Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Khảo Sát Hoa Lư (1)

Tiểu thuyết gốc · 2278 chữ

Đinh Liễn dẫn theo đoàn tùy tùng đi khảo sát thực địa Hoàng Cung Hoa Lư. Cùng tháp tùng ngoài Đinh Phúc Trí đứng đầu Thiên Tử quân thì cũng có quan coi kho Lương Ngọc - Bộ trưởng Bộ Tài Chính tương lai, hai tướng quân Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn.

Trần Ứng Long sinh năm 940 cùng tuổi với Đinh Liễn có quê tại xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Hắn là con của vị hào trưởng đất Hồng Châu, từ nhỏ đã có tài thao lược, văn võ song toàn.

Lớn lên giữa thời loạn 12 sứ quân, Trần Ứng Long theo về Hoa Lư gia nhập lực lượng của Tiên Đế và được giao cho quản lý một đạo quân và tướng tiên phong Trần Công Mẫn. Trần Ứng Long là vị tướng trực tiếp chỉ huy trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội). Nhờ chiến công đó Trần Ứng Long được hậu thế lập đền thờ phụng và tôn vinh là ông Tổ nghề đan thuyền và nghề sơn.

" Ứng Long, Công Mẫn nhị Tướng quân, thời gian thấm thoát qua đi. Chúng ta cũng đã bước sang tuổi xế chiều. Thật là cảm hoài năm xưa cùng nhị vị tung hoành ngang dọc, rong ruổi ngược xuôi"

" Bệ hạ chiết sát chúng thần, nhìn ngài như tuổi hai mươi lại như thần nhân tại thế, còn chúng thần thì đầu hai thứ tóc, hạ thần mới là người phải lo. Không biết chúng thần còn có thể rong ruổi ngựa xe hộ tống ngài được bao lâu ? Nghe mà rơi lệ." Trần Ứng Long mỉm cười đáp lại.

" Công Mẫn, nhi tử nhà ngươi chắc cũng đã hơn 20 mươi, hiện nay thằng bé đang làm gì nhỉ?"

" Bẩm bệ hạ. Thằng Oắt con nhà hạ thần hiện tại cũng đang theo quân hai năm nay. Tính tình còn hiếu thắng lắm. Thần đang rèn rũa để mài đi cái tính nóng nảy của tuổi trẻ, miên gây ra tai họa cho người nhà". Trần Công Mẫn đáp, tuy rằng lời lẽ ra vẻ trách cứ nhưng ẩn chứa đầy sự tự hào, yêu thương.

" Ha Ha, tuổi trẻ thì ai mà chả vậy chứ. Chúng ta không phải lúc trẻ cũng nhiệt huyết ngựa non háu đá như vậy sao? Các ngươi chắc cũng đã nghe việc cải cách quân đội rồi chứ? Đây cũng là cơ hội cho những đứa nhóc nhà các ngươi rèn luyện và kiến công lập nghiệp. Chỉ cần có tài năng, tất có nơi trọng dụng" Đinh Liễn cười nói.

Nhị vị tướng quân nghe bệ hạ nói như thế thì rất mừng. Đây chính là biến tướng của việc nâng đỡ gia tộc bọn họ. Cơ hội lớn như vậy không nắm bắt thì đúng là ngu ngốc. Nghĩ thế, Trần Ứng Long và Trần công Mẫn cũi xuống bái tạ.

Đinh Liễn nâng tay lên. " Chúng ta vốn là cộng sự lâu năm, lòng trung thành của nhị vị trẫm trong lòng biết rõ hơn ai hết, không nâng đỡ các ngươi thì ta nâng đỡ ai chứ"

Đoàn người đi tới các kho tàng , núi đá Hoa Lư vốn tồn tại rất nhiều hang động đá vôi. Nơi đây đã được tận dụng để chứa lương thực, vật dụng và vũ khí. Có điều vì là ở trong núi nên vô cùng ẩm thấp, lương thực dễ bị hư hỏng và vũ khí cũng dễ bị rỉ sét.

Lương Ngọc dẫn Đinh Liễn vào tân nơi xem xét. Trong lòng Đinh Liễn thở dài. Tình trạng đúng là không được lạc quan cho lắm. Cũng may thời gian tới sẽ khác đi.

" Lương Ngọc, ngươi coi kho đã lâu, chắc ngươi có dùng sổ sách để ghi chép. Nhớ phân loại ra từng món đồ. Sau này quốc khố sẽ dần chuyển ra ngoài. Trong núi chỉ để chứa vàng, bạc mà thôi. Những vật này không bị hư hỏng ẩm thấp lại có giá trị cao, cất chứa trong đá là không có vấn đề. Còn những vật khác thì phải có những cách giữ gìn và bảo quan riêng. Những đồ vật quý như sừng tê, mã não gì đó sau này đem ra bán hết,

