Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Nhà sau không thể dựa vào chân núi

Phiên bản Dịch · 1963 chữ

Chương 8: Nhà sau không thể dựa vào chân núi.

Quận Dự Chương, huyện Lư Lăng, hiện nay là thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây.

Trong lịch sử có hai nơi được thầy Phong Thuỷ coi là dương trạch lý tưởng nhất, đều muốn chiếm cho riêng mình. Một nơi là Khổng phủ, nằm dưới chân3 núi Thái Sơn ở Sơn Đông, một nơi khác là phủ của Trương thiên sư, ở núi Long Hổ, tỉnh Giang Tây. Núi Long Hổ nằm ở thành phố Ưng Đàm cũng chính là Nam Xương, cách tỉnh Lư Lăng khoảng ba trăm km, đây là khoảng cách được tính ở hiện đại, mà thời đại này giao thông còn chưa phát triển, rất nhiều đoạn đường không tồn tại, khoảng cách hẳn sẽ xa hơn một chút. Dạ Dao Quang quyết tâm nhất định phải đi xem núi Long Hổ, ngọn núi này được đặt tên theo sự tích của Trương thiên sư: Đan thành nhi long hổ hiện*. Từ xưa đến nay đây là một khối phong thủy bảo địa.

Tương truyền rằng vào thời Đông Hán, Trương Đạo Lăng (Trương thiên sư) từng luyện đan ở đây. Ngay sau khi Trương Đạo Lăng luyện thành công thần đan, trên không trung xuất hiện một con rồng xanh và một con hổ trắng canh gác, bảo hộ ông.

Mà ngọn núi nổi danh nhất Lư Lăng, thời nay được gọi là núi Thanh Nguyên. Ngọn núi này đã được nhà thơ Dương Vạn Lý thời Nam Tống ca ngợi là: “Ngọn núi hùng vĩ nhất cảnh nước non Giang Tây”. Dương Vạn Lý là một người gốc ở Giang Tây, ông có thể thốt ra một câu này, có thể thấy được phong cảnh núi Thanh Nguyên mĩ lệ đến nhường nào.

Dạ Dao Quang ra khỏi nhà, đi nửa vòng là có thể lên được trên núi. Cảnh núi non tú lệ, núi non trùng trùng, cổ thụ xanh tốt, lên đến giữa sườn núi bốn phía lại phảng phất hương thơm kì diệu, cỏ cây tươi tốt, có thể nói là một vẻ đẹp vô cùng động lòng người.

Nơi này rất giống núi Thanh Nguyên, nhưng lại có vài nét khác biệt, không biết có phải do trải qua cả ngàn năm lịch sử nên về chất thì giống nhưng diện mạo lại khác hay không, cảnh sông núi nơi này tự nhiên hơn núi Thanh Nguyên mà đời trước nàng từng tới tham quan cả trăm ngàn lần.

Trên đường đi, Dạ Dao Quang nhìn thấy rau dại bèn dùng tay đào lên, nhưng chủ yếu là vì muốn quan sát địa hình. Cái gọi là “Ba năm Tầm Long, nười năm Điểm huyệt”*, từ thời xa xưa long mạch đã được coi là địa mạch tốt nhất - là đỉnh cao của phong thủy. Trong mọi thời đại cũng được xưng là bảo địa khó tìm nhất, Dạ Dao Quang cũng không trông cậy vào việc có thể tìm ra long mạch trong một sớm một chiều, huống chi hiện tại trên tay nàng không có một công cụ nào, ít nhất chờ đến khi nàng có la bàn thì may ra mới tính tiếp chuyện này được.

*Điều này có nghĩa là tìm được long mạch đã khó nhưng để tìm được huyệt đạo của nó lại càng khó hơn.

La bàn, theo sử sách ghi chép lại thì nó xuất hiện vào thời đại nhà Tống, sớm nhất là triều đại Nam Tống, trong《Nhân Thoại Lục》của Tằng Tam Dị có ghi lại: “Địa loa hoặc hữu tử ngọ chi chính”. Trong đó “địa loa” chính là la bàn, trong《Mộng Khê Bút Đàm》của Thẩm Quát thời Bắc Tống cũng xuất hiện ghi chép này.

Không biết triều đại này đã phát triển tới trình độ nào, cũng không biết có la bàn hay không. Chẳng qua mặc kệ có hay không, Dạ Dao Quang quyết định tự mình làm một cái, nhưng trước tiên phải tìm được một khối gỗ tốt đã.

