Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Làng Lạc Việt

Tiểu thuyết gốc · 2104 chữ

Đây là làng tập trung cho sản xuất muối làm chủ lực cũng như tổ chức trồng trọt phục vụ rau cho đời sốngcũng như phục vụ chăn nuôi.

Sản xuất muối.

Lạc Việt cũng là nơi sản xuất muối đầu tiên của bộ lạc Đá Xanh, ban đầu chi đơn giản là đào lên sau đó dun nồi nhỏ lại lọc rồi lại dùng nồi dun cho tới khi thành mối bởi đó là thời kì ban đâu khó khăn thiếu thốn nên rất tốn công lao động cùng với năng suất cực kì thấp những ngày đầu mới chỉ có thể sản xuất được 10kg muối/1 ngày mà thôi.

Sau này, khi bộ lạc lớn mạnh dần thì quy mô khai thác cũng như quy mô sản xuất muối được tăng lên, đó là xây dựng các bể lọc lớn hơn rất nhiều.

Bể lọc lên tới 2m3 trong đó dung tích chứa tối đa có thể lên tới 500l. Có tới 3 cái bể lọc như vậy ban đầu được xây dựng bằng xi măng phiên bản cũ thế nhưng hiện tại đã có tới 20 cái hệ thống bể lọc được xây dựng bằng xi măng phiên bản mới theo đó mỗi bể lọc đều có nắp đậy làm bằng mái tranh để tránh trường hợp bị gió thổi những chất bẩn vào.

Về hệ thống lọc vẫn sử dụng phương pháp lọc cũ gồm các lớp đá, sỏi, than hoạt tính và cát như cũ để đảm bảo lọc sạch các chất cặn bẩn và mỗi tháng hoặc nếu như thấy nước ra có màu đục hơn thì sẽ ngay lập tức bị thay thế. Tầng lọc vẫn sử dụng 3 lần lọc như cũ để đảm bảo độ sạch của muối tinh vậy nên hệ thống bể lọc được thiết kế theo kiểu cầu thang gồm: bể 6m3 dưới cùng chứa kết quả lọc. đặt trên bể chứa sẽ là bể lọc 1 5m3, trên bể lọc 1 sẽ là bể lọc 2 4m3, trên bể lọc 2 là bể lọc 3 có thể tích 3m3. Như vậy cứ bể trên sẽ nhỏ hơn bể dưới 1 ít để giúp cho người làm việc ở đây có thể chui vào hoặc có thể nhìn vào chất lượng nước lọc ra sao mà quyết định thay thế hay vệ sinh các vật liệu dùng để lọc trong đó.

Bể chứa nước lọc ở dưới cùng dùng để hứng kết quả lọc như vậy với 6m3 nước muối thường cần mất 4h đồng hồ thêm nước hỗn hợp nước khoáng liên tục mới có thể tạo ra.

Để tạo ra hỗn hợp khoáng muối thì Sơn vẫn sử dụng phương pháp cũ đó chính là đào quặng muối và dùng búa để giã nhỏ muối quặng nhờ có sự phát triển đồ kim khí mà búa cũng như bàn giã đã lần lượt được cải tiến từ búa đá sau đó tới búa đồng và cuối cùng là búa sắt.

Về lực giã thi ban đầu Sơn sử dụng sức người làm việc, sau thời gian phát triển thì hiện tại toàn bộ hệ thống giã đã sử dụng sức nước đó là tận dụng guồng quay nước ở gần con suối chạy liên tục ngày đêm mà làm việc không tốn sức giống như các bà con dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn thường sử dụng vậy.

Cấu tạo của máy đập này rất đơn giản chỉ cần guồng nước được nước đây khiến cho trục quay, ở đầu trục đằng kia sẽ có 1 thanh đóng ngang cũng quay như vậy sẽ ấn 1 đầu thanh đòn xuốn như vậy đầu giã sẽ được đưa lên cao sau đó nhờ vào lực hút mặt đất mà hạ xuống giã vào trong cối như vậy liên tục lặp đi lặp lại khiến cho vật trong cối bị giã nhỏ ra vậy nên nếu muốn lực tác động mạnh thì sẽ cần thế năng lớn tức là độ cao cũng như độ nặng của chày giã phải tốt hơn tương đương với lực của guồng quay cũng phải lớn theo.

Nhờ có các guồng nước chạy liên tục ngày đêm mà số lượng nhân công cũng được giảm hẳn cùng với đó tốc độ sản xuất thì có thể tăng không giới hạn.

