Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 26

Phiên bản Dịch · 4670 chữ

Angiêlic mệt nhừ, còn đang ngủ say thì lúc mười giờ có người đập nhẹ vào cánh cửa buồng nàng.

- Thưa bà, có người hỏi bà.

- Để tôi yên - Nàng kêu to.

Nàng định ngủ tiếp nhưng cô hầu Giavốt lay nàng dậy, mặt tái mét.

- Thưa bà, mấy ông sĩ quan cứ khăng khăng đòi gặp bà ngay “Dù bận việc gì cũng mặc”, họ bảo vậy.

- Cho họ đợi... để ta ngủ đẫy giấc đã.

- Thưa bà, cháu sợ lắm - Giọng cô ta run run, - Cháu thấy có vẻ như bọn họ muốn đến bắt bà.

- Bắt ta ư?

- Họ đặt lính canh gác ở các lối ra vào biệt thự và đã ra lệnh chuẩn bị cỗ xe của chính bà để đưa bà đi.

Angiêlic vừa nhổm dậy vừa cố suy nghĩ cho mạch lạc, họ muốn gì ở nàng? Vội vã mặc quần áo, nàng ra tiếp hai viên sĩ quan. Họ đưa một bức thư. Nàng vừa mở vừa run. Nội dung thư chỉ có việc yêu cầu đương sự theo người trao thư, cuối thư có đóng dấu Nhà vua. Đây thực sự là trát tống giam vì có nghi vấn phạm tội. Cực kỳ sửng sốt, nàng cất tiếng hỏi đầy ngờ vực:

- Ai trao thư này và ra lệnh cho các ông?

- Thưa bà, cấp trên của chúng tôi.

- Tôi phải làm gì bây giờ?

- Đi theo chúng tôi. Có lệnh phải đưa bà đi một mình. Lệnh của Đức Vua.

Tim Angiêlic đập thình thịch.

- Tôi bị bắt

- Tôi không rõ, thưa bà. Tôi chỉ có thể nói được rằng tôi phải đưa bà đến Xanh-Măngđê.

Thiếu phụ lên cỗ xe của mình và cố tìm hiểu: Xanh-Măngđê... Có gì ở đó? Có lẽ một tu viện, ở đó nàng sẽ bị nhốt? Vì cớ gì mới được chứ? Nàng sẽ chẳng bao giờ biết. Nàng thấy lo ngại. Nàng đã từng thấy quanh nàng có bao nhiêu vụ bắt giam đột ngột không được giải thích. Cỗ xe đã ra khỏi những con đường lầy lội của Pari và giong ruổi nhanh trên con đường cái đóng băng.

Sau cùng, bên phải con đường hiện ra mặt trước dinh thự cũ của Thượng thư Phukê. Mặc dù đang mùa đông băng giá, sân tòa lâu đài ngổn ngang như một công trường, bị đào bới lung tung. Vào bên trong biệt thự, nay là của Thượng thư Cônbe, người kế tục chức vụ của Phukê đang bị giam, đi đến cuối một hành lang dài, Angiêlic thấy một loạt nhân vật danh giá ngồi đợi chen chúc trên những chiếc ghế dài thô sơ.

Angiêlic được đưa vào một phòng đợi nhỏ hơn. Ở đây chỉ thấy có một vị khách mà nàng chưa từng gặp ở triều đình bao giờ. Ông ta là người nước ngoài, có nước da nâu và đôi mắt nhỏ xếch, vẻ người châu Á, chân đi ủng da màu đỏ và đội chiếc mũ mềm bằng dạ, có giắt gươm. Ông khách đứng lên, cúi chào nàng thật thấp, chẳng cần để ý đến hai viên sĩ quan đi kè kè bên cạnh. Bằng một thứ tiếng Pháp đúng văn phạm, ông ta mời nàng vào tiếp kiến trước mình, và mỉm cười thoải mái, con mắt không rời Angiêlic khiến nàng hơi ngượng. Một lát sau, thấy xuất hiện ở ngưỡng cửa một nhà quý tộc mang mặt nạ, có vị Thượng thư lịch sự tiễn chân. Ngài Cônbe cau mày, do dự một chút, chưa biết nên tiếp ai trước, vị khách nước ngoài hay Angiêlic. Thấy ông khách kia nhường, ông Thượng thư ra hiệu mời Angiêlic vào rồi kéo sập cánh cửa khá mạnh trước mũi hai sĩ quan dẫn nàng đến. Ông ta ngồi vào bàn, chỉ cho nàng ngồi xuống một chiếc ghế tựa. Một lát im lặng khá nặng nề. Đôi lông mày quan Thượng thư cau lại, vẻ mặt lạnh lùng:

- Thưa bà, bà có thể cho tôi biết, vì lý do gì hôm qua bà đã đến thăm sứ thần Ba Tư, ngài hoàng thân Bactiari không?