Thế nên Dạ Dao Quang đi thẳng một mạch, quan sát tất cả cây cối trên núi một lượt, nhưng đa số đều là chất gỗ bình thường. Nếu đã làm thì không thể làm qua loa cho có, bên ngoài đều là những loại cây bình thường, đến một cây long nhãn cũng không có.

Nhìn về phía sâu bên trong rừng, Dạ Dao Quang vì nghĩ đến mạng nhỏ của mình nên vẫn chưa đi vào sâu hơn. Sâu bên trong núi loại dã thú nào cũng có, dựa vào năng lực của nàng hiện tại thì không đủ để ứng phó với chúng, tạm thời chỉ đi đến đây thôi. Nếu thật sự cần la bàn gấp thì có thể đến chợ gỗ của mấy người thợ mộc mua một cái, thế nên suy đi tính lại một hồi, thứ nàng cần nhất hiện giờ vẫn là bạc!

Dạ Dao Quang cõng giỏ rau dại về nhà. Lúc xuống núi nàng có thể quan sát toàn bộ thôn xóm bên dưới. Không thể không nói nơi này quả đúng là một khối phong thuỷ bảo địa không tồi, núi xanh bao quanh, không gian rộng rãi, nơi tụ tập dân cư có sông chảy qua. Thay đổi một chút là có thể hình thành thế “Ngọc đới hoàn yêu”* tuyệt hảo, từ đó tạo phúc cho toàn bộ người dân trong thôn.

  • Ngọc đới hoàn yêu, tài tinh cao chiếu: Tức chỉ xung quanh khu vực mảnh đất ngôi nhà nhà bạn có con sông hoặc kênh nước lớn bao quanh. Trong phong thủy gọi đây là "yêu đới thủy" hoặc "thuận cung thủy".

Dân số của thôn Đỗ gia nhiều hơn các thôn trang khác một chút. Mặc dù người từ bên ngoài đến cũng không ít, nhưng đa số đều vô cùng giản dị tốt bụng, bọn họ đã giúp đỡ Dạ Dao Quang và Ôn Đình Trạm rất nhiều. Chờ đến khi vị hôn phu nhà nàng có quyền uy, nàng sẽ báo đáp quê nhà, huống chi đây cũng được xem là một kiểu công đức.

Đi đến ngã ba ở trên núi, Dạ Dao Quang đột nhiên dừng chân, tiếp tục đi xuống là về đến nhà nàng, đi về phía bên phải thì là nơi an táng của vợ chồng Liễu thị, chẳng qua khoảng cách cũng rất xa. Dạ Dao Quang ngẩng đầu lên nhìn trời, cảm thấy vẫn chưa muộn lắm, vì vậy bèn đi về phía bên phải.

Chôn cất lăng mộ cũng là một văn hóa lớn của huyền học, dương trạch ảnh hưởng cả một nhà, còn âm trạch lại ảnh hưởng đến cả mấy thế hệ, bởi vậy có thể thấy được tầm quan trọng của âm trạch.

Mộ phần của vợ chồng Liễu thị trong ký ức của Dạ Dao Quang nằm ở vị trí khá tốt, nhưng mà không tránh khỏi việc xảy ra một vài chuyện ngoài ý muốn. Dạ Dao Quang cảm thấy tự mình đi xem lại một lần nữa vẫn sẽ tốt hơn. Ngoài trừ phát hiện một ít sai sót không đáng kể ra, vị trí mộ huyệt hay phương pháp an táng đều hoàn hảo, vì thế nàng vô cùng vui vẻ trở về nhà.

Bởi vì đi xem mộ địa của vợ chồng Liễu thị nên Dạ Dao Quang đã đi về bằng một con đường khác, lúc xuống dưới núi vừa đúng là trung tâm thôn. Nàng vừa mới mới đi vào cửa thôn, bèn thấy mọi người đều không ngừng chạy về phía cuối thôn, bây giờ không phải là lúc người trong thôn thổi lửa nấu cơm tối sao?

“Đúng là tạo nghiệt mà, ta đã nói nàng dâu nhà Đỗ Đức vừa nhìn là đã biết không phải người đàng hoàng gì rồi.”

“Đúng vậy, ngày thường cũng không hay nói chuyện với chúng ta, cứ tỏ ra thanh cao nhưng bản thân lại chạy tới nhà khác tìm nam nhân.”

