cười nói, chủ quán liền sụp lạy nói: "Ngài làm sao được như thế, tất phải là thánh nhân!". Vua xin con gà trắng giết để tế. Gà chết, con gái chủ quán cũng chết theo. Vua liền sai người đào núi, thấy có nhạc khí cổ và xương người, đem đốt thành tro, rải xuống sông, yêu khí mới mất hẳn. Từ đấy, đắp thành không quá nửa tháng thì xong. Rùa vàng cáo từ ra về. Vua cảm tạ, hỏi rằng: "Đội ơn ngài thành đắp đã vững, nếu có giặc ngoài đến, thì lấy gì mà chống giữ ?" Rùa vàng bèn trút chiếc móng trao cho vua và nói: "Nước nhà yên hay nguy đều do số trời, nhưng người cũng nên phòng bị; nếu có giặc đến thì dùng móng thiêng này làm lẫy nỏ, nhằm vào giặc mà bắn thì không phải lo gì". Vua sai bề tôi là Cao Lỗ (có sách chép là Cao Thông ) làm nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ.

-Cao Vương nhà Đường [tức Cao Biền] dẹp nước Nam Chiếu, khi đưa quân về qua châu Vũ Ninh, đêm nằm chiêm bao thấy có người lạ tự xưng là Cao Lỗ, nói: "Ngày xưa giúp An Dương Vương, có công đánh lui giặc, bị Lạc hầu gièm pha, phải bỏ đi, sau khi chết, trời thương không có tội gì, ban cho một dải núi sông này, cho làm chức quản lĩnh đô thống tướng quân, làm chủ mọi việc đánh dẹp giặc giã và mùa màng cày cấy. Nay theo minh công đi dẹp yên quân giặc, lại trở về bản bộ, không có lời từ biệt thì không phải lễ. Cao Vương thức dậy, nói chuyện lại với liêu thuộc, có làm bài thơ:

“Mỹ hĩ Giao Châu địa

Du Du vạn tải lai.

Cổ hiền năng đắc kiến

Chung bất phụ linh đài.”

(Đẹp thay đất Giao Châu

Dằng dặc trải muôn thâu.

Người xưa nay được thấy

Hả tấm lòng bấy lâu).

-Quý Tỵ,năm thứ 50 208 TCN. Nhâm Ngao ốm sắp chết, bảo Đà rằng: "Tôi nghe nói bọn Trần Thắng làm loạn, lòng dân chưa biết theo về đâu. Đất này ở nơi xa lánh, sợ bọn giặc xâm phạm đến đây, muốn cùng ông chặt đường (đường vào đất Việt do nhà Tần mở), tự phòng bị, đợi xem chư hầu biến động thế nào". Đến khi ốm nặng, lại nói: "Đất Phiên Ngung (nhà Hán gọi là Nam Thành) dựa núi cách sông, đông tây dài mấy nghìn dặm, vả có người Tần cùng giúp, cũng đủ dựng nước, dấy vương, làm chủ một phương. Các trưởng lại trong quận này không người nào đáng cùng mưu bàn, cho nên tôi gọi riêng ông để bảo". Rồi Ngao lấy Đà thay mình. Ngao chết, Đà liền gửi hịch đến các cửa ải Hoành Phố, Dương Sơn, Hoàng Khê, nói: "Quân giặc sắp đến, phải gấp chặt đường, họp binh tự giữ". Hịch đến nơi, các châu quận đều hưởng ứng. Bấy giờ Đà giết hết các trưởng lại do nhà Tần đặt, đem thân thích phe cánh thay làm thú lệnh. Đà đem quân đến đánh vua, vua không biết lẫy nỏ đã mất , ngồi đánh cờ cười mà bảo: "Đà không sợ nỏ thần của ta sao?". Quân của Đà tiến sát đến nơi, vua giương nỏ thì lẫy đã gãy rồi. Vua thua chạy, để Mỵ Châu ngồi trên ngựa, cùng chạy về phía nam. Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng đuổi theo. Vua đến bờ biển, hết đường mà không có thuyền, liền gọi rùa vàng mấy tiếng: "Mau đến cứu ta!" Rùa vàng nổi lên mặt nước, mắng rằng: "Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết đi?". Vua rút gươm muốn chém Mỵ Châu, Mỵ Châu khấn rằng: "Trung tín trọn tiết, bị người đánh lừa, xin hóa thành ngọc châu để rửa thù nhục này". Cuối cùng vua vẫn chép Mỵ Châu, máu chảy loang mặt nước, loài trai nuốt vào bụng, hóa làm hạt minh châu. Vua cầm sừng tê văn dài 7 tấc xuống biển mà đi (tức như ngày nay gọi là sừng tê rẽ nước. Tục truyền núi Dạ Sơn xã Cao Xá ở Diễn Châu là nơi ấy). Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành, hóa làm đá ngọc. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại chỗ Mỵ Châu tắm gội trang điểm khi trước, thương nhớ không nguôi, cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết. Người sau được hạt minh châu ở biển Đông, lấy nước giếng ấy mà rửa, sắc ngọc càng sáng hơn