- Ai đã báo cho ngài tin đó?

- Đức vua. Sáng nay tôi đã nhận được thư này của Hoàng thượng yêu cầu tôi triệu tập bà càng sớm càng tốt để bà giải thích rõ ràng. Vậy động cơ nào khiến bà đến thăm sứ thần của Hoàng đế Ba Tư?

- Sự tò mò.

- Vấn đề này nghiêm trọng! Quan hệ giữa nhân vật khó tính ấy và nước Pháp đã căng thẳng đến mức những ai đến thăm ông ta đều có thể được coi là làm lợi cho kẻ địch.

- Vô lý! Tôi thấy rằng Hoàng thân Bactiari rất mong muốn được đến chào Đức vua ta và thăm cung điện Vecxây lộng lẫy.

- Tôi nghĩ rằng ông ta sắp sửa lên đường về nước mà không trình quốc thư nữa.

- Nếu phải như thế thì ông ta là người buồn tiếc nhất. Chỉ cần một chút tế nhị từ phía những con người thô lỗ mà người ta đã giao việc bám sát ông ta, như các ông Toocxi, Xanh-Amông...

- Thưa bà, bà quá coi thường những nhà ngoại giao đó. Bà cho rằng họ không hiểu nghề nghiệp của mình ư?

- Họ không hiểu biết những người Ba Tư, đó là điều chắc chắn. Tôi có ấn tượng rằng đại sứ Bactiari là người có thiện chí về mặt chính trị

- Thế tại sao ông ta không chịu đến trình quốc thư?

- Bời vì ông ta tự cho là mình bị tiếp đón một cách miệt thị.

- Cụ thể ông ta đòi hỏi điều gi?

- Không ngồi trên cỗ xe đến trình quốc thư, mà cưỡi ngựa đi qua các phố Pari trải hoa hồng... Tôi hiểu rõ thắc mắc của ông ta mà.

Thượng thư Cônbe tỏ vẻ ngỡ ngàng.

- Hãy kể chi tiết cuộc thăm của bà cho tôi biết.

Angiêlic kể tóm tắt cuộc đi thăm, nhưng cố ý bỏ qua chuyện chất mumi. Ông Cônbe ngồi nghe, nét mặt sa sầm và hỏi:

- Ông ta có nói gì những điều khoản của hiệp ước muốn ký với ta không?

- Không hề. Ông ta chỉ nói thoáng qua rằng không có một nhà máy nào của Pháp sản xuất nổi thứ lụa sánh kịp lụa Ba tư... và ông ta có nhắc đến những tu viện Thiên chúa giáo ở nước ông ta.

- Thế ông ta không nói gì đến những điều khoản quân sự để cân bằng với các bên Ả rập và Mạc Tư Khoa?

Angiêlic lắc đầu. Ông thượng thư ngồi trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu. Angiêlic cất tiếng nói vui vẻ:

- Tóm lại, tôi đã giúp ích được cho ông và cả Đức vua.

- Chớ có vội kết luận. Bà đã hành động cực kỳ dại dột và vụề.

- Sao lại như vậy được?

- Cho phép tôi nói thẳng ra với bà. Bà tưởng mình có thể hành động tùy ý muốn, nhưng thực ra ở vị trí càng cao thì càng phải hết sức thận trọng. Thế giới của những nhân vật quan trọng là đầy rẫy cạm bẫy. Vì thế chỉ suýt nữa bà bị bắt giam rồi...

- Thế tôi không bị bắt giam nữa ư?

- Không. Tôi nhận trách nhiệm không giữ bà lại cho đến khi giải quyết xong vụ này với Hoàng thượng. Tuy nhiên ngày mai bà hãy có mặt tại Vecxây. Tôi nghĩ rằng Đức vua muốn nghe ý kiến bà sau khi đã có những kiểm tra cần thiết. Tôi cũng sẽ đến đó để tâu trình với Hoàng thượng về một kế hoạch mới nẩy ra trong đầu. Bà có thể giúp ích được một phần.

