Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Âm Mưu Từ Phương Bắc

Tiểu thuyết gốc · 1757 chữ

Thư Phòng Hoàng Cung Đại Tống,

Tống Đế Triệu Quang Nghĩa đang chăm chú lắng nghe thông tin tình báo của hai đại thần Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù:

"Hoàng Cung của họ cũng không phải xây dựng thành quách như nước ta mà dựa vào các ngọn núi xung quanh rồi quây lại mà thành, khá thô sơ và lạc hậu. Họ không có điều kiện kinh tế và kỹ thuật như nước ta nên mọi thứ còn đang rất man hoang. Cung điện của họ cũng chỉ như vài gian phòng để củi của chúng ta, rất thấp bé và đơn giản. Đâu đó cũng chỉ chưa tới mấy chục gian nhà như vậy. Vì họ sống trong thung lũng giữa các ngọn núi nên khí hậu khá lạnh lẽo. Các loại động vật như khỉ, vượn thường xuyên nhìn thấy.

Giao Chỉ Vương thường tận dụng các hang núi làm nơi để chứa lương thực, vũ khí và nhà tù. Ông ta nuôi hổ và cá sấu để tử hình phạm nhân. Luật pháp không có, trường học cũng không, ban bệ thì sơ sài. Cả nước đặt ra đâu đó hơn 100 quan lại để quản lý nhưng vô cùng lỏng lẻo. Họ không có triều đình lục bộ như nước ta, cũng không có các hệ thống nghiêm cẩn chi tiết. Nói chung, đất nước họ còn thua cả nông thôn đại Tống.

Cũng chính vì dân họ còn chưa được giáo hóa tốt như thiên triều nên tính cách người Việt rất hung dữ, động tí thì đánh nhau, không coi ai ra gì. Năm đó, bọn thần qua đó vài ngày cũng bị bọn họ sinh hoạt hoang dã làm cho hoảng sợ không thôi.

Có điều nơi đó chưa được khai thác nên có nhiều loại đặc sản mà đại Tống ta rất cần như ngà voi, sừng tê, mã não, một số loại ngọc trai, đá quý, tổ yến và một số loại trái cây đặc sản theo mùa như quả Nhãn, quả Vải, đường mía. Đặc biệt kỹ thuật trồng lúa nước của họ khá phát triển. Về mặt này đất nước chúng ta có phần yếu kém.

Về đặc sản của họ, tương truyền xưa kia, Dương Quý Phi rất thích ăn trái vải của Giao Chỉ nên hàng năm, dân họ đều phải tiến cống cho Đường triều một số lượng lớn. Vì quá áp bức nên có nổ ra một cuộc nổi loạn của một thủ lĩnh họ Mai. Dù sau đó, đường triều đã đàn áp thành công nhưng từ đó về sau tục tiến cống trái vải cũng chấm dứt. Dương Quý Phi cũng bị buộc tội phải chết.

Nhà ở của dân chúng có hai loại kiến trúc. Ở vùng cao thì họ làm nhà sàn để tránh côn trùng và thú dữ. Ở miền đồng bằng thì họ xây nhà tường đất, tức hỗn hợp bùn và rơm rạ trát lên khung tre nứa tạo thành. Nóc nhà họ lợp bằng chính rơm khô hoặc một loại cỏ gọi là cỏ tranh. Nghề nghiệp chính là trồng lúa và đánh cá.

Họ không có quân đội thường trực như chúng ta. Chỉ có bảo vệ Hoàng Cung mới có một đội quân khoảng 3000 người gọi là ngự lâm quân. Họ thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" tức là bình thường ở nhà làm ruộng. Khi có đánh nhau mới kéo đến nhập làm quân đội. Kiểu chính sách này cũng là do họ không nuôi nổi quân đội mà thôi.

