Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thủ công- chăn nuôi.

Tiểu thuyết gốc · 1721 chữ

Làng thủ công.

Trong 4 làng thành lập đầu tiên thì làng thủ công được dựng riêng ra bởi nơi đây tập trung hoàn toàn là những người có tay nghề khéo để làm các công việc chủ yếu là sản xuất đồ gốm sứ cũng như sản xuất gạch bơi đặc thù nơi đây có mỏ đất sét cực lớn ven sông.

Vì vậy gần như toàn bộ đồ gốm sứ của cả nước được sản xuất tại đây nên trình độ chế tác cũng được nâng lên rất cao.

Sau khi đã phát triển tới đồ đồng thì Sơn cũng tiến hành phổ cập bàn quay cho các nghệ nhân tại nơi đây sản xuất hiệu quả hơn.

Thiết kế của con quay rất đơn giản gồm 2 bộ phận 1 là chân trụ và 2 là bàn quay được đặt tâm lồi lên của bàn quay mà khi nghệ nhân thao tác sẽ không cần phải đi xung quanh nữa mà chỉ cần ngồi 1 chỗ sau đó xoay bàn xoay thì đồ trên đó cũng sẽ được xoay đều, đến khi nào cảm thấy bàn xoay kém đi, ma sát lớn hơn thì lại sử dụng 1 ít mỡ lợn dự trữ bôi vào chỗ tiếp xúc giữa bàn xoay và trụ để chúng giảm ma sát hơn mà tiếp tục làm việc.

Ngoài việc sản xuất đồ gốm thì đặc thù bới móc nhiều chỗ nên tạo ra khá nhiều ao cá nhân tạo nên nơi đây cũng xuất hiện mô hình vườn ao chuồng cỡ nhỏ bởi nơi đây đất trồng không quá tốt nên chỉ trông 1 số loại rau củ quả phục vụ con người cũng như chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô mỗi gia đình chỉ nuôi 10 con thỏ mà thôi. Toàn bộ lương thực cũng như thực phẩm sẽ được bổ sung bởi các làng sản xuất khác.

Việc đánh bắt cá cũng là điểm chung của tất cả các khu dân cư nước Việt, mọi người đều biết các phương pháp đánh bắt cá hiệu quả được phổ cập như câu cá, đánh lưới để bổ sung vào nguồn thực phẩm của gia đình.

Tổng dân cư của làng thủ công chỉ nằm ở mức 3000 người và gần như không thay đổi nhiều bởi đa số con em họ được đi học kiến thức phổ thông xong sẽ trở về để học nghề từ người thân sau đó 1 ít sẽ dựng vợ gả chồng ở lại làng còn 1 số khác sẽ xung phong tới vùng đất mới cùng các cư dân ở vùng khác tạo dựng nên các khu dân cư mới cũng như phổ biến kiến thức rộng ra cho xã hội hơn.

Làng Chăn nuôi.

Đây là ngôi làng được thành lâp cuối cùng trong cụm các làng khu trung tâm.

Ngôi làng được xây dựng ở ven con sông khá lớn có chiều rộng trung bình 100m.

Cùng với trước và sau làng có 2 nhánh sông cụt tạo nên 2 đầm lầy dành cho việc nuôi chuột lang khổng lồ khá tốt, ngoài ra đây cũng là bãi chăn nuôi của nhiều động vật theo hình thức bán chăn thả như lợn rừng, nai, hươu và cũng là nơi của những con trâu cứ sau mỗi buổi chiều hè ra đằm mình xuống tắm bùn hoặc là nơi cho trâu nước bơi lội.

Diện tích mỗi bãi chăn thả khu đầm lầy này rộng khoảng 10km2 cùng với hệ thống cây cối còn nguyên bản tại đây tạo thành 2 khu sinh thái đầy đủ và nguyên vẹn.

2 bãi chăn thả này ban đầu là nơi chứa rất nhiều cá sấu ở dưới nước đầy đủ kích cỡ từ 1m 2m cho tới con lớn nhất là 5m nặng đến cả tấn tuy nhiên với chính sách tìm và diệt sạch động vật ăn thịt cỡ lớn vậy nên hiện tại đã không còn 1 con nào có thể gây nguy hiểm cho đàn thú thậm chí bóng dáng chúng cũng không còn, chỉ cần có dấu hiệu là ngay lập tức các đội thợ săn sẽ lùng sục giết bằng được chúng mới thôi.

Khu vực bên ngoài đầm này đã được con người sử dụng cây gỗ dựng thành 1 hàng rào dài để đảm bảo chúng sẽ không đi ra được nữa

Ngoài ra, ở cửa nước vào vẫn còn 1 đường lạch nước khá nhỏ để duy trì thay đổi nguồn nước ở đây thì sẽ có 1 con đập chắn ngang để đảm bảo điều tiết nước tránh gây nên hiện tượng ngập lụt tại đây.

Trong 2 khu rừng này đều có khu đầm lầy, khu đồng cỏ, khu dừng lá rộng để các loài động vật ăn cỏ cùng các loài săn mồi nhỏ như mèo rừng có thể sống bởi đa phần động vật chúng săn là chim chóc, rắn, chuột, ếch...

