Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bình định Tân đảo

Tiểu thuyết gốc · 2433 chữ

Sau trận chiến, khu bình nguyên đã được dọn dẹp sạch sẽ, các xác chết của thổ dân được chôn trong những mộ ngôi tập thể, rắc vôi đầy đủ, đảm bảo không xảy ra ôn dịch, phía trên cắm đầy các thứ vũ khí áo mũ kỳ quái để thế nhân biết nơi đây chôn những ai, cũng nhằm răn đe những kẻ có ý định gây rối, tự ước lượng lại sức mạnh của bản thân. Đại Hải dự định cho người xây dựng một tượng đài đặt tại đây nhằm tưởng nhớ những binh sĩ đã ngã xuống trong trận chiến giành quyền kiểm soát Tân đảo cũng như trong suốt quá trình bình định, tiêu vong các vương quốc và bộ lạc bản địa.

………

Từ khi tin chiến thắng trở lại, không khí Tân thành vui như Tết, ai nấy đều hân hoan vì giờ đây họ đã trở thành chủ nhân thực sự của Tân đảo, đây sẽ là vùng đất của họ, quê hương thứ hai của họ. Những người nô lệ thổ dân cũng không có phản ứng gì lớn, kể từ khi bộ lạc của họ bị hủy diệt, bị bắt làm tù binh thì mục tiêu lớn nhất của họ bây giờ là cố gắng lao động, học tập cống hiến để có thể trở thành công dân Vạn Xuân, sống cuộc sống như trên thiên đường. Những thổ dân đầu tiên được trao quyền công dân như Tân, Tú,…chính là tấm gương cho họ.

Một tuần sau, đại quân khải hoàn trở về, một buổi kiểm duyệt long trọng được tổ chức. Dân chúng, lái buôn ngoại quốc, nô lệ,… tất cả đều nô nức đến xem, một buổi lễ như vậy chưa từng xuất hiện ở Tân đảo, ở Đại Việt cũng không thường có, vì quân triều đình những năm nay thắng thì ít thua thì nhiều, dân ăn còn không đủ no, tha thiết gì với hội hè hay kiểm binh. Nhưng Tân đảo thì khác, đây là vùng đất của hy vọng, vùng đất mùa xuân trường tồn.

Trên trục đường chính của Tân thành, từng khối, từng khối quân trận vuông vức binh lính đều nhịp bước theo tiếng nhạc “Tiến bước dưới quân kỳ”. Tuy nhạc cụ còn đơn giản chỉ chiêng, trống,..nhưng khí thế không suy giảm, sĩ khí của đoàn quân thắng trận cao hơn bao giờ hết.

Binh lính vai sát vai, quân dung chỉnh tề, khí thế như rồng, đao thương như rừng, nhịp chân mạnh mẽ, từng đợt từng đợt đều nhịp gõ vang mặt đường bê tông.

Ánh đao kiếm, binh giáp phản quang sắc lạnh, sát khí ngút trời làm người xem hai bên lạnh cả sống lưng, nhưng chợt nhìn đến những người thân quen thuộc trong đoàn quân thì mọi sợ hãi đều bay đi, chỉ còn lại cái cảm giác hào hùng, tràn đầy tự hào, không biết ai hét lên đầu tiên “Vạn Xuân vạn tuế, tướng quân vạn tuế” dân chúng hai bên như điên cuồng, hét lớn

“VẠN XUÂN VẠN TUẾ! TƯỚNG QUÂN VẠN TUẾ”

Âm thanh vang vọng, phá tan chín tầng trời, không khí nhiệt liệt hơn cả hỏa lò. Lũ lái buôn ngoại quốc, cướp biển kinh hồn khiếp vía, ngỡ gặp thiên quân trên trời, nô lệ vẻ mặt hướng tới, khát khao được trở thành một bộ phận của Vạn Xuân.

“Khí vận của Vạn Xuân đến, khó mà cản nổi.” một tên buôn lậu người Tàu nói.