Buôn bán người Việt không rành. Chủ yếu là giao lưu bằng cách trao đổi hàng hóa qua lại. Chợ của họ cũng gọi là chợ phiên tức nửa tháng hoặc một tháng mới họp một lần. Những người buôn bán chủ yếu là người Hán chúng ta.

Họ cũng có tiền, gọi là Thái Bình Hưng Bảo do lấy niên hiệu cách đây 12 năm là Thái Bình nhưng tiền này không lưu truyền rộng rãi do thiếu kim loại như đồng kẽm. Tiền lưu truyền phần lớn là tiền của chúng ta hoặc trao đổi bằng vàng bạc. Đây là những gì mà chúng thần đã biết ạ. Bệ hạ có gì cần hỏi thêm không ạ?".

Triệu Quang Nghĩa gật đầu, qua lời kể của hai người thì hắn đã có thể tưởng tượng ra một bức tranh đầy đủ về vùng đất Giao Châu. Có thể nói vùng đất này quá nghèo, thậm chí còn nghèo hơn cả nhiều vùng nông thôn của đại Tống. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt, khói lam chướng khí, dã thú độc vật khắp nơi nên dân cư thưa thớt. Tính cách người dân chất phác nhưng cộc cằn, tính bản thổ khá mạnh. Thảo nào thời kỳ trước mỗi lần muốn đày ải ai đó thường phân về Lĩnh Nam. Đây là một biến tướng của sự trừng phạt và biên giới hóa.

Các thủ lĩnh địa phương cũng chỉ như tù trưởng bộ lạc, không phân cấp bậc, không hiểu lễ nghĩa, ếch ngồi đáy giếng. Không đáng sợ bằng quân Liêu hay Tây Hạ. Người Liêu, Tây Hạ vốn là các bộ tộc du mục, giỏi chăn nuôi, thích cưỡi ngựa, ham chém giết. Từ thời xa xưa đến nay nhiều lần cướp bóc, đốt phá, quấy cho người Hán đêm không dám ngủ sâu, ngày không dám đi xa. Không diệt Liêu, bình Tây Hạ, Triệu Quang Nghĩa hắn chẳng lẽ thấp kém hơn các vị Hoàng Đế trước hay sao? Con cháu sẽ đánh giá thế nào về hắn?

Như người Nam Man không phục, tất cần diệt đi nhóm thủ lĩnh, chém diệt cả vạn người cảnh cáo. Nếu muốn chinh phục chắc chỉ cần một đạo quân khoảng 10 vạn người là có thể bình định. Chinh phục thì dễ đấy nhưng để cai trị thì chẳng quan lại nào hứng thú về nơi khỉ ho cò gáy như thế. Ở trung nguyên phồn hoa thành thị đã quen, phố xá tấp nập, các điều kiện sinh hoạt cũng tốt lại gần trung tâm quyền lực. Đâu ai muốn đi xa nhà, xa quê như thế.

Mặc dù là vùng đất cằn cỗi như thế nhưng hắn vẫn phải thu hồi. Hơn 1100 năm vùng đất đó thuộc về người Hán, nay đại Tống thừa kế quốc gia, thì nhiệm vụ này hắn tất phải hoàn thành.

Nếu quả thật nơi đó có chính biến thì ắt trong vài tháng nữa sẽ có đoàn sứ giả qua đây thần phục xin phép kế thừa. Nếu không có, đây chẳng phải cái cớ rất tốt để động binh đó ư? Đất nhà Nam Hán hắn mới thu hồi mới có ba năm, còn chưa chịu phục nên dễ sinh biến, có lẽ cũng kiếm việc cho bọn chúng làm. Nếu thắng thì thưởng, nếu thua thì cũng là cách diệt trừ đi những kẻ cản đường. Đúng là một công đôi ba việc,

Theo như Tùng Vân chân nhân nói thì người Liêu và Tây Hạ sắp động binh, đây quả là tin xấu vô cùng. Năm nay, hắn đã quần nhau với quân Liêu suốt từ đầu năm đến giờ, thậm chí vừa rồi còn suýt chết. Mặc dù gần nhất phục kích quân Liêu diệt đi một vạn quân tinh nhuệ nhưng cũng không đáng kể. Đại Tống từ công chuyển sang thủ. Như vậy, khả năng mấy tháng nữa khi đông qua, tuyết tan, quân Liêu sẽ tràn xuống đánh tiếp.