Thượng thư Cônbe tiễn nàng ra tận cửa và ra lệnh cho hai sĩ quan cảnh sát:

- Nhiệm vụ của các ông đã xong.

Angiêlic bàng hoàng trước sự kết thúc tốt lành này, đến mức sau khi hai viên sĩ quan cảnh sát đi rồi nàng vẫn ngồi lại ở phòng đợi. Mãi đến khi người khách được ông Cônbe tiếp sau nàng đã quay ra, vẫn thấy nàng còn ngồi đờ đẫn trên chiếc ghế dài. Ông ta liền đề nghị cho mình được đi kiếm một cỗ xe ngựa để cùng nàng trở về Pari.

Như một cái máy, Angiêlic bước theo ông ta, đầu rỗng tuếch. Mãi đến khi thấy mình đã tới trước cửa cỗ xe của chính mình, nàng mới bừng tỉnh:

- Xin lỗi ông, trái lại, chính tôi xin được mời ông lên cỗ xe của tôi và vui lòng trở về Pari cùng

Lên xe rồi, nàng mới tự thú nhận với mình rằng vừa qua nàng đã rất hoảng sợ. Nàng cố gắng nói chuyện niềm nở với người đàn ông có văn hóa và đã tỏ ra nhã nhặn lúc nàng đang thất thế.

- Cho phép tôi được hỏi quý danh thưa ngài và xin cho biết ngài từ đâu đến?

- Tôi là Hoàng thân Racôcdi, và nước tôi là Hungari. Người khách kể lại, vốn dòng dõi cao sang, ông ta đã từ bỏ toàn bộ tài sản để tận tụy đấu tranh cho dân tộc mình đang gặp tình cảnh khổ cực. Ông đã dấy lên một cuộc nổi loạn nhằm đánh đổ vua Hungari.

- Chính tôi đã thành lập được chế độ cộng hòa ở Hungari. Và sau đó diễn ra cuộc đàn áp. Tôi đã bị những người đồng đảng tố giác. Nhưng may sao tôi trốn thoát và náu mình trong một tu viện. Sau đó tôi vượt qua biên giới. Bị săn lùng ở khắp mọi nơi, tôi đã đến nước Pháp, và được đón tiếp tử tế.

- Xin mừng ông. Vậy ông ở đâu trên đất nước này?

- Không ở một chỗ nào nhất định, thưa bà. Tôi lang thang khắp nơi, giống như tổ tiên mình. Tôi chờ đến ngày được trở về đất nước Hungari.

- Nhưng trở về ông sẽ có nguy cơ bị xử tử.

- Dù sao tôi cũng quay về nước, khi đã giành được sự trợ giúp của Đức vua nước này nhằm dấy lên một cuộc nổi dậy mới của quân du kích. Tôi là người cách mạng từ trong máu thịt. Người Hungari chúng tôi là kẻ kế thừa nhiều chủng tộc tự do. Chúng tôi là những con người tự do.

- Nhưng, ở đất n này, chúng tôi cũng là những người tự do. - Angiêlic cãi lại.

Người Hungari bật lên cười rũ rượi:

- Bà cho mình là tự do khi bước vào văn phòng ông thượng thư của một vương quốc chuyên chế, với hai tên cảnh sát đi kèm hai bên ư?

- Đó chỉ là một sự hiểu nhầm. - Angiêlic phật ý bác bỏ - Chính ông đã tận mắt thấy hai viên cảnh sát đã không kèm tôi lúc trở ra đấy thôi.

- Đúng thế. Nhưng còn tệ hơn trước là nay họ ở sau lưng bà và sẽ không bao giờ bà thoát khỏi tay của họ được.

Nàng bắt đầu thấy khó chịu vì những lời nói bốc đồng ấy.

- Những lời lẽ của ông là cực đoan. Tôi cho rằng chẳng có chế độ nào là hoàn hảo trên trái đất này. Ông như một tông đồ truyền đạo. Các tông đồ trước sau sẽ bỏ mình trên thánh giá.

- Một tông đồ phải là người không lấy vợ, hoặc ít nhất phải từ bỏ gia đình mình. Trái lại, tôi muốn có một gia đình, nhưng là trong tự do. Tôi nghĩ đến điều đó từ khi trông thấy Phu nhân. Hãy nhận làm vợ tôi và cùng trốn đi với tôi...