“Thiên quân của thiên triều cũng chỉ đến thế mà thôi.” Đồng bạn của hắn ta cảm thán.

“Hừ, quân binh Trung Nguyên các ngươi chưa chắc đã được như họ” một tên Oa khấu mặt mũi bặm trợn, khinh khỉnh đáp.

“HỪ, chỉ là lũ phỉ mà thôi.”

Đám thương buôn, cướp biển bàn tán xôn xao, kẻ khinh bỉ, tên đánh giá cao,….chín người mười ý, còn trong lòng chúng nghĩ sao thì không ai biết được.

Đi đầu kiểm duyệt là đội hồng kỳ, những binh lính mạnh mẽ, quả cảm nhất, dù thân mang thương cũng cố đứng thẳng, giơ cao chiến kỳ, đi đầu đội hình tiến vào. Họ là những người có chiến công cao nhất, vinh dự này họ hoàn toàn xứng đáng được nhận. Mỗi người mặt đầy tự hào, đón nhận sự hoan hô, chúc tụng từ dân chúng, thân nhân,….Họ chưa bao giờ được tôn trọng, tôn sùng như vậy,…đây mới chính là lý do họ chiến đâu, vì bản thân họ, vì người thân, vì quê hương,…chứ không phải vì những thứ khái niệm mịt mù về vinh quang, trung quân gì cả,… Lý do họ chiến đấu là chính đáng, họ chiến đấu cho chính nghĩa, để bản họ, người thân có thể sinh tồn trong thế giới hiểm ác này. Họ cũng không quên người giúp họ đạt được tất cả, lãnh tụ, chỉ huy tối cao – tướng quân Đại Hải.

Tiếp đến là đội kỵ binh do Đại Hải dẫn đầu, một binh chủng trẻ nhưng đầy tương lai, từng hàng từng hàng 7 kỵ binh, cưỡi ngựa sóng vai nhau mà đi, đầu ngẩng cao, họ là những binh lý tinh nhuệ nhất, được trang bị tinh xảo nhất, họ chính là nắm đấm thép trong tương lai của quân đội Vạn Xuân. Đại Hải cưới ngựa đi đầu, lòng đầy tự hào, thỏa mãn, đây đồng bào của hắn, quê hương của hắn, vương quốc của hắn cũng là lý tưởng của hắn. Đại Hải xuất hiện mang đến không khí hân hoan hơn bao giờ hết, hai bên đường dân chúng hô to tên của hắn. Đại Hải vẫy tay, mỏm cười thăm hỏi nhân dân dẫn đến hết đợt này đến đợt khác hoan hô.

Tiếp sau là các khối bộ binh khác, lính lê dương – bộ binh hạng nặng (theo mô hình của La Mã), cung thủ, nỏ thủ, dân binh,….Mỗi khối bộ binh đều hùng dũng oai vệ tiền vào, triển lãm trang bị sức mạnh của mình cho dân chúng xem, hai bên đường tiếng hoan hô, la hét chưa bao giờ rứt. Thi thoảng lại có tiếng hét lớn khi thấy người thân của mình trong đội hình, đây chính là một đội quân của nhân dân, là người con của nhân dân.

Cuối cùng là hàng ngàn tù binh được áp giải tiến vào, không có la hét khinh bỉ hay ném bắp cải nát, trứng thối gì cả, chỉ có xì xầm bàn tán. Đám tù binh được áp giải lầm lũi tiến vào, chúng là những kẻ thua cuộc, nhiều năm tiếp theo sẽ phải lao động cật lực để đổi lại tự do, dọc đường đi, nhìn sự giàu có, đồ sộ của Tân thành, trang bị tinh lương, khí thế của quân đội Vạn Xuân chúng cảm thấy thua cũng không oan, tên nào tên đây ngoan ngoãn, không dám phản kháng. Thực ra những kẻ phản kháng rồi thủ lĩnh, tư tế, …đề đã chôn ở khu mộ tập thể hết rồi.