Những vật như đồ cổ, cổ vật thu được từ trước thì để riêng. Sau này trẫm sẽ xây dựng một cái bảo tàng ngoài Hoàng Thành rồi đem để trưng ở đó. Hàng ngày mở cửa cho dân chúng vào xem để gia tăng kiến thức và tầm mắt. Bảo vật vốn là để trưng và ngắm chứ cứ cất trong kho để cho mục nát thế này thì bảo vật còn có giá trị chi nữa". Đinh Liễn dặn dò một hơi dài

Lương Ngọc đi bên cạnh, tay cầm cuốn sổ và ghi chép tất cả những gì Đinh Liễn dặn dò khiến Đinh Liễn rất hài lòng. Bỗng nhiên, hắn nghĩ đến ngay hình ảnh Chủ tịch Triều Tiên Kim Dong Un kiếp trước. Đúng cái tướng đi của lãnh đạo , quan chức, quan quân đi theo đều phải cầm một cuốn sổ, lãnh đạo nói câu nào gật đầu câu ấy, ghi ghi chép chép như muốn nhấm nháp từng chút một.

Việc này là để tránh lãnh đạo dặn dò mà quên mất, mặt khác đây là cách nịnh nọt một cách khéo léo làm thỏa mãn tâm thế hư vinh. Lương Ngọc quả là đại tài. Đặng, hắn quay sang mọi người. "Các ngươi sau này đi theo ta thị sát nhớ học Lương NGọc, mang theo bút và sổ, Một chiếc viết lông cung vẫn tốt hơn trí nhớ tốt. Biết chưa?"

Khuôn mặt mọi người mộng bức không hiểu, quay sang liếc nhìn Lương Ngọc sau đó cứ cúi đầu xưng dạ. Bệ hạ nói sao thì cứ nghe vậy đi đã, sau này hởi lại Lương Ngọc cho rõ ràng. Không biết rõ chuyện gì nhưng gật dạ bảo vâng vẫn cứ là chuẩn.

Đinh Liễn hài lòng gật đầu. Lương Ngọc bên cạnh thì hỏi: " Bệ hạ, bảo vật của ngài tại sao lại mang ra ngoài trưng bày cho dân chúng xem ạ. Hạ Thần vẫn chưa hiểu được ý của ngài?"

-------

p/s: Tìm hiểu thêm về hai nhân vật nổi tiếng thời Đinh

Trần Ứng Long được Đinh Bộ Lĩnh giao quản lý tướng tiên phong Trần Công Mẫn và 1 đạo quân với nhiệm vụ đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang. Thành Đỗ Động rất kiên cố, có dòng Động Giang bao quanh, lại nằm giữa vùng đầm lầy mênh mông, lau sậy ngút ngàn, hoang vu, bên ngoài khó có thể vào đánh được. Hai Tướng quân họ Trần đã hạ được những đồn án ngữ bên ngoài thành Đỗ Động. Đỗ Cảnh Thạc là một mãnh tướng của nhà Ngô, tài thao lược nổi tiếng lúc bấy giờ.

Khi mà Hậu Ngô mất, ông kéo quân về lập thành lũy ở đây, thế nghiêng thiên hạ. Đại quân Hoa Lư do hai dũng tướng họ Trần kéo đến đây đánh rất riết. Đỗ Cảnh Thạc rút vào thành nội để cố thủ. Hai tường họ Trần xiết chặt vòng vây, cắt đứt mọi đường tiếp viện vào thành.

Thành Đỗ Động hoàn toàn bị cô lập. Đỗ sứ quân tính kế, dùng thuyền chiến vượt sông, mở một đường máu. Sau đó cho phá hết thuyền, chạy vào đóng quân ở bãi đất cao giữa đầm lầy, dựa vào địa hình hiễm trở để nuôi dưỡng, củng cố lực lượng, chớp thời cơ phản công, tiêu diệt đối phương.

Đạo quân của hai tướng Trần sau khi chiếm được thành Đỗ Động, để một ít quân giữ thành, dồn binh lực gấp rút đuổi đánh Đỗ sứ quân. Khi vượt qua một rừng tre nứa, đạo quân của Trần tướng công gặp một con sông lớn chắn ngang, không một bóng người, không một con đò.

Phía bên kia bờ sông là đầm lấy, lau sậy ngút ngàn, cờ xí của Đỗ sứ quân đang phấp phới bay trên những gò đất cao. Muốn sang đánh sứ quân họ Đỗ thì phải qua được sông này. Nhưng sông lớn, nước sâu, chảy xiết, không một cây cầu, một con đò qua sông.

Tướng Trần Ứng Long hạ lệnh cắm trại, giao cho đạo quân của Trần Công Mẫn quay lại rừng chặt tre nứa, gấp rút đan thành những chiếc thuyền thúng nhỏ, hình bầu dục, thêm hai cái thang chéo giữ cạo cho chắc chắn, và làm chỗ ngồi để bơi thuyền, lại lấy lá cây rừng, giã với đất sét, trộn lẫn nhựa sắn thuyền thật mịn, trát hai mặt thuyền cho nước khỏi ngấm vào. Hàng trăm con thuyền đã được tạo ra chỉ mong mấy ngày đêm. Có thuyền, quân sĩ nhất tề vượt sông.