“Đỗ Đức còn đang nằm ở trên giường, ả ta lại đi lẳng lơ quyến rũ, có ai không nhìn ra tâm địa của ả ta chứ? Ta đã sớm nhắc nhở mẫu thân của Đỗ Đại Ngưu phải để ý tới đứa con dâu này, nhưng bà ấy lại không nghe, giờ thì hay rồi, đã xảy ra chuyện rồi đó!”

Nghe tiếng nghị luận của mấy người đi ngang qua, Dạ Dao Quang đã hiểu sơ câu chuyện. Chẳng qua nàng cũng không để ý đến mấy chuyện này cho lắm. Chuyện tiêu khiển trong thôn vốn dĩ không nhiều lắm, hiếm lắm mới có xảy ra một chuyện như vậy, cũng khó trách người trong thôn đều chạy về hướng đó. Hơn nữa chuyện này cũng không bình thường, nó ảnh hưởng đến toàn bộ danh dự của thôn Đỗ gia, mọi người đều tới đó cũng dễ hiểu, nói không chừng lát nữa còn phải họp thôn ấy chứ.

“Nha đầu Dao Quang, ta nhìn thấy Trạm Ca Nhi nhà ngươi cũng đi qua bên đó, ngươi về sớm làm gì? Đi... cùng ta đi xem một chút.” Dạ Dao Quang cũng không định đi, nhưng không thể từ chối sự nhiệt tình của người nọ.

Người kéo nàng là một vị phụ nhân trung niên, trang phục tuy rằng đã cũ nhưng vẫn rất sạch sẽ, tóc được búi gọn gàng, trên mặt mang theo nụ cười, mặc kệ Dạ Dao Quang có muốn hay không, vẫn cứ kéo nàng đi về phía cuối thôn. Vị phụ nhân này họ Hà, bởi vì trong thôn có vài người họ Hà được gả tới, thế nên mọi người đều gọi bà là Hà Tam Tẩu, vì chồng bà xếp thứ ba trong nhà.

Hà Tam Tẩu là một người rất nhiệt tình, thích ngồi lê đôi mách, tuy không biết giữ mồm giữ miệng nhưng quả thực là một người tốt bụng.

Dạ Dao Quang nghe thấy Ôn Đình Trạm cũng ở đó, nàng không khỏi có chút ngạc nhiên, theo lý thì đệ ấy không giống người có tính tò mò. Nàng hiển nhiên không biết là Ôn Đình Trạm thấy nàng đi mãi chưa về, lo lắng nàng xảy ra chuyện nên mới chạy ra ngoài tìm. Chẳng qua tìm khắp cả ngọn núi cũng không thấy người, vì thế mới tới cuối thôn tìm thử. Đại cô nương nhà Lý Thiết ở cuối thôn rất thân thiết với Dạ Dao Quang, thế nên hắn mới trùng hợp vướng vào chuyện này.

Lúc đám người Dạ Dao Quang đi tới, nhà Đỗ Đức đã chật kín người. Cả một cái sân to như vậy cũng không còn chỗ nào để đứng, bên ngoài cũng tụ tập mười mấy người. Lí chính Đỗ Hậu Lâm đã tới rồi, còn có Đỗ lang trung cùng mấy vị trưởng lão đức cao vọng trọng trong thôn cũng đã có mặt.

Dạ Dao Quang không chen vào được, cũng lười đi xô đẩy, vì thế nàng đi ra đứng với đám người bên ngoài.

Dạ Dao Quang nghe được tiếng khóc thút hít, mới quay người đã thấy một bé gái khoảng sáu bảy tuổi cả người đều là bùn dựa vào tường, đang gục đầu khóc nức nở. Tuy rằng không nhìn thấy mặt, nhưng dáng người trông rất quen, Dạ Dao Quang nhận ra đó chính là trưởng nữ nhà Đỗ Đức - Đỗ Quyên.

“Đừng khóc, phụ thân của ngươi sẽ không làm gì quá đáng với mẫu thân của ngươi đâu.” Nếu đã nhìn thấy thì cũng không thể làm như không thấy được, Dạ Dao Quang đành phải lên tiếng an ủi.

Bạn đang đọc Phu Nhân Thần Côn: Phu Quân Ngoan Ngoãn Nghe Lời! (Dịch) của Cẩm Hoàng
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi s2MiêuNhis2
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 15

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.