Đợt này khí thế quân địch hung hãn, không biết là nước họ mang bao nhiêu quân sĩ. Phải cho người tìm hiểu thông tin tình báo chính xác mới được. Đáng tiếc là ta không nghe lời khuyên can của Phan Thế Mỹ , quá nóng vội muốn thu hồi Yến Vân 16 châu cho nên mới bị thiệt quân , thiệt tướng. Đúng là cơm phải ăn từng miếng, nước phải uống từng ngụm, gấp gáp không ăn được đậu hũ nóng. Hazzz.

-----

p/s:

Mùa hạ năm 979, sau khi diệt Bắc Hán, Thái Tông muốn thừa cơ đánh Liêu, khôi phục 16 châu Yên Vân. Phan Mĩ cực lực can ngăn, song thị vệ Thôi Hàn lại tán thành. Thái Tông xuất quân từ Thái Nguyên, tiến vào Yến, Vân; nhanh chóng lấy được hai châu Trác, Dịch. Quân Tống thừa thắng đánh sang U châu. Tướng Liêu Da Luật Hi Đạt dẫn quân ra chống, song không thành công. Thái Tông mệnh bọn Tống Ốc đánh mạnh vào thành Yến Kinh; lại chia quân đánh các châu Kế, Thuận.

Tướng Liêu Da Luật Học Cổ Đa Phương ra sức giữ thành, quân Tống công phá đã lâu vẫn không chiếm được. Da Luật Sa đem quân tới cứu U châu. Tháng 8, Hai bên giao chiến tại Cao Lương hà. Ban đầu quân Tống chiếm ưu thế, liền thừa cơ truy đuổi; bỗng rơi vào ổ mai phục của quân Liêu, do hai tướng Da Luật Hưu Ca, Da Luật Tà Chẩn chỉ huy. Quân Tống đại bại, quân Liêu thừa thắng kéo vào giải vây U châu. Thái Tông kinh hoàng thất sắc; may nhờ có Hô Duyên Tán, Phụ Siêu đưa quân đến cứu mới có thể an toàn mà rút về Trác châu.

Da Luật Hưu Ca cho quân đuổi tới, quân Tống bị đánh tan tác, bỏ chạy về hướng nam. Giữa đường, ngựa của Thái Tông rơi vào vũng lầy không kéo lên được, tình thế vô cùng nguy cấp, nhưng lúc đó có Dương Nghiệp (tức Lưu Kế Nghiệp, đã hàng Tống) đến cứu giá kịp lúc. Dương Nghiệp tình nguyện ở lại chặn đường quân Liêu, thắng được một trận, đẩy lui truy binh Liêu. Thái Tông về Định châu, lệnh Mạnh Huyền Triết giữ nơi này, Thôi Ngạn Triết giữ Quan Nam, Lưu Đình Hàn và Lý Hán Quỳnh giữ Chân Định rồi xa giá về Biện Kinh.

Cuối tháng 9 năm 979, Liêu Cảnh Tông Da Luật Hiền nhân vừa mới thắng trận, mệnh Hàn Khuông Tự làm Đô thống, Da Luật Sa, Da Luật Hưu Ca dẫn 50.000 quân tiến đánh Trấn châu. Lưu Đình Hàn, Thôi Ngạn Tiến bàn nhau dùng kế trá hàng, dụ quân Liêu vào rồi đặt mai phục. Da Luật Hưu Ca có đề phòng từ trước, nhưng quân Liêu vẫn thiệt hại hơn 10.000 người.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 5
Lượt đọc 63

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.