Khi lâm trận cứ hai người khênh một thuyền để làm lá chắn cho những người phía sau tiến lên. Người khỏe thì mỗi người một thuyền làm khiêng đỡ tên, đỡ giáo rất lợi hại. Gặp những khúc lầy lội, họ lại thả thuyền chiến, cho người đun đẩy phía sau, ào ào lướt tới như bơi trên sông nước. Người ta nói, cách đánh thuyền kiểu này là do vua Đinh hướng dẫn cho, lấy kinh nghiệm từ cái thời cờ lau tập trận, "thuyền tre đè thuyền thúng", thuở sinh thời nhà vua đã làm để đánh đội quân của nữ tướng họ Dương trên sông Hoàng Long xưa.

Đỗ Cảnh Thạc từ các gò đất cao, giàn quân dùng cung nỏ và cần bắn gạch đá để đánh chặn nghĩa quân. Nhưng nhờ những chiếc thuyền chiến độc đáo và lợi hại ấy, quân Hoa Lư xông lên như vũ bão. Quân sĩ Đổ sứ quân sợ hãi,tan rã. Đỗ Mẫn bị chém đầu ngay tại trận. Hai tướng họ Trần thu quân thắng lợi, ca khúc khải hoàn, kéo về động Hoa Lư để báo tiệp với Vạn Thắng Vương

Trần Công Mẫn

Góp phần lớn trong chiến công của Trần Ứng Long là tướng tiên phong Trần Công Mẫn dưới quyền chỉ huy của ông. Theo truyền thuyết Đinh Lê. Trần Công Mẫn là con lương y Trần Đồng và vợ là Phạm Thị Hương ở huyện Lương Giang, Ái Châu (Thanh Hóa). Trần Công Mẫn có khuôn mặt vuông, tai lớn, mắt phượng, mày thanh, trông thật là khôi ngô, tuấn tú. Lớn lên, Trần Công Mẫn hay đọc sách binh thư, ham tập luyện võ nghệ, cung kiếm. Năm chàng 20 tuổi thì cha mẹ đều mất, lúc này Hậu Ngô Vương suy yếu, thổ hào các nơi nổi lên cát sứ, tự trị từng vùng, tranh giành nhau không ai chịu ai cả, làm cho nhân dân vô cùng điêu đứng, lầm than.

Trần Công Mẫn lên đường những mong tìm được minh chủ để thờ. Trên đường đi, Mẫn qua làng Thái Duyến trọ tại một trang trại của người họ Trần, có một người con gái tên là Trần Thị Xuyến, tuổi vừa đôi mươi, nhan sắc chim sa cá lặn. Sáng sớm hôm sau, khách từ biệt chủ để đi tiếp. Trần trang chủ lưu khách lại đãi cơm rồi cho con gái ra tiếp nước, sửa sang giúp hành trang cho chàng. Trai quốc sắc, nữ thiên hương, càng nhìn vẻ mặt càng nồng uyên ương.

Vợ chồng Trần lão mừng lắm cho đôi trai tài, gái sắc kết duyên. Trần Công Mẫn lưu lại ít ngày rồi từ biệt trang trại nhạc phụ và người vợ để lên đường theo chí hướng. Khi đến Bồ Hải Khẩu, chàng mới biết tin Trần Minh Công, thống soái quân ở đây đã giao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh kéo quân về động Hoa Lư xây thành, đắp lũy,hùng cứ một phương.

Chẳng ngại đường xa dặm thẳng, chàng Mẫn cầm phong thư của Trần Minh Công, một người, một ngựa xăm xăm tìm lối về động Hoa Lư. Vạn Thắng Vương xem xong bức thư của Trần Minh Công gửi tới, liền phong cho Trần Công Mẫn làm Tướng tiên phong của đạo quân do Tướng Trần Ứng Long trực tiếp chỉ huy, chuẩn bị xuất quân đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội).

Sau khi dẹp tan loạn mười hai sứ quân, non sông thống nhất. Vạn Thắng Vương đăng quang Hoàng đế. Nhà vua phong thưởng cho ba quân tướng sĩ. Trần Công Mẫn được phong chức Đô Úy Đại tướng quân, cấp cho thực ấp ở trang Thái Duyến, Đến ngày 12 tháng 2 năm Kỷ Mão, Đô Úy Đại tướng quân Trần Công Mẫn bỗng nhiên không bệnh mà mất tại thực ấp Thái Duyến,

Vua Đinh sắc ban ông là Nam Đô Thành Hoàng, lại ban thêm tiền bạc để nhân dân Thái Duyến lập miếu phụng thờ. Hội làng hàng năm được mở vào ngày tướng quân mất, bao giờ bảy giáp của trang Thái Duyến cũng thi bơi thuyền diễn lại tích thuyền thúng đuổi giặc của 2 tướng quân họ Trần. Rồi nơi đây trù phú, dân cư mở chợ đông vui, để tưởng nhớ 2 tướng quân họ Trần, họ mới đặt tên chợ là chợ Trần, lâu ngày gọi chệch thành chợ Giần (nay thuộc Vụ Bản, Nam Định).

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 3
Lượt đọc 54

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.