Cuối cùng là sân phơi, nói đúng hơn là sân nóng bởi ban đầu hình hành chuỗi sản xuất muối thì Sơn chỉ sử dụng các nồi lớn quấy liên tục để bay hơi nước còn đọng lại muối mà thôi tuy nhiên việc thay nước vào ra khá cồng kềnh cùng với tiết diện khá bé dẫn tới nhiệt cung cấp khá tốn kém mà lại lâu, không hiệu quả nên Sơn đã cải tiến thành chậu nung trên các lò nung gạch cũng tiết kiệm được khá nhiều công bởi vừa nung gạch lại tiết kiệm nhiệt năng từ lò gạch nhưng đó chỉ là tận dụng bởi thời điểm đó rất thiếu thốn nhân lực.

Cho nên hiện tại, Sơn đã cải tiến triệt để, hắn cho xây dựng 1 lò lớn, xung quanh được xây bằng gạch và bùn, trên đó dược đặt 1 chiếc nồi lớn làm đồng, chiếc nồi này cực kì lớn từ miếng đồng to mà tán ra vả lại nồi cũng không hẳn là chiếc nồi mà là 1 chiếc mâm lớn nhằm phân tán nhiệt đều hơn, sau này được thay thế bằng các miếng gang xếp vào, tiếp tới để nhiệt tràn đều ra các diện tích trên mặt thì Sơn sử dụng cát đổ lên lớp mâm gang đó tiếp tới hắn mới đặt nồi đồng lên, nồi này có đường kính 2m được tán rộng và gò thành các mép có thành cào 50cm đồng đều để đun bay hơi muối. Như vậy mỗi 1 nồi có thể tích khoảng 1,5m3

Theo công thức tính 3.14 x 1 x1 x 0.5

Các hệ thống lò đun được nối dài để mỗi lò trên đó có thể đặt 5 chiếc nồi đun bay hơi lấy muối, ống khói đặt ở cuối lò và có chiều cao 1m làm từ gạch như vậy nhiệt khi đốt ở cửa lò sẽ được dẫn ra phía sau nhiều giúp cho nhiệt lượng được chia đều cho cả lò.

Phía trên các nồi đun đều có các tay khấy đặt theo trục ở trên, trục này được gắn với bánh răng cưa và gắn với chong chóng ở phía cuối lò chỗ ống khói, như vậy khi mà đốt lò thì sẽ khiến khói bay lên khiến cho cánh quạt quay, cánh quạt quay cũng khiến cho bánh răng quay và như vậy khiến cho các tay quay trên trục quay tròn khuấy giúp cho nước bay hơi nhanh hơn. Hệ thống khuấy này ban đầu còn sử dụng người nhưng sau khi phát minh ra bánh răng cưa đã giúp thay thế con người đang kể bởi mỗi nồi cần tới 1 người khuấy trong khi nhiều lò vậy có tới gần 300 cái nồi như vậy ở khắp cả nước.

Mỗi nồi như vậy làm việc trong cả 24h/ ngày làm ra được 50kg muối mỗi này phương pháp này là ban đâu sẽ cho nước muối đã lọc sạch vào trong nồi cho đầy nồi đun và khuấy sau 1 thời gian khi còn nửa nồi thì sẽ tiếp tục cho 1 lần nước vào đầy nồi tiếp rồi đợi hệ thống hoạt động tới khi nước bay hơi hết để lại dưới đáy là 1 lớp muối ở dưới thì thành công, cũng bởi vì có lớp cát khiến cho nhiệt được tỏa đều và vừa nên không khiến cho muối bị cháy, bám dưới đáy nồi.

Mỗi 1 nồi như vậy làm được 50kg/ ngày chia làm 2 lượt sáng tối như vậy 1 ngày thì nước Việt sản xuất được 1 tấn muối làm từ hệ thống đun nước muối này.

Với nhu cầu 5g muối/ người/ ngày. Mà tổng dân số nước Việt mới chỉ nằm khoảng 120 nghìn người nên còn dư khoảng 900kg mỗi ngày để phục vụ chăn nuôi, làm thịt hun khói hoặc những thứ khác vậy nên số lượng muối dư ra mỗi ngày là không nhiều bởi hiệu suất quá thấp.

Ngoài hệ thống làm muối như vậy quanh năm thì Sơn còn cho triển khai song song ruộng muối.

