Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tô Hàng

Tiểu thuyết gốc · 2116 chữ

“Trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng” Tô Châu, Hàng Châu nổi tiếng bởi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đất đai màu mỡ, trù phú, từ xưa đã là một vùng phát triển mạnh, dân cư đông đúc mà lại giàu có là nơi định cư ưa thích của các thế tộc, thương nhân. Nằm bên bờ Trường Giang, ngay sát kinh đô Nam Kinh luôn có trọng binh đóng giữ, Tô Hàng trước nay đều ít phải trải qua chiến loạn. Đây là đất làm giàu chứ không phải trốn binh gia, các ngành nghề thủ công nghiệp rất phát triển, đặc biệt là lụa, lụa là, gấm vóc Tô Châu chất lượng khỏi bàn.

Hàng châu lại còn là một trong những thương cảng quan trọng của Đại Minh, sự giàu có càng không cần bàn cãi nữa. Giang Nam bao giàu có tươi đẹp thì Tô Hàng có bấy nhiêu. Biết bao phường trộm cướp, quân xâm lược đều có ý với đất này. Oa khấu mãi tận biển bắc mỗi đêm mơ ngủ đều nghĩ đến. Khốn thay, lúc này thủy sư Đại Minh không phải hạng vừa, dù Chu Nguyên Chương có ra lệnh cấm hải nhưng cũng không ngăn cản sự phát triển của thủy sư, càng không nói đến Chu Đệ, y chính là người sẵn sàng đóng hàng ngàn thuyền chiến lớn cho Trịnh Hòa thám hiểm. Thủy sư Đại Minh ở thời Chu Nguyên Chương, Chu Đệ mạnh khỏi bàn, không hải tặc nào dám mon men đến gần, Oa khấu cũng chỉ có thể đánh cướp thương thuyền Cao Ly.

Thương cảng Hàng châu nhộn nhịp luôn có hơn trăm thuyền chiến lớn đóng giữ, không một thế lực nào dám cả gan làm loạn. Ít nhất cho đến năm 1407 này.

Sau khi diệt gọn đoàn thám hiểm của Trịnh Hòa, hai hạm đội lớn của Vạn Xuân cập cảng Vân Đồn bảo dưỡng, bổ sung vật tư sau đó hộ tống đại quân ngược lên phương Bắc. Thực sự đi biển cuối năm như này rất là kỵ, đây đang là mùa mưa bão lớn ở biển Đông, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, không cẩn thận lại người mất tật mang.

May thay, đã gần đến cuối năm, bão chuyển hướng, tập trung nhiều về Trung Bộ và Nam Bộ, Bắc Bộ ít chịu ảnh hưởng hơn. Nếu các tháng 6 – 8 đi biển lên phía Bắc mới là nguy hiểm nhất, khi đó phía Bắc thường có bão mà lại toàn bão lớn, Vạn Xuân nếu cố ý mà đi thì chỉ cần một cơn bão thôi, cả chục năm xây dựng đều đi tong cả. Sức mạnh thiên nhiên rất ghê gớm, con người còn chưa thể chế ngự được.

…..

Truyện Kiều – Nguyễn Du có nhắc đến một con sông nổi tiếng bên Trung, nơi Thúy Kiều định đắm mình sau khi khuyên Từ Hải ra hàng rồi nhận kết cục thảm thương, hoa tiêu ngọc vẫn, bị làm nhục rồi vứt bỏ, đó chính là sông Tiền Đường. Sông Tiền Đường là con sông lớn nhất Chiết Giang, chảy qua Hàng Châu. Đây cũng là nơi phát nguyên của nước Việt, nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn chứ không phải Việt Nam. Sông Tiền Đường – Hàng Châu cũng là điểm cực nam của Đại vận hà nổi tiếng, công trình thủy lợi vĩ đại nhất của Trung Hoa thời phong kiến. Từ sông Tiền Đường, theo Đại vận hà có thể ngược lên đến tận Bắc Bình, đường ngang ngõ dọc vô số, trải rộng khắp đất Trung Nguyên. Là huyết mạch giao thông không thể thiếu, tất cả các triều đại đều hết sức coi trọng.

Sông ngoằn ngoèo, sóng to, gió lớn, đặc biệt ở cửa sông, có những nơi sóng cao vượt cả nhà lầu, không phải là nơi thích hợp để đi lại hay chiến đấu, ấy vậy mà hôm nay, một đội tàu lớn xuất hiện trên biển, thẳng hướng Tiền Đường mà đi, bất chấp những con sóng hung tợn. Đội tàu rất lớn, dễ đến cả nghìn chiếc. Tàu đi san sát, phủ kín mặt sông, ngư dân xung quanh nhìn mà khiếp sợ.

