Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Đản Sanh

Tiểu thuyết gốc · 1516 chữ

Ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại vùng Lam Sơn đất Thanh Hóa, Đại Việt

Trong một căn phòng lớn, tiếng la thất thanh của người phụ nữ đang chuyển dạ. Bà mụ đầu lắm tấp mồ hôi liên tục nói.

-Phu nhân thả lỏng, hít thở sâu lấy sức 1 2 3… 1 2 3…

Trước cửa phòng kẻ hầu người hạ tất bật ra vào, người nấu nước, người bưng xô, người cầm khăn. Ai nấy mồ hôi nhể nhãi phần vì mệt phần vì lo lắng cho phu nhân và tiểu chủ. Tư gia này là của Lê Khoáng quân trưởng trấn Thanh Hóa, dòng họ Lê Gia mấy đời nay đều là thổ hào là gia tộc giàu có bậc nhất trong vùng, ông cưới bà Trịnh Thị Ngọc Thương con gái của một viên tướng quân nhà Trần. Gia đình ông tuy giàu có nhưng lại là người nhân nghĩa hay giúp đỡ người dân quanh vùng nên rất được kính trọng. Vì thế mỗi lần quý phu nhân hạ sinh quý tử là chuyện vui của cả vùng, lần này là lần hạ sinh thứ 3 của Lê Gia. Từ khi quý phu nhân phát hiện mình mang thai làng Chủ Sơn có một sự lạ xảy ra. Một con hổ xám to lớn bỗng từ đâu xuất hiện hay nằm dưới gốc cây huề cổ thụ đầu làng, ông hùm không hại ai chỉ nằm đó nhìn về hướng tư gia họ Lê.

Dân làng truyền nhau rằng, lần này quý phu nhân chắc chắn sẽ hạ sinh một anh hùng cái thế, đỉnh thiên lập địa. Ngày phu nhân chuyển dạ cả làng đều mong ngóng muốn xem vị anh hùng cái thế nào được sinh ra.

Vài canh giờ trôi qua, căn phòng bỗng im lặng. Lê Khoáng đứng ngoài phòng tay chân luống cuốn, tim đập liên hồi, qua chốc lát tiếng khóc như tiếng hổ gầm vang lên. Bà mụ bế đứa bé bước ra cười lớn nói.

-Chúc mừng lão gia, phu nhân hạ sinh một quý công tử.

Lê Khoáng rưng rưng nước mắt đưa tay bế đứa bé còn đỏ hỏn. Đứa bé có đôi mắt to, chân mày rậm, đôi tai dài, tóc đen óng dù mới lọt lòng, nhìn vô cùng khỏe mạnh và đáng yêu. Đứa bé ngừng khóc im lặng nhìn ông với bàn tay bé tí sờ mặt ông, miệng nở nụ cười chúm chím. Gia quyến, người hầu tụm lại luôn miệng chúc mừng.

Bỗng có tiếng kêu thất thanh của một cô hầu nữ, mọi người quay mặt lại nhìn. Từ cổng một con hổ xám to lớn chậm rãi bước vào sân đi thẳng về hướng Lê Khoáng đang bé đứa trẻ trên tay. Dù biết con hổ này mấy tháng nay đã xuất hiện ở gốc cổ thụ đầu làng mà không làm hại bất kỳ ai nhưng nhìn dáng vẻ oai phong lẫm liệt của ông hùm ai nấy đều thất kinh lui lại phía sau. Duy chỉ Lê Khoáng vẫn bế đứa bé đứng yên tại chỗ.

Con hổ đi đến dưới bậc tam cấp trước phòng, cách Lê Khoáng chừng 5 bước chân nhìn ông gầm lớn, đám người xung quanh ai nấy sợ vỡ mật đến chạy cũng không còn sức ấy vậy mà đứa bé trên tay Lê Khoáng chẳng hề sợ hãi còn với tay về phía con hổ mà cười thành tiếng. Con hổ sau khi gầm lớn thì quỳ phục xuống dưới chân Lê Khoáng nói đúng hơn là quỳ phục trước đứa bé trên tay ông. Lê Khoáng bình tĩnh bước xuống thềm đi đến trước mặt nó, ông ngồi xuống hướng đứa bé đến mặt con hổ, con hổ cúi thấp đầu hơn xuống đất không dám nhìn thẳng đứa bé. Bàn tay bé nhỏ tinh nghịch sờ đầu hổ, con hổ vẫn bất động không dám nhúc nhích. Lê Khoáng hài lòng đứng lên nói với đứa bé.

-Con trai ta sau này nhất định sẽ là người đỉnh thiên lập địa, đứng trên vạn người.

Bầu trời đang nắng to bỗng xuất hiện cầu vòng ở phía Nam, hào quang tỏa khắp. Dân trong vùng ai nấy đều hướng mắt lên trời nhìn hiện tượng kỳ lạ trăm năm khó gặp này. Dân gian truyền rằng mỗi khi trời xuất hiện quang hoa là báo tin cho một sự thay đổi lớn của thiên hạ cũng là báo tin một vị tướng thần đã đản sinh, một vị vua đã ra đời để cứu nguy xã tắc.