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói thêm:

-Chuyện rùa vàng đáng tin chăng? Chuyện thần giáng đất Sần, chuyện đá biết nóicũng có thể là có. Vì việc làm của thần là dựa theo người, thác vào vật mà nói năng. Nước sắp thịnh, thần minh giáng để xem đứa hóa; nước sắp mất, thần cũng giáng để xét tội ác. Cho nên có khi thần giáng mà hưng, cũng có khi thần giáng mà vong. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè đặt sức dân, cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo, chẳng phải là vì lời oán trách động dân mà thành ra như thế ư? Nhưng thế cũng còn là khá. Đến như lo họa hoạn về sau mà nài xin với thần, thì lòng riêng đã nảy. Lòng riêng một khi nảy mầm thì lẽ trời theo đó mà mất, sao thần lại chẳng gieo cho tai họa! Rùa vàng trút móng thiêng trao cho, bảo là có thể đánh lui được quân địch, đó là mầm họa chăng? Như chuyện thần ban cho nước Quắc ruộng đất mà sao đó nước Quắc cũng mất theo. Sau [An Dương Vương] quả nhiên như vậy. Thế chẳng phải là thần theo người mà hành động sao? Nếu không có lời nài xin [với rùa vàng], cứ theo đạo lý mà làm, biết đâu quốc thống lại chẳng được lâu dài? Đến như chuyện Mỵ Châu rắc lông ngỗng chỉ đường, thì chưa chắc đã có. Nếu có thì chỉ một lần là phải, thế mà sau này con gái Triệu Việt Vương lại bắt chước mà cũng nói như thế, là làm sao? Có lẽ người chép sử cho rằng nhà Thục và nhà Triệu mất nước đều do con rể, cho nên nhân một việc mà nói hai lần chăng? Thế thì việc ma quỷ làm đổ thành cũng đáng tin sao? Trả lời rằng: Đại loại cũng như chuyện Bá Hữu làm quỷ dữ, sau người nước Trịnh lập con cháu của Hữu, [hồn của Hữu] có chỗ nương tựa rồi thì hết. Thế là trừ bỏ yêu khí, quỷ không có chỗ phụ vào nữa thì phải thôi. Đến như sử chép An Dương Vương bại vong là do nỏ thần bị đỗi lẫy, Triệu Việt Vương bại vong vì mũ đâu mâu mất móng rồng, đều là mượn lời để cho vật trở thành thiêng mà thôi. Đại phàm việc giữ nước chống giặc tự có đạo lý của nó, đúng đạo lý thì được nhiều người giúp mà nước hưng, mất đạo lý thì ít người giúp mà nước mất, không phải vì những thứ ấy.

Bạn đang đọc Trường Hận Anh Hùng sáng tác bởi Anibus
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Anibus
Thời gian
Lượt đọc 51

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.