Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Phong Trào Bình Đẳng Giới - Chiêu Trò Bịp Bợm Của Cánh Đàn Ông

Tiểu thuyết gốc · 1932 chữ

Đinh Liễn đang nửa nằm, nửa ngồi hưởng thụ sự chăm sóc phục thị của những người vợ thì bất chợt mở mắt hỏi: "Mọi người có muốn được bình đẳng giới hay không?".

Lập tức cả căn phòng im lặng đột ngột. Chư vị Thái hậu, Hoàng hậu, quý phi cùng các cung nữ, thái giám trố mắt ngạc nhiên. Bệ hạ vừa nói cái gì cơ? Bình đẳng giới á? Đó là cái gì? Ngôn ngữ này nó hơi lạ lùng nhưng có thể mường tượng đó là cái gì? Hoàng hậu Ngô Nhật Hoa lên tiếng hỏi lại: "Ý bệ hạ là bình đẳng giới nghĩa là bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà ư?".

“Đúng vậy, chính là ý đó”.

Võ phi hứng thú hỏi lại: "Tại sao bệ hạ lại đề cập đến vấn đề này, không phải hiện nay chúng ta vẫn đang bình đẳng đó ư?"

Đinh Liễn cười cười: “Trên đời này làm gì có bình đẳng tuyệt đối. Giữa nam và nữ cũng thế. Mỗi một thời đại sẽ có một tiêu chí riêng về bình đẳng, nhất là giới tính. Các ngươi không thấy hiện nay giữa đàn bà và đàn ông có sự phân biệt ư? Đàn ông thì được đi học, được làm quan, được kế thừa gia sản, còn phụ nữ thì không. Các ngươi chẳng lẽ không muốn được đối xử bình đẳng như đàn ông ư?”

Mọi người tự nhiên thấy bệ hạ hôm nay có vẻ có nhiều ý tưởng mới lạ, vừa nãy còn bày trò chơi cổ vật, nay lại muốn chơi trò bình đẳng giới. Thật không biết trong đầu bệ hạ chứa những gì nữa. Cơ mà đề tài bình đẳng giới có vẻ hấp dẫn, thế nên mọi người cũng tự hỏi vấn đề.

Đinh Liễn thấy mọi người trầm ngâm suy nghĩ thì hắn rất hài lòng mỉm cười. Hắn không muốn sống chung với một đàn bò cho dù những người ấy đều là thân nhân. Người và thú khác nhau rất lớn ở chỗ biết suy nghĩ và biết tự hỏi. Nếu sai gì làm lấy, bảo gì nghe lấy thì con người đó khác gì con bò, con heo đâu. Chẳng phải con bò, con heo đến bữa thì ăn, đến giờ thì ngủ hay sao? Nếu chúng biết tự hỏi thì chúng đâu còn là heo là bò một cách thông thường nữa rồi.

Đinh Liễn không muốn sống cùng với những người chỉ biết nghe lời một cách máy móc. Hắn muốn những người bên cạnh hắn phải biết suy nghĩ, biết tự hỏi, biết tự giải quyết vấn đề. Người xưa có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Bên cạnh hắn đâu chỉ có những nhành hoa.

Ngô Nhật Hoa dẫn đầu hỏi Đinh Liễn : "Vậy theo ý bệ hạ thì địa vị của phụ nữ cần phải thay đổi à?"

Đinh Liễn cười, Ngô Nhật Hoa quả là trí tuệ, nàng không hỏi cụ thể bình đẳng giới là gì và mình có muốn hay không mà là hỏi thẳng Đinh Liễn muốn thay đổi hay không. Bởi vì nàng biết bình đẳng hay không bình đẳng, không phải do nàng mà do hắn quyết định. Trong cả cái quốc gia này, người duy nhất có thể thay đổi và quyết định chính là hắn.

Nàng chỉ cần biết nếu Đinh Liễn muốn thay đổi, nàng sẽ ủng hộ sự thay đổi đó. Nếu Đinh Liễn không muốn thay đổi thì nàng kiên quyết không thay đổi. Làm vợ chính là làm hậu phương cho chồng. Nàng không có ý định vượt quyền, nàng chỉ muốn cai quản hậu cung cho tốt là được. Những chuyện khác nàng không muốn xen vào.

Nghe ra thì có vẻ như nàng ngu xuẩn kém thông minh nhưng thật ra là ngược lại. Điểm này chứng minh trí tuệ và sự khôn ngoan của nàng bởi người tự biết được vị trí của mình ở đâu thì mới là người thông minh nhất.

"Có thể cần phải thay đổi" Đinh Liễn thần thần bí bí nói. Ngô Nhật Hoa gật đầu im lặng. Nàng chỉ cần biết như vậy là đủ rồi.