Theo cách làm tự nhiên của phụ nữ khi khó xử, Angiêlic cười và đổi đề tài. Người khách Hungari mỉm cười:

- Rồi Đức vua của bà sẽ giúp tiền cho tôi, một người cách mạng, để tôi đánh lại một ông vua khác. Ông ta hành động hai mặt. Ông ta cần đến tôi, Racôcdi, để làm suy yếu hoàng đế Đức. Nhưng trước kia chính ông ta đã ủng hộ vị Hoàng đế này ở Xanh-Gôta đánh lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một ông vua rất lớất kín đáo và rất khôn khéo…

Cỗ xe vừa dừng lại trước biệt thự Bôtrây, ông Hoàng Hungari chủ động xuống xe và chìa bàn tay ra đỡ cho Angiêlic xuống:

- Biệt thự của bà đây rồi. Còn tôi trước kia đã từng có cả một tòa lâu đài.

- Ông không tiếc lâu đài ấy ư?

- Chính khi nào người ta thờ ơ với mọi của cải trên thế gian này, thì lúc đó người ta mới thật sự bắt đầu tận hưởng cuộc sống. Thưa bà, xin chớ quên điều tôi đã yêu cầu bà.

- Điều gì vậy?

- Xin bà nhận làm vợ tôi.

- Đấy là một lời đùa rỡn?

- Không. Bà cho tôi là điên, bởi vì bà không quen gặp những người đàn ông say mê và chân thật. Sự say mê của cả một cuộc đời có thể nảy sinh chỉ trong một giây phút. Vậy thì tại sao ta lại không thú nhận ngay tức khắc sự say mê của lòng mình? Những người Pháp giam cầm tình cảm của mình cũng như phụ nữ của họ trong những đai ngực cứng như thép. Hãy đến với tôi. Tôi sẽ giải phóng cho bà.

- Không đâu. Tôi ưa cái đai ngực của mình - Angiêlic cười nói - Xin vĩnh biệt, thưa ông. Ông làm tôi nói ra những lời lẽ ngốc nghếch quá.

Nửa đêm hôm đó nàng thức giấc và hai hàm răng va vào nhau cầm cập. Nàng vội kéo chiếc chăn tụt xuống chân giường lên đắp lại cho mình. Tiếng đồng hồ treo ở xa xa điểm chuông: mới nửa đêm. Angiêlic biết là nàng ngủ chưa được bao lâu. Nàng cúi xuống tìm dép, đình vào buồng tắm, ngâm chân trong nước nóng cho ấm người lên. Khi cúi xuống, nàng chợt phát hiện ở phía bên trái cái khung hình chữ nhật của một cánh cửa nhỏ. Cửa này nàng chưa từng thấy bao giờ. Nhờ ánh sáng một cây nến leo lét đằng sau cánh cửa đó mà nàng nhận ra nó. Có người mở khóa cửa. Cạch một tiếng nhẹ. Vệt ánh sáng lan rộng ra và bóng một người đàn ông in dài trên bức tường phòng ngủ của nàng.

- Ai đến đó? Ông là ai? Angiêlic hỏi to.

- Tôi là Bôngtăng, người hầu phòng thứ nhất của Đức vua. Xin bà chớ lo ngại gì.

- Vâng, tôi nhận ra ông rồi, ông Bôngtăng. Ông hỏi gì tôi thế?

- Hoàng thượng có ý muốn gặp bà.

- Vào giờ này?

- Thưa bà, vâng.

Angiêlic lẳng lặng khoác chiếc áo dài nghỉ đêm vào người. Căn hộ nhỏ dành riêng cho phu nhân Plexi-Belie trong điện Vecxây có đủ tiện nghi sang trọng, nhưng lại chứa đựng cạm bẫy.

- Tôi có thể phiền ông đợi cho một chút được không, thưa ông Bôngtăng? Tôi muốn ăn mặc cho chỉnh tề.

- Xin bà tự nhiên cho. Tuy nhiên, xin bà làm ơn đừng đánh thức mấy cô hầu gái dậy. Hoàng thượng muốn rằng chuyện này phải được giữ hết sức kín đáo, và chỉ một vài người tin cẩn mới được biết có cái cửa bí mật này.

- Tôi xin chú ý điều đó.