Trừ súng thần công là vũ khí bí mật không tham gia duyệt binh ra, còn lại binh lính, vũ khí đều được mang ra kiểm duyệt nhằm khẳng định sức mạnh của quân đội Vạn Xuân, dăn đe bất kỳ kẻ nào có ý định gây rối, đặc biệt bọn lái buôn, hải tặc. Sau cuộc duyệt binh, dân chúng, binh lính càng thêm tự hào, nhận đồng Vạn Xuân cũng như lòng trung thành với Đại Hải, còn thương buôn ngoại quốc, hải tặc thì trầm ngâm suy tư về cách ứng đối với thế lực mới trỗi dậy ở Đông Hải này….

Chiến tranh đã thắng lợi, tiếp theo là phân thưởng rồi khắc phục hậu quả chiến tranh, tái xây dựng. Trận chiến này quân Việt tuy tổn thất không lớn nhưng cũng có đến hàng trăm binh lính chết trận và bị thương, an trí họ là một vấn đề đau đầu. Rồi đến việc thưởng cho binh lính, sĩ quan,…cũng là một vấn đề cần nhiều thời gian để bàn bạc giải quyết. Trước mắt chỉ có thể ban thưởng một số tiền tài, vải vóc, lương thực, thực phẩm cho binh sĩ, cũng như hỗ trợ những gia đình có người thân mất.

Chiếm được Tân đảo đồng nghĩa với việc có diện tích đất đai rộng lớn, chờ được khai hoang xây dựng, phân điền đến hộ là cần thiết nhưng trong giai đoạn này thì chưa thỏa đáng vì có nhiều khó khăn về nhân lực, công cụ. Người Đại Việt nói riêng, dân châu Á nói chung, đặc biệt là nông dân, tất cả đều đặt nặng vấn đề ruộng đất, chỉ có sở hữu ruộng đất mới làm họ cảm thấy an tâm được, binh lính xuất thân nông dân của Đại Hải cũng như thế….nhưng làm sao để phân đây, theo chế độ quân điền ư? Nhà Tần rồi rất nhiều triều đại đều tan nát vì nó….may thay ở Tân đảo là đất hoang nên không cần cách mạng ruộng đất, chứ mai này quay trở lại được Đại Việt, nghĩ đến việc giành được giang sơn nhưng cách mạng ruộng đất đang chờ đón Đại Hải cảm thấy da đầu tê dại…..tàn khốc nhưng không thể tránh khỏi vì đây chính là vấn đề cốt lõi, mấu thuẫn chủ yếu trong xã hội phong kiến, không cách mạng ruộng đất không được….

Thôi thì đến đâu hay đến đấy vậy. Đại Hải lại họp bàn với nội các của mình.

“Đó, vấn đề của chúng ta là làm sao để dân chúng rồi anh em binh sĩ yên lòng sản xuất, chiến đấu. Chúng ta có nhiều đất, rất nhiều nhưng đa phần đều là đất hoang, nếu chia ra cho từng người, từng hộ thì rất khó để đảm bảo khai hoang, canh tác trong thời gian ngắn được. Mọi người cho ý kiến đi.” Đại Hải vứt ra vấn đề.

“Được phân đất đai canh tác thì lòng trung thành cùng với tinh thần chiến đấu của binh sĩ sẽ lên rất cao, nhưng họ lại không trực tiếp sản xuất được, đặc biệt lực lượng chính quy.” Vũ Tiến đáp

“Phân đất đến từng nhà, từng người dân là rất tốt. Nhưng thưa tướng quân, hiện tại chúng ta quá thiếu người, phân như vậy, cày cấy manh mún, sản lượng không thể đảm bảo được. Nguy cơ mất an toàn lương thực, không trữ đủ lương phòng thiên tai hay dùng trong quân sự.” Lê Tòa nói

“Về phần thổ dân Tân đảo, họ cũng không có khái niệm rõ ràng về sở hữu đất. Trước đó đều là đất chung của bộ lạc, nông nghiệp của họ không quá phát đạt, tập trung nhiều vào săn bắt hái lượm, chỉ trồng một số giống khoai sắn bản địa. Thuộc hạ nghĩ họ sẽ hoàn toàn phục tùng sự sắp xếp của chúng ta mà không có ý kiến phản đối gì.” Phạm Văn Võ cũng trả lời.