Trong khu này cũng có các chuồng trại là nơi trú ngụ của động vật theo đó, các loài như chuột lang nước không phải bản địa nơi đây thì sẽ có khả năng chịu lạnh kém hơn nên có dãy chuồng riêng gần nước, theo đó khi tới mùa đông đa phần chúng sẽ ở trong chuông này và ăn thức ăn dự trữ người cung cấp, bên trong còn có bể nước được đốt than ở dưới hoặc đốt củi để giữ cho nhiệt độ tại đây khá ấm.

Khu đầm lầy này cũng là nơi cung cấp cực nhiều cá làm thực phẩm cho con người bởi ở đây không còn loài ăn thịt nào nữa ngoài con người vậy nên con người có thể chủ động cho đàn cá phát triển trong cả năm cho tới cuối thu mới thu hoạch 1 lần làm thực phẩm dự trữ cho mùa đông khó khăn hơn.

2 Khu rừng này cũng là nơi có các đang ngựa lớn mà tại đây chúng được hoạt động tự do không lo nguy hiểm về thú săn mồi, nên tốc độ phát triển rất tốt, tới mùa đông không chỉ chúng mà trâu, bò, nai, hươu đều được cho ăn bổ sung bằng cỏ khô dự trữ và các thứ khác để đảm bảo chúng vẫn phát triển tốt.

Nhờ đó mà nơi đây có thể cung cấp rất nhiều sức kéo cũng như thịt, kị cho nước Việt vậy.

Ngoài nuôi kiểu bán chăn thả như vậy thì làng còn 1 mô hình nữa là nuôi nhốt thường những con vật này đã được thuần dưỡng nên được nuôi gần với con người hơn và được chăm sóc tốt hơn để sinh sản và phục vụ con người cũng như cung cấp cho cả nước.

Để nuôi đám này rất tốn công trồng cỏ, nhiều loại cỏ được trồng tại đây chủ yếu là loại cỏ voi có lá to, dài, thân lớn ngoài ra tại đây còn trồng khá nhiều mía tím chuyên dùng lấy lá cho chăn nuôi cũng như lấy thân phục vụ đời sống con người.

Sau khi phổ rộng phát triển thì diện tích mía đã lên tới 50ha đạt năng suất lên tới 20 tấn/ha.

Để tận dụng nguồn mía này, Sơn đã hướng dẫn kĩ thuật tại đây thiết kế 1 máy ép nước mía sử dụng trâu làm lực đi vòng xung quanh ép sạch bã mía thì thôi.

Sau khi ép được nước mía đó lại được đun lên cô đặc giống như muối để được từng cục đường nâu, loại đường này được đổ vào trong các hũ gốm sẵn sau đó lại lấy da thú buộc chặt kín tránh việc bị kiến ăn mất.

Riêng phần bã mía lại lài vật liệu làm men ủ phân cực tốt bởi trong chúng còn sót lại nhiều đường giúp vi sinh vật phát triển sinh khối nhanh hơn.

Toàn bộ bã sẽ được ủ lại từng bể lớn sau khi hoai mục sẽ được xúc lên và đem tới các khu vực bể ủ phân của các làng mà rắc xuống giúp cho tốc độ ủ phân được giảm thiểu 25%.

Ruộng trồng ở khu vực này được tách riêng ra là 1 bãi bồi ven sông có diện tích cực lớn lên tới 1000ha chỉ toàn trồng mía và các loại cỏ cùng với 1 ít rau cho đời sống mà thôi.

Ngoài ra còn có rất nhiều cánh đồng nhỏ cũng như các khu vực đất được tận dụng, tổng diện tích này cũng lên tới 500ha nữa, những diện tích này phần lớn trồng cỏ và ít rau để cho các gia súc trong thời điểm mùa nước lên khiến cho 1 nửa diện tích bãi bồi bị ngập mất.

Với diện tích trồng cỏ chăn nuôi liên tục được mở rộng như thế nên lượng gia súc lớn ở đây cũng nhanh chóng được gia tăng từ 2000 đầu gia súc lên 30 nghìn đầu vào cuối thu đó là chưa tính lượng thú nằm trong 2 khu bảo tồn trên nữa nên tổng đàn thú nằm ở làng này phải lên tới 50 nghìn đầu thú lớn nhỏ không tính những loài thỏ có nuôi ít tại đây. chủ yếu là từ hoạt động săn bắt và thuần hoá cũng như trao đổi giống tốt giữa các vùng để tạo đa dạng mã gen cho đàn thú tránh bị cận huyết.

Với lượng thú nhiều như vậy nên làng cũng duy trì lượng người ở đây lên tới gần 10 ngàn người ở đỉnh điểm còn ít nhất cũng có tới 5 nghìn người tại đây đa phần là người trưởng thành chịu trách nhiệm săn bắt, tuần tra lãnh thổ và sản xuất chăn nuôi.

Cũng bởi tại đây có hệ thống sông hồ nhiều hơn và dinh dưỡng cao nhờ chất thải chăn nuôi nên lượng cá ở đây rất dồi dào, hằng năm đều tổ chức 1 tháng vào mùa thu để tổ chức hội thu hoạch cá tại các khu vực của làng đặc biệt là 2 đầm rộng lớn có cực nhiều cá trê tại đó, năm đầu tiên cũng đã thu tới hàng chục nghìn tấn cá tại hồ này.

Bạn đang đọc Nước Việt Nguyên Thuỷ sáng tác bởi [email protected]
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi [email protected]
Thời gian
Lượt thích 2
Lượt đọc 77

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.