Nàng châm cây nến của mình vào cây nến của ông Bôngtăng và đi vào cái buồng nhỏ bên cạnh. Do đã từng trải nhiều tình cảnh tàn nhẫn, nàng ưa đương đầu với nguy cơ hơn là lẩn tránh và chạy trốn. Mặc áo dài xong, nàng cúi xuống trước gương xoa vội ít phấn hồng lên má, rồi nhún vai nói:

- Tôi đã sẵn sàng, ông Bôngtăng ạ.

Cái váy nặng lòa xòa khiến nàng qua cánh cửa kín hơi khó khăn. Cánh cửa khép lại, nàng thấy mình ở trong một hành lang hẹp xấp xỉ có chiều cao và bề ngang của một người đàn ông. Bôngtăng dẫn nàng trèo lên một cầu thang nhỏ xoáy trôn ốc rồi đi xuống ba bậc hành lang hẹp, dài như một đường hầm đi vòng lại, cắt ngang từng quãng bởi những phòng nhỏ đóng kín. Một điện Vecxây bí mật hiện ra, với những lối đi dành cho những người đầy tớ và những tên gián điệp, cho những cuộc hội đàm và cuộc đi thăm bí mật, những cuộc thương lượng và hẹn hò lén lút. Một điện Vecxây tối tăm, khoét sâu qua bề dày những bức tường và uốn khúc quanh co bí ẩn xung quanh những phòng lớn sáng choang và đầy vàng son lúc thanh thiên bạch nhật.

Qua một phòng hẹp cuối cùng, hai người tới một cánh cổng mở sang một phòng rộng và trần cao hẳn lên. Nhìn chung quanh mình, Angiêlic nhận ra mình đang ở phòng làm việc của Đức vua. Hai cây đèn nến có sáu ngọn đặt trên cái bàn cẩm thạch đen rọi ánh sáng xuống Đức vua đang cặm cụi làm việc. Trong lò sưởi, củi cháy lách tách. Bôngtăng cời than cho lửa cháy hồng, đặt thêm một cây củi rồi lui ra, tan biến như một cái bóng trong bức tường.

Luy 14 ngẩng đầu lên. Angiêlic thấy ông mỉm cười:

- Mời bà ngồi.

Nàng ngồi xuống mép một chiếc ghế tựa trong tư thế chờ đợi. Im lặng kéo dài một lúc hơi lâu. Không một tiếng động nào vang tới phòng này. Cuối cùng Đức vua đứng lên và đến đứng trước mặt nàng, hai cánh tay khoanh trước ngực:

- Thế nào? Bà không chủ động tiến công? Không một lời nói? Không phản đối? Người ta đã phá giấc ngủ của bà mà.

- Tâu Bệ hạ, tôi đang chờ lệnh của Hoàng thượng.

- Sự nhún nhường đột ngột này che giấu cái gì đấy? Một lời đối đáp mạnh mẽ như một ngọn roi ư? Một câu chua chát ư?

- Hoàng thượng mô tả thiếp như một mụ đàn bà tai ác, làm thiếp hết sức hổ thẹn. Có phải đó là sự đánh giá của Người đối với thiếp chăng, tâu Hoàng thượng?

Vua không trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

- Cha Giôdep đã trình bày với ta những thành tích của bà trong một tiếng đồng hồ. Ông ta là người hiểu biết rộng và đầu óc phóng khoáng, và ta đánh giá cao những gợi ý của ông. Vậy lẽ nào ta không xá lỗi cho bà khi mà những nhân vật có uy tín của Nhà thờ tỏ ra bao dung che chở đối với bà. Thôi được, bây giờ hãy lại gần đây.

Vua ra hiệu cho nàng đứng lên và đi sang phía bên kia bàn.

Một tấm bản đồ đã được trải rộng. Đức vua lấy ngón tay chỉ những địa điểm trên bản đồ:

- Đây, nước Pháp... kia là đảo Mantơ. Đó, Canđi, pháo đàền tiêu của đạo Kitô. Những nơi khác là nơi thống trị của người Thổ Nhĩ Kỳ. Và đằng kia là Ba Tư...

- Xin bệ hạ giải thích cho về Ba Tư. Vương quốc của ta có thể có lợi ích gì ở nước xa xôi đó?