“Đại thúc, thuyền này là thuyền của ai? Sao trông lạ quá.” Một tên thanh niên nước da đen bóng, chai sạn bởi nắng gió hỏi người đang chèo thuyền.

“Lẽ nào là đoàn thuyền của Trịnh Hòa đại nhân trở lại.” tên ngư dân được gọi là đại thúc vuốt râu trầm tư.

“Nhưng thuyền này lạ quá, không giống như các thuyền lớn của ta trong bến cảng.” tên thanh niên nói.

“Đúng vậy, đúng vậy. Lạ thay, thế chúng có thể là ai được cơ chứ.” Tên trung nguyên trầm tư.

Mặc kệ cho hai tên ngư dân bàn tán, đoàn thuyền theo gió từ từ tiến đến, càng lúc càng gần. Chỉ khoảng chục km nữa thôi là có thể đến cảng Hàng Châu rồi.

“Thuyền lạ, cờ cũng lạ. Ắt không phải của Đại Minh ta. Nhanh nhanh chèo thuyền về cảng báo cho các quan gia.” Tên ngư dân trung niên cảm thấy không ổn, thúc dục đứa làm thuê.

Xung quanh vùng, các ngư thuyền khác cũng nhận thấy không ổn. Một số ra sức chèo về cảng, số khác thì cập bờ rồi nhanh chân chạy đến thôn trang gần nhất báo tin, từ đó khoái mã sẽ lập tức chạy về thành Hàng Châu.

Dù đám ngư dân có nhanh nhẹn đến đâu thì cũng không đuổi kịp tốc độ của hạm đội Vạn Xuân, chẳng mấy chốc chiến thuyền Vạn Xuân đã đến trước cảng Hàng Châu.

Từ trên tháp canh cao cả chục mét, lính canh đã sớm nhìn thấy đám thuyền lạ. Chúng hết hồn trước quy mô đội thuyền, khi xưa Trịnh Hòa đại đô đốc đi qua cũng không nhiều thuyền đến vậy, thuyền tới tuy không to nhưng rất rất nhiều, kín cả mặt sông. Kẻ tới chắc chắn không có thiện ý, nếu không thì đã sớm phái thuyền nhỏ đến diện kiến rồi.

“Choeng choeng choeng.” Lính canh điên cuồng đánh vào chiếc chuông đồng trên tháp báo hiệu cho người phía dưới. Dưới chân tháp, một tên lính nhảy lên ngựa, chảy thẳng về thành Hàng Châu, tên khác thúc ngựa chạy về núi ở xa, chưa biết để làm gì.

Cả cảng trở lên nhốn nháo, nhộn nhạo, thương nhân nhìn nhau không biết phải làm sao, phu khuôn vác cũng ngơ ngác ngớ người.

“Nhìn kìa, có người đốt lửa báo động.” một tên thương nhân thất kinh chỉ về phía tháp canh. Nơi đó, một ngọn lửa dữ dội bùng lên, cột khói cao cả chục mét.

“Nhanh! Nhanh. Thu thập hàng hóa, rút về thành.” Thương nhân quát tháo, nô lệ, dân phu oằn mình khiêng hàng chất lên xe. Cả cảng trở nên náo loạn, không ít kẻ vơ vội đồ tế nhuyễn mà chạy, cũng có nhiều tên gian manh nhân cơ hội cướp đồ, cướp tiền từ đám thương nhân giàu sụ.

Từ doanh trại, quan binh ùa ra như kiến, nhiều tên còn không kịp mặc áo giáp, chỉ cầm vội binh khí. Thần sắc bàng hoàng, chúng cũng không biết chuyện gì đang xảy ra ở đây. Các chiến thuyền trực chiến đang đậu ở cảng nhanh chóng chuyển mình, thẳng hướng hạm đội địch mà đi, còn những thuyền khác, nô lệ binh lính nhanh chóng chạy lên thuyền chuẩn bị xuất phát.

Phản ứng của quân Minh đúng là không chậm, chỉ chưa đầy 5 phút kể từ khi hạm đội Vạn Xuân vào tầm nhìn mà đã có hàng chục chiến thuyền xuất bến, sẵn sàng ứng chiến. Thủy sư Đại Minh tinh nhuệ thiện chiến quả không phải là lời đồn. Dù có bị bất ngờ nhưng phản ứng quá nhanh khiến quân Vạn Xuân cũng có đôi ba phần nể phục.