“Hơn nữa việc xây dựng ở Tân đảo còn đang rất cần thiết, chúng ta cũng không thể phân một số lượng lớn lao động đi trồng trọt được. Như thế sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình quân sự cũng như dân sự quan trọng.” Nguyễn Bình trầm ngâm

“Và chúng ta còn cần nhiều hơn nữa lao động để tham gia sản xuất trong các xưởng, đây là nguồn thu nhập chính của Vạn Xuân. Làm nông có thể đủ no nhưng khó mà giàu có được, không có tiền, một bước khó đi.” Quang Phú nói

“Theo thuộc hạ thấy, hình thức nông trường tập trung như bây giờ là rất hợp lý, ta có thế tập trung nhân lực sản xuất cũng như điều tiết nếu có biến động gì. Nhưng như thế…..phần thưởng cho binh lính, cho nhân dân là gì? Họ rất cần, rất muốn có đất đai” Lê Toàn hỏi khó.

“Phân ruộng đất là cần thiết nếu chúng ta muốn sự ủng họ tuyệt đối từ phía dân chúng. Cha chung không ai khóc, thời kỳ đầu khó khăn có thể đoàn kết, cùng nhau lao động, sản xuất nhưng lâu rồi ắt sẽ không ổn, dân sẽ chây ỳ ra.

Các nông trường, trang trại tập trung vẫn sẽ tồn tại, thuộc quản lý của nhà nước, dân chúng, nô lệ tham gia canh tác được trả lương như công nhân làm việc trong các phân xưởng, được ưu tiên mua sắm nông sản, họ sẽ không phải quá lo lắng khi mùa màng thất bát như nông dân tự do khác.

Quân nhân được phân ruộng đất, nếu không có người thân canh tác thì đất đai của họ sẽ được gom vào các nông trang tập thể, họ sẽ được nhận một phần thu hoạch, coi như tiền thuê, khi nào xuất ngũ thì có thể lĩnh lại đất hoặc tiếp tục cho thuê. Ta tạm thời nghĩ như vậy, còn có vấn đề gì chúng ta sẽ nghiên cứu bàn bạc sau.”

“Thuế nông nghiệp sẽ là 30% và nhà nước có được quyền ưu tiên mua sắm lương thực từ người dân để đảm bảo an ninh lương thực, tránh để tình trạng độn lương tăng giá, thao túng giá lương thực của gian thương.”

“Còn các thứ thuế khác thì sao thưa tướng quân.” Quang Phú hỏi.

“Các thuế khác dĩ nhiên là sẽ có nhưng còn cần bàn bạc nhiều, những thứ thuế vô lý nên dẹp bỏ nhưng thuế cho thương nhân là không thể thiếu, càng kiếm nhiều, thuế sẽ càng cao, tương đương với đó thì sẽ cho họ quyền lợi nhất định.

Thúc đẩy buôn bán nhưng phải quản lý chặt thương nhân. Ta đặc biệt lưu ý, không cho thương nhân nhúng tay vào chính trị hay quân đội, họ không có hạn cuối, sẵn sàng bán hết tất cả nếu lợi nhuận đủ lớn. Quang Phú là trường hợp ngoại lệ, ngươi bây giờ coi như là quan cai quản việc buôn bán rồi, không phải thương nhân thông thường.”

Liên tiếp cả tuần sau đó là các cuộc họp, quyết định đường lối chính sách phát triển của Vạn Xuân, là tiền để cho những bước phát triển thần kỳ của quốc gia non trẻ này.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 50

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.