- Lợi ích mà ta quan tâm đến ở đó, chắc bà cũng sẽ chú ý, đó là tơ lụa. Bà biết không, tơ lụa hiện chiếm tới ba phần tư tổng giá trị hàng nhập khẩu của nước Pháp.

- Thiếp không biết. Tại sao nước ta cần tới nhiều tơ lụa như vậy?

Đức vua bật cười.

- Một phụ nữ mà lại hỏi tại sao ư? Bà tưởng rằng chúng ta có thể thiếu được các hàng gấm vóc, xa tanh, lụa là ư? Không đâu. Người Pháp chúng ta là thế mà, quan tâm lớn nhất là các hãng thời trang. Và đây chính là một điểm yếu của ta, và điều này cắt nghĩa tại sao một hiệp ước thương mại với Hoàng đế Ba Tư lại có tầm quan trọng lớn. Người Pháp cần có tơ lụa, nhưng giá tơ lụa quá đắt. Nhập cảng lụa quả là tốn kém!

Đức vua thống kê các chi phí với vẻ suy nghĩ.

- Nộp thuế cho người Ba Tư... Thuế quá cảnh trả cho người Thổ Nhĩ Kỳ, cho những lái buôn trung gian ở thành phố Giênơ, Mét... Cần có một giải pháp khác.

- Thiếp nghe nói ngài Cônbe đã nghĩ đến việc thay những vụ nhập khẩu tơ lụa tốn kém đó bằng việc sản xuất tơ lụa ở trong nước ta, bằng cách cải tạo các xí nghiệp ở Liông.

- Đó là kế hoạch lâu dài trong tương lai.

- Và nước ta dù sao cũng không thể làm ra thứ tơ lụa sánh được với hàng lụa của người Ba Tư - Angiêlic nhận xét.

- Ai đã cung cấp tin tức này cho bà?

- Chính đại sứ Ba Tư, ông hoàng Bactiari.

- Ông ta đã nói với bà về việc buôn bán tơ lụa ư? Vậy ông ta đã đoán được rằng vấn đề này sẽ là một bộ phận trọng yếu của cuộc thương lượng giữa hai nước ư?

- Ông Hoàng này là nhà văn, nhà thơ tinh tế, là cố vấn tin cẩn của nhà vua Ba Tư, nhưng lợi hại hơn cả, ông ta còn là nhà kinh doanh giỏi.

Đức vua thở dài với vẻ nhẫn nhục.

- Rõ ràng ta phải chấp nhận sự phân tích của ông Cônbe và cha Giôdep. Bà có vẻ đúng là nhân vật duy nhất có thể gỡ ra cái chuyện rắc rối này.

- Tâu Bệ hạ, thiếp tin chắc rằng nếu như chính Hoàng thượng đã có thể gặp sứ thần Ba Tư chứ không phải là đám phái viên của Ngài, thì những khó khăn sẽ không nảy sinh.

- Tiếc thay! Các vị quân vương không thể nào đích thân làm một số công việc được. Họ phải biết cắt đặt người này người nọ vào từng công việc tùy theo tài năng mỗi người. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, là tài năng chủ yếu một ông vua phải có. Ta đã sai lầm khi không lựa chọn kỹ những người mà ta phái đến tiếp xúc với sứ thần Ba Tư...

Nét mặt vua đanh lại. Ngay sau đó trở lại vẻ điềm đạm quen thuộc, Đức vua nói tiếp:

- Bà đã có nhã ý quay lại triều đình kịp thời để giúp đỡ ta.

- Nhưng sáng nay Hoàng thượng đã không nói như vậy...

- Ta công nhận. Chỉ có kẻ nhỏ nhen mới tự cho mình không khi nào nhầm lẫn cả. Nay ta đã thấy rõ mình phải đạt được điều gì và cái gì mình phải tránh. Bà có thể giúp chúng ta đạt mục tiêu một cách chắc chắn nhất. Bởi vì, nếu như chúng ta không đạt được tới sự thỏa thuận với vị sứ thần Ba Tư, thì hầu chắc chắn vua Ba Tư sẽ trục xuất các vị linh mục dòng Tên của ta và sẽ cấm xuất khẩu tơ lụa nước họ cho ta.

- Vậy thiếp phải làm gì? Vai trò của thiếp sẽ là thế nào?