Nể phục thì nể phục nhưng đánh thì vẫn phải đánh thôi. Quy thuyền đi trước trận, các tay chèo ra sức kéo, thuyền lao băng băng trên sóng, không khác gì Mông Đồng khi xưa đánh Nguyên. Những chiếc “thiết giáp hạm” cứng rắn này sẽ là chủ lực trong trận chiến hôm nay. Cận chiến khó ai có thể đánh gục được quy thuyền. Còn các thuyền chiến còn lại mang hơi hướm “man of war” của Vạn Xuân, đánh trên biển thì lợi hại nhưng trong lòng sông có đôi phần chật hẹp thì hơi vói, dễ bị các chiến thuyền khổng lồ của quân Minh quần ẩu đến chết, chúng tốt nhất là ở đằng sau trợ chiến, hỗ trợ quy thuyền tiến công thì hơn.

Thuyền Minh vừa ra cảng là lao phăng phăng về phía hạm đội đối địch, thuyền đi dàn trải, ý định lập một phòng tuyền trên sông, ngăn trở hạm địch, chờ quân cứu viện. Ý tưởng này không tồi, ít nhất đối với thủy chiến đương thời. Tiếc thay họ đối mặt với hạm đội Vạn Xuân có một phương thức tác chiến hoàn toàn mới, không phải tiếp ngạn chiến truyền thống nữa.

Thuyền Minh dàn trận chưa xong thì “ẦM ẦM ẦM” tiếng đại pháo ầm ầm như sấm dậy, khí thế như buổi khai sơn lập địa. Thanh thế to lớn, không sao cản nổi. Những viên cầu sắt xé gió lao đến, mang theo mình tiếng rít chói tai, chết chóc.

“ẦM ẦM ẦM.” đạn bắn vào mặt sông vỡ tung, sóng lớn Tiền Đường phải oằn mình trước sức mạnh viên đạn. Nước bay tứ phía, cột nước cao hàng mét, tạt cả vào sàn tàu. Binh lính, thủy thủ quân Minh trên thuyền kinh hãi tột độ, ai đấy mặt mũi anh mét hãi hùng. Súng pháo của giặc sao có thể lợi hại được đến như vậy? Đại pháo không phải thứ gì mới lạ đối với quân đội Đại Minh, chúng được trang bị nhiều là đằng khác, nhưng tầm bắn xa và sức mạnh lớn như thế thì chúng lần đầu trông thấy, không sợ sao được.

Điều đáng sợ nhất còn ở phía sau cơ, những viên đạn bắn vào nước chỉ là những viên lỗi. Những viên bắn vào thuyền mới là chết chóc nhất. Gỗ đóng tàu đâu phải hạng xoàng xĩnh, rẻ tiền, đều là gỗ tốt hàng tuyển cả nhưng dưới sức mạnh của khoa học kỹ thuật, thứ gỗ cứng rắn của tự nhiên có phần nam khan. Chỉ thấy cầu sắt bay tới, dễ dàng hất tung thành tàu thành những mạnh vụn, viên nào động năng kém hơn thì cũng để lại một vết lõm sâu, hoặc có khi ghim luôn vào trên thành tàu.

Gỗ cứng đã thế, người thì càng không chịu nổi. Có tên lính Minh xấu số dính phải một viên đạn, người bị hất bay lên không trung, máu tươi nội tạng bắn ra tứ phía, cơ thể y rách nát, một lỗ thủng dữ tợn to bằng quả bóng ngay giữa ngực, máu tươi, vải vụn, nội tạng còn rơm rớm xung quanh. Y chết không kịp ngáp, y chết là giả thoát nhưng đồng bạn của y thì khủng hoảng.

Chết có nhiểu kiểu nhưng chết như này thì quá là thảm, Một tên thủy thủ quân Minh nhìn xuyên qua lỗ thủng trên cơ thể tên lính xấu số, nhìn thấy một tên khác đầu nát như tương, não trắng như đậu phụ, khắp trên mặt đất. Hắn lập tức hỏng mất hét lớn, vứt đi binh khí, mặc kệ tất cả mà lao đầu xuống sông, thà chết cũng phải thoát đi trốn địa ngục trần gian này. Y nhảy xuống sống, còn chưa kịp bơi thì một viên cầu sắt phá không lao đến, biến y thành bãi thịt vụn máu tươi của y, theo dòng nước bắn phụt lên, tạt hết vào mặt đồng bạn còn ngơ ngác trên boong thuyền.

Khắp nơi là địa ngục, tiếng la hét, kêu rên hết lần này đến lần khác. Những tên yếu tim, yếu bóng vía nằm vật ra ôm đầu gào thét, nước tiểu, chất thải chảy đầy quần. Tên nào to gan hơn thì cũng nôn thốc nôn tháo. Đám lão binh có đôi phần can đảm thì trốn thật kỹ, mặt mũi ngưng trọng, chiến đao trong tay run lẩy bẩy phần nào thể hiện tâm trạng mà chúng đang cố dấu. Trận này, khó đánh.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 59

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.