Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Truyền Thuyết Về Rechi

Phiên bản Dịch · 1900 chữ

Tống Thiên Diệu vô cùng hiểu biết về truyền thuyết hộp đêm North Point. Nhưng đến giờ anh vẫn chưa có cơ hội bước chân vào nơi “thánh địa giải trí” ở Hồng Kông ấy.

Câu lạc bộ đêm North Point vốn có tên là hộp đêm Rechi Garden. Cùng với nó là “nhà hàng Quảng Châu” và “Paramount” tại trung tâm là ba hộp đêm lớn nhất ở Hồng Kông vào 49 năm về trước.

Nhà hàng Quảng Châu- mặc dù trong tên có chữ nhà hàng, song trên thực tế nó được vận hành theo kiểu vũ trường. Là hộp đêm đầu tiên ở Hồng Kông được khai trương theo đúng ý nghĩa của nó. Vào năm 1935, Hồng Kông cấm mại dâm. Một lượng lớn gái mại dâm đã được giới thiệu đến hộp đêm và trở thành vũ nữ. Cũng chính nhà hàng Quảng Châu đã phát minh ra thuật ngữ “mua đồng hồ ra đường phố”. Nghĩa là sau khi khi ca hát và nhảy múa, họ có thể bỏ tiền ra để mang vũ nữ ra khỏi hộp đêm.

Có thể nói, đối với các hộp đêm ở Hồng Kông, từ năm 1935 đến năm 1945, trong suốt khoảng thời gian mười năm, nhà hàng Quảng Châu là ngôi sao sáng duy nhất trong khung cảnh lãng mạn của Hồng Kông. Cho đến năm 1945, hộp đêm Paramount mở cửa.

Hộp đêm Paramount được mở bởi một ông già người Anh tên Charlie. Khác với phong cách trang trí truyền thống cổ điển của các nhà hàng Quảng Châu, hộp đêm Paramount được đặt theo tên của “Paramount” ở Thượng Hải lúc bấy giờ và chiếu theo phong cách phương Tây hiện đại. Bất kể kiến trúc hay nhân viên đều mang phong cách của người Anh. Điều này lập tức thu hút tất cả quan chức cấp cao của Anh tại Hồng Kông, đồng thời cho phép các thương nhân Anh đến Hồng Kông làm ăn tìm thấy thiên đường giải trí phù hợp với sở thích của họ. Từ thống đốc thuộc địa Hồng Kông cho đến các doanh nhân người Anh bình thường, chỉ cần là người Anh thì hầu như tất cả địa điểm vui chơi, giải trí đều được bố trí ở Paramount. Nó đã thu hút nhiều người Hoa giàu có muốn hối lộ các quan chức cấp cao và đàm phán làm ăn với các doanh nhân Anh đến Paramount. Trong vòng nửa năm, Paramount đã chiếm được danh hiệu hộp đêm nổi tiếng nhất của nhà hàng Quảng Châu. Nhưng đáng tiếc, tiệc vui chóng tàn.

Năm 1946, Lý Tài Phát- một người Hồng Kông nổi tiếng đến từ Thượng Hải và là thủ lĩnh của Đoàn Thanh niên, được biết đến với biệt danh “Đỗ Nguyệt Sanh của Hồng Kông” đã mở hộp đêm Rechi Garden ở rìa phía bắc vịnh “Bảy chị em”. Nếu như nói người Anh mở Paramount chẳng qua là mượn danh tiếng của “Paramount” ở Thượng Hải thì phải nói hộp đêm Rechi Garden của Lý Tài Phát đã đem hết thảy sự sang trọng của bến Thượng Hải đến Hồng Kông.

Cái tên Rechi Garden nghe có vẻ không hoành tráng bằng Paramount. Nhưng nó bao gồm hồ bơi, sân golf, hộp đêm, nhà hàng, phòng đánh cờ và chơi bài cùng các địa điểm giải trí khác. Toàn bộ hộp đêm giống như một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Nó được xếp vào danh sách tháng “những địa điểm giải trí lớn nhất ở Viễn Đông” của tạp chí “Life” của Mỹ. Và chủ sở hữu của nó- Lý Tài Phát cũng được tạp chí này gọi là “Hoàng đế của các câu lạc bộ đêm ở Hồng Kông”.