15 năm sau, năm 1400 vùng đất Lam Sơn, trấn Thanh Hóa, Đại Việt

Trên cánh đồng người đàn ông ngồi trên một gò đất cao, dưới bóng cây cổ thụ, phía sau ông một cậu thiếu niên tay cầm sách đi đến, ông xoay người nhìn cậu thiếu niên cười hiền hòa nói.

-Lê Lợi lại đây.

Cậu thanh niên này chính là con của Lê Khoáng, đứa bé năm xưa. Lê Lợi từ nhỏ đã thích học binh pháp, võ thuật, cậu thông minh khỏe mạnh, thiên tư tuấn tú khác thường, khi lớn lên, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ. Dẫu vậy thì nhìn chung Lê Lợi cũng không khác gì người bình thường, Lê Gia mấy đời nay con cháu đều tinh anh hơn người vả lại mười mấy năm trôi qua thiên hạ vẫn thái bình, con hổ xám năm xưa cũng không xuất hiện thêm lần nào nữa vì thế những lời đồn về cậu khi xưa dần phai theo năm tháng. Cha mẹ Lê Lợi không may mất sớm, cậu được anh ruột là Lê Học nuôi nấng từ nhỏ.

Nghe anh gọi, Lê Lợi ngoan ngoãn đi đến ngồi bên cạnh anh.

-Cuốn binh thư đó đã đọc xong chưa? [Lê Học hỏi]

-Đã đọc xong, lần sau xuống thành nhớ mua cuốn khác cho đệ.

Lê Học lắc đầu cười đáp

-Binh pháp, sử học Đại Việt quyển nào đệ cũng đọc hết rồi còn đâu nữa mà mua. Về mà xem thư phòng của đệ, khác nào Tàng Kinh Các đâu.

-Đệ cũng không hiểu tại sao đệ chỉ hứng thú với binh pháp, võ thuật những thứ còn lại tuyệt không có hứng thú.

-Vì đệ không phải là người bình [Lê Học nửa thật nửa đùa nói]

Lê Lợi bĩu môi lắc đầu đáp.

-Đệ đã nghe nói nhiều về những sự kiện kỳ lạ lúc đệ sinh ra, cứ như trong thần thoại ấy, lão hổ đấy chắc chê em mới sanh nhỏ quá không đủ ăn ấy mà. Lão hổ đấy mặc mũi ra sao đệ còn không biết, biết đâu lại là con mèo không chừng.

-Đệ không thấy nhưng chính mắt ta nhìn thấy, con hổ đó còn to hơn đệ bây giờ đấy [Lê Học cười đáp]

-Vậy chắc mắt huynh có vấn đề rồi. Đệ đây cũng 2 tay 2 chân 2 con mắt có 3 mắt như Dương Tiễn đâu mà tướng thần. Nói tóm lại đệ thấy mình chỉ là người bình thường thậm chí tài cán còn chẳng bằng ai.

Lê Học nhìn đệ đệ nghiêm giọng nói.

-Đệ có suy nghĩ này rất tốt, muốn làm một người vĩ đại trước tiên phải biết cách làm một người tầm thường. Huynh không biết đệ có phải là tướng thần hay là người cứu nguy xã tắc hay không nhưng vinh hiển của Lê Gia đời này giao hết cho đệ, đó là tâm nguyện của thân phụ lúc lâm chung, trách nhiệm này đệ nhất định phải gánh vác.

Lê Lợi lắc đầu cười khổ, “trách nhiệm với Lê Gia” câu này mấy năm nay cậu không biết đã nghe huynh trưởng của mình nói bao nhiêu lần. Cậu cười rồi chuyển chủ đề cuộc nói chuyện.

-Đệ biết rồi. Không nói chuyện này nữa. Huynh trưởng nay Hồ Quý Ly đã chính thức phế ngôi nhà Trần lên ngôi vua, huynh nghĩ việc này là phúc hay là họa?

Lê Học ngẫm nghĩ một hồi rồi đáp.

-Hưng thịnh suy tàn là lẽ thường của triều đại. Nhà Trần đã trãi qua gần 200 năm, nay đã đến lúc tàn. Vua trần sớm đã thành bù nhìn từ mấy năm trước, Hồ Quý Ly diệt Trần xưng vua chỉ là chuyện sớm muộn, chuyện này diễn ra mà không có chiến tranh đã là phúc của Đại Việt ta rồi. Lại nói về Hồ Quý Ly người này thật ra là một nhân tài, khi làm quan thời Trần có công không nhỏ, con của ông ta Hồ Nguyên Trừng cũng là người dũng trí song toàn, Đại Việt rơi vào tay 2 người này âu cũng là cái phúc cho dân ta.

-Đệ thì nghĩ đây là họa không phải phúc.

-Họa ư? Họa ở đâu?

Bạn đang đọc Lam Sơn Truyền Kỳ sáng tác bởi KenLu93
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi KenLu93
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 32

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.