Ruộng muối thực tế là những sân phơi muối sử dụng nhiệt năng từ mặt trời, sử dụng mùa hè để có nhiệt độ tốt nhất giúp nước trong ruộng nhanh bay hơi cũng như nhanh có được muối.

Toàn bộ nước muối cũng phải qua hệ thống lọc trước khi đổ vào ruộng làm bằng xi măng và có thành ở 4 cạnh như vậy.

Người lao động sẽ rửa sạch chân sau đó đi chân đất vào ruộng muối, sử dụng bàn trang được làm từ gỗ để không cạo mặt xi măng mặc dù mặt sân đã được láng mịn, người lao động sẽ kéo giúp cho nước cũng như dung dịch muối sạch kia được kéo đều ra. Cho tới khi hơi nước bay đi hết thì còn lại trên mặt sân là muối đã kết tinh, khi đó người lao động chỉ việc kéo lại thành đống và thu hoạch mà thôi.

Để tăng tốc độ làm muối ở đây Sơn đã cho lắp đặt xung quanh các ruộng muối nhất là các dãy núi xun quanh rất nhiều gương đồng, những tấm gương này có hình cầu lõm giúp cho ánh sáng mặt trời chiếu vào đây sẽ bị hắt lại và tụ vào những ruộng muối ở dưới như vậy giúp cho cường độ ánh sáng cũn như nhiệt độ cao thì nhanh được muối hơn, chỉ cần từ sáng tới chiều là có thể hoàn thành muối rồi.

Ngoài ra, ruộng muối cũng được làm ra ở giữa 2 dãy núi nên khá thoáng gió để bay hơi tốt hơn.

Ở Việt Nam cũng có vùng làm muối nhiều nhất chiếm tới 50% sản lượng muối của cả nước đó chính là Ninh Thuận vùng nắng nóng nhất cả nước cũng là nguyên nhân này nên đây mới phát triển ngành muối.

Sân phơi muối này là hướng đi lâu dài của nước Việt bởi sử dụng năng lượng sạch như vậy cũng như tốn ít công lao động hơn lại nâng cao hiệu suất lao động bởi dù sao tiết diện của sân phơi cũng lớn hơn rất nhiều nồi nun có được.

Mỗi sân phơi có diện tích 100m2 và với diện tích lớn như vậy thì tại 2 khu vực Lạc Việt và Trấn Biên cũng đã có 20ha hoàn thành xây dựng sân phơi con số này sẽ tiếp tục tăng lên với mục tiêu đặt ra cho năm tới là 500ha ruộng muối để thay thế dần cho các lò đun muối tốn kém nhiên liệu và công lao động kia.

Bởi vì mỗi 100m2 ruộng muối có thể cho thu 1 tấn muối/ tháng vì vậy với diện tích 50ha sản xuất trong 2 tháng mùa hè có thể cho 10 nghìn tấn muối mỗi năm như vậy có thể cung cấp cho khoảng 10 triệu cá thể sống mỗi năm tính cả con người và vật nuôi theo cách tích: 5g muối mối người/ mỗi ngày. Với tốc độ phát triển dân số cũng như chăn nuôi thì sẽ tiêu tốn 1 nửa còn phần còn lại sẽ dùng cho trao đổi lấy thứ khác.

Với 2 nghìn tấn muối mỗi năm như vậy thì nước Việt mới có thể có tài nguyên đem bán, trao đổi với các thế lực khác sau khi đã thâu tóm khu vực núi cao và đồng bằng.

Nếu như tiềm năng thì sẽ phát triển hơn nữa diện tích ruộng muối.

Bởi vì thời gian hoàn thành vào cuối mùa hè cho nên các sân phơi muối ỏ đây mới chỉ hoạt động được ít nên chưa thấy được hiệu quả rõ ràng.

Ngoài việc sản xuất muối thì làng Lạc Việt cũng sản xuất một số loại rau củ quả, gia vị phục vụ đời sống của người dân còn về sản xuất lương thực cũng chỉ có khoai lang để lấy tinh bột cũng như lấy thức ăn cho chăn nuôi đi kèm nhưng đây đều là những lĩnh vực không phải chủ lực của nền kinh tế trong làng.

Bạn đang đọc Nước Việt Nguyên Thuỷ sáng tác bởi [email protected]
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi [email protected]
Thời gian
Lượt thích 5
Lượt đọc 84

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.