Hơn thế, Lý Tài Phát đã dựa vào mối quan hệ của mình với Đoàn Thanh niên để lên kế hoạch cho cuộc đình công lớn đầu tiên của vũ công kể từ khi mở cảng Hồng Kông. Mục tiêu của cuộc đình công lớn này là hộp đêm “Paramount”. Đêm đó, tất cả các vũ nữ ở cảng đồng loạt đình công, khiến cho tất cả hộp đêm, vũ trường và các cơ sở kinh doanh khác phải đóng cửa. Các vũ nữ liên hiệp lại với nhau cáo buộc hộp đêm Paramount phân bổ các khoản khấu trừ thuế lên người họ, đồng thời tước đoạt tiền lương của họ.

Hộp đêm Paramount biết rõ Lý Tài Phát là kẻ chủ mưu đằng sau việc này. Nhưng họ cũng đâu thể làm gì hơn, bởi vì kể cả dư luận hay luật lao động đều không đứng về phía hộp đêm Paramount. Thậm chí, má mì, chị cả và quản lý trong hộp đêm đều là người có bối cảnh lớn, nhưng lớn đến cỡ nào cũng phải nể mặt cho Lý Tài Phát- cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên. Trong lần đình công này, ba trong số bốn má mì ở Paramount đã chuyển sang Rechi Garden. Mặc dù cuối cùng hộp đêm Paramount đã nhượng bộ và tăng lương cho các vũ công, giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Tuy nhiên, nhờ vụ này mà Rechi Garden có được danh tiếng tốt trong giới vũ công. Bởi vì trước khi cuộc đình công diễn ra thì Rechi Garden cũng đã tăng lương cho vũ công, vượt xa mức thu nhập trung bình của vũ công ở Hồng Kông.

Nếu như nói trước năm 1949, Hồng Kông có ba hộp đêm lớn thì sau năm 1949, trong khung cảnh lãng mạn ấy chỉ còn lại mỗi mình “giang sơn” thuộc về Rechi Garden của Lý Tài Phát. Vào năm 1949, Quốc dân Đảng bị đánh bại, Đỗ Nguyệt Sanh đến Hồng Kông. Đồng thời, có vô số người giàu đến từ Thượng Hải đi cùng với hắn. Thượng Hải có rất nhiều người giàu, có thể nói 80% doanh nhân giàu có ở Thượng Hải đều tập trung tại Tương Giang. Lý Tài Phát chớp đúng thời cơ, sắp xếp một thuê một chiếc thuyền đến Thượng Hải và mời một số nhân vật nổi tiếng trong nghành dịch vụ ở Thượng Hải về làm việc tại Rechi Garden với mức lương cao. Việc làm ấy đã biến Rechi Garden thành địa điểm tiêu dùng cao cấp trong nháy mắt, hoàn toàn bỏ xa hai nhà còn lại.

Đối với các bữa ăn, Rechi Garden có các đầu bếp nổi tiếng đặc biệt được mời về từ Thượng Hải.

Về trang phục, Rechi Garden nổi tiếng với những thợ may đến từ Thượng Hải, phó may bên cạnh thợ may đã từng may quần áo cho Chủ tịch nước.

Về cắt tóc, Rechi Garden có một thợ cắt tóc đã từng hớt tóc cho ba người đàn ông đẹp trai ở Thượng Hải.

Những phú hào của bến Thượng Hải đã khiến cho một đám “dế nhũi” Hồng Kông cộng thêm người Tây thuộc địa thấy cái gì gọi là giàu sang đích thực. Báo chí năm đó từng ghi lại, tháng Đỗ Nguyệt Sanh tới cảng, đại lý xe hơi Ford một tháng bán được 105 chiếc xe. Số lượng bán ra nhiều hơn gấp đôi so với năm trước.

Khi ở Hồng Kông, xe ô tô chỉ dành riêng cho người giàu thì người hầu ở các gia đình giàu có Thượng Hải ra ngoài mua hàng tạp hóa, họ được nhờ tài xế lái chiếc Ford 49 để giúp chở đi chợ.

Đáng thương thay, nhiều quan chức chính phủ cấp cao ở Hồng Kông thời đó cũng chỉ mới ngồi xe Ford 49. Đồng nghĩa với việc họ và đầy tớ ở gia đình giàu có Thượng Hải chẳng khác nhau là mấy.