Hương phi bày tỏ: "Chắc không được đâu, xã hội bây giờ vốn lấy đàn ông làm chủ. Quan niệm tam cương, ngũ thường chính là pháp tắc duy trì sự ổn định mọi thứ. Bệ hạ muốn đảo ngược quan niệm này ư?".

"Sự do người làm , với lại sớm hay muộn thì xã hội cũng sẽ tiến dần về bình đẳng giới mà thôi. Có điều thời gian chuyển đổi có lẽ sẽ rất lâu, có thể mất tới cả ngàn năm cũng không chừng?" Đinh Liễn nói

"Ồ, Bệ hạ còn có thể tính tới tương lai cả ngàn năm nữa cơ à? Vậy bệ hạ có thể nói cho thần thiếp biết thế giới mà đàn ông và đàn bà bình đẳng với nhau sẽ như thế nào?" Võ phi trêu chọc.

Đinh Liễn cười thầm "Bởi vì chính ta từ ngàn năm sau xuyên tới. Ta không biết được thì ai biết đây".

"A, Trẫm dự đoán lúc ấy đàn ông và đàn bà bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ với nhau. Đàn ông làm được cái gì thì đàn bà cũng làm được cái đó. Đàn ông được hưởng thụ cái gì thì đàn bà được hưởng thụ cái đó. Ví dụ thời bây giờ đàn ông phụ trách kiến công lập nghiệp tức kiếm tiền về nhà, đàn bà phụ trách sinh nở, nuôi dạy con cái. Đàn ông chủ ngoại, đàn bà chủ nội, đàn ông chinh phục thế giới, đàn bà chinh phục đàn ông. Thế nhưng sau này tất cả những điều trên đàn ông và đàn bà cùng nhau làm và cùng quyết định tức quyền lực như nhau".

Tất cả những người phụ nữ ở đây mắt đều sáng lên rực rỡ và ánh lên vẻ ước mơ. Đinh Liễn lại thần bí dẫn đạo.

"Thế giới ấy, đàn bà có quyền đi học , có quyền đi ra ngoài làm, có quyền thừa kế, có quyền làm chủ, thậm chí như bà Trưng, bà Triệu, như Võ Tắc Thiên, có thể xưng Vương, làm Hoàng Đế.

Thế giới ấy đàn bà có thể cởi trần giữa nơi công cộng thậm chí cởi truồng giữa đường đi. Họ có thể ngủ với bất cứ ai mà họ thích và những đứa trẻ chỉ có thể biết mẹ chúng là ai chứ người cha thì không thể biết đứa con đó có phải là con mình hay không.

Thế giới ấy đàn ông không cần phải chịu trách nhiệm yêu chiều, nâng đỡ phụ nữ, cũng không cần phải tỏ tình hay theo đuổi một người đàn bà. Họ cũng không cần phải nhường nhịn khi trả các chi phí khi đi hẹn hò như hiện nay.

Thế giới ấy, đàn ông không cần phải lo lắng đi kiếm tiền một mình mà trách nhiệm này đã có người đàn bà phụ giúp đỡ, thậm chí người đàn ông sung sướng hơn bây giờ rất nhiều. Bây giờ đàn ông có vẻ có nhiều quyền lực hơn nhưng quyền lực thường đi đôi với trách nhiệm. Quyền lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn.

Bây giờ, phụ nữ chỉ lo đối nội tức là làm chủ gia đình và có nhiều thời gian làm đẹp cho mình, họ chỉ quan tâm chinh phục người đàn ông của họ là đủ. Nhưng ở thế giới đó, phụ nữ vừa phải đi kiếm tiền, vừa phải sinh đẻ và chăm sóc con cái.

Thế giới ấy, mọi người có thể sống độc thân nếu họ muốn, đàn bà có thể làm mẹ đơn thân nếu họ thích. Đàn bà có nhiều quyền hơn nhưng chính vì thế họ cũng mất đi nhiều đặc quyền lẽ ra đương nhiên họ được nhận. Những quyền lợi bây giờ đàn bà được đàn ông ưu ái như khóc khi buồn, than thở khi mệt, tỏ ra yếu đuối khi đau khổ, khóc than khi tổn thương sẽ không còn nữa.

Họ phải độc lập trong suy nghĩ, công bằng trong ăn chia, mạnh mẽ trong cuộc sống. Để trở lên hoàn hảo, họ vừa phải đẹp khi đi ra đường, vừa phải giỏi giang trong kiếm tiền, vừa phải đảm đang trong gia đình, vừa phải làm người biết chiều chồng, thương con, đối nội, đối ngoại đều phải hoàn mỹ.

Nếu có chỗ nào khuyết điểm thì sẽ bị cả xã hội