- Đi sâu, nắm được tư tưởng của vị Hoàng thân đó, rồi báo cáo cho ta biết nên làm thế nào để đối xử đúng với ông ấy, không mắc sai lầm. Và nếu bà có thể làm được, thì hãy nhận định trước những cạm bẫy mà nhân vật nham hiểm đó có thể dăng ra cho chúng ta.

Angiêlic cắn môi.

- Việc này không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi mất nhiều thì giờ.

- Cái đó không quan trọng.

- Thiếp cứ nghĩ rằng mọi người đều nóng ruột muốn được thấy đại sứ Ba Tư đến trình quốc thư.

- Mọi người đều mong thế... trừ có trẫm. Thật ra lúc đầu, khi nghe báo cáo rằng Hoàng thân Xôliman tỏ ý lừng chừng, ta muốn lùi cuộc tiếp kiến lại, và trước đó hãy gặp đoàn sứ thần từ Mạc Tư Khoa đã, đoàn nàyòn đang trên đường đến nước ta. Sau đó, ta sẽ có thể thảo luận với đại diện Ba Tư một cách chủ động hơn. Bởi vì, nếu như phía Mạc Tư Khoa đồng ý với ta thì sẽ cần phải vạch ra một con đường chuyên chở tơ lụa mới bằng đường bộ, như vậy sẽ tránh được mọi sự cướp bóc của bọn người Thổ Nhĩ Kỳ, Giênơ...

- Như vậy, các chuyến hàng sẽ không đến nước ta theo đường biển như trước, phải không ạ?

- Đúng thế. Hàng sẽ đến theo con đường cổ xưa của những lái buôn từ Xamacăng đến châu u. Hãy nhìn xem, đây là con đường tơ lụa mà trẫm muốn lập lại, đi qua các thảo nguyên vùng Trăngcôcadi, qua đất Ucren, Bexarabi, Hungari, rồi qua lãnh thổ của người anh em họ của trẫm là vua xứ Bavie. Theo hành trình ấy thì sẽ đỡ tốn kém hơn vì tránh được sự cướp bóc của đám người Bacbari và những khoản thuế quá cảnh phải trả trên đường biển.

Cũng cúi xuống tấm bản đồ, hai cái đầu kề gần nhau. Angiêlic thấy những sợi tóc của Đức vua lướt nhẹ vào má mình. Nàng đột nhiên đứng thẳng người lên, bối rối. Nàng cảm thấy hơi lạnh thấm vào người. Nàng đi vòng qua chiếc bàn để ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Vua, và chợt nhận ra rằng trong khi hai người trò chuyện, ngọn lửa trong lò sưởi đã tắt. Rét run người, nàng ân hận vì đã không mang theo áo khoác. Nhưng nàng cần phải đợi chính Đức vua ra lệnh thì mới được rút lui.

Vua vẫn mải mê nói tiếp, giải thích những dự án của Thượng thư Cônbe về những xí nghiệp dệt ở Liông và Macxây. Cuối cùng, người dừng lại.

- Bà không lắng nghe nữa ư? Có chuyện gì thế?

Angiêlic hai tay ôm chặt lấy khuỷu tay vì rét, ngần ngại không trảĐức vua có một thân thể đặc biệt cường tráng, không biết nóng lạnh, mệt nhọc là gì, và cũng không ưa nhìn thấy những biểu hiện yếu đuối ấy trong đám người có vinh dự được ở bên người. Nếu phàn nàn sẽ bị Người tỏ vẻ khó chịu, và thậm chí có thể bị ruồng bỏ.

- Có chuyện gì vậy? - Vua gặng hỏi - Hình như bà có chuyện gì nghĩ ngợi. Chẳng lẽ bà muốn bỉ mặt ta và từ chối sứ mệnh mà ta vừa giao cho bà?

- Tâu Hoàng thượng, không phải thế.

- Vậy có chuyện gì kia chứ? Tại sao bỗng nhiên trông bà có vẻ ngơ ngác thế kia?

- Tâu bệ hạ... rét.

Vua tỏ vẻ ngạc nhiên

- Rét ư?

- Lửa đã tắt từ lâu, tâu Hoàng thượng. Bây giờ đang giữa mùa đông, và lúc này là hai giờ sáng.

Vẻ ngạc nhiên và thú vị lộ ra trên mặt Đức vua.

- Vậy ra, bên dưới sự rắn rỏi của bà, cũng có những nét yếu đuối ư?

Bạn đang đọc Tình sử Angélique của Serge Anne Golon
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 17

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.