Mà nơi những người giàu Thượng Hải này đến giải trí vào buổi tối chính là Rechi Garden của Lý Tài Phát. Bằng mạng lưới giao thiệp rộng ở Hồng Kông với thân phận người Thượng Hải của hắn, Lý Tài Phát có thể hòa hợp cực tốt giữa những phú hào bến Thượng Hải và người Hồng Kông.

Nhưng cây mọc cao hơn rừng tất bị gió thổi bật rễ. Hồng Kông là thuộc địa của người Anh. Một người Hoa bỗng được tập chí nước Mỹ gọi là Hoàng đế hộp đêm. Một người Hoa mở hộp đêm lại được gọi là khu du lịch lớn nhất Viễn Đông. Điều này làm cho người Anh vốn sĩ diện hão làm sao có thể nuốt trôi cơn giận này.

Vì vậy, đối diện với hộp đêm Rechi Garden, người Anh Charles đã mở hộp đêm Thiên Cung. Phong cách kiến trúc hoàn toàn dựa vào sao chép Rechi Garden. Ấy vậy, quy mô diện tích lớn hơn nhiều so với Rechi Garden. Thậm chí tốn nhiều tiền để mời về vũ nữ, má mì và quản lý của Rechi Garden chơi bài từ thiện trong ngày khai trương, lại mời Giám đốc Ban phúc lợi của chính quyền thuộc địa Hồng Kông cùng với một số quan chức cấp cao của chính phủ tới tham dự. Điều này ngay lập tức thu hút vô số người giàu có muốn thiết lập quan hệ với chính quyền thuộc địa Hồng Kông đổ về Thiên Cung. Hộp đêm Thiên Cung đông như đi trẩy hội, còn Rechi Garden lại vắng như chùa Bà Đanh.

Chính vào thời khắc mọi người nghĩ Lý Tài Phát không đấu lại được người Anh, lúc hộp đêm Thiên Cung khai trương vào 9 giờ tối, Đỗ Nguyệt Sanh- người đã bị ốm kể từ khi đặt chân tới cảng Hồng Kông, đóng kín cửa không gặp ai và chưa hề bước đến tụ điểm giải trí nào lại kéo theo thân xác bệnh tật, đậu xe phía đối diện hộp đêm Thiên Cung, ngay tại cửa chính của Rechi Garden, từng bước bước vào hộp đêm Rechi Garden.

Tin tức Đỗ Nguyệt Sanh Thượng Hải tối nay đến Rechi Garden giống như gió truyền đi khắp toàn cảng. Những phú hào mong muốn làm quen với các quan chức chính phủ cấp cao bất chấp sự thất lễ, đứng dậy phủi mông chạy về phía Rechi Garden.

Cuối cùng, các quan chức, thám tử người Hoa, nhiều cựu binh, học trò của học trò Đảng Thanh niên Hồng Kông đều tụ tập tại Rechi Garden. Thậm chí Giám đốc Ban phúc lợi cũng không nhịn được mà đến Rechi Garden để gặp mặt Đỗ Nguyệt Sanh một lần.

Đỗ Nguyệt Sanh ngồi ở Rechi Garden chỉ hai giờ đồng hồ, gặp lác đác vài người.

Nhưng chỉ sau một đêm, Rechi Garden đã trở thành nơi cứ điểm tụ tập của các tầng lớp nhân dân Hồng Kông, sự thịnh vượng không hề giảm. Còn hộp đêm Thiên Cung duy trì không quá một năm, khó mà sinh kế, đóng cửa cho khỏe.

Vào thời điểm này, không ai trên sân khấu nhộn nhịp Hồng Kông ấy dám nhảy ra tranh đấu với Lý Tài Phát. Lý Tài Phát cũng chính thức ngồi vững ngôi vị Hoàng đế hộp đêm.

Còn Chử Hiếu Tín, có thể trở thành Đoàn trưởng Cữu Thiếu Đoàn ở hộp đêm hoàng kim, rồng rắn lẫn lộn này, tạm coi như một nhân vật lợi hại.

Bạn đang đọc Tái Sinh Để Vươn Lên Dẫn Đầu (Tái Sinh Ở Hồng Kông Năm 1950) của Nháo Nháo Bất Ái Nháo
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi X_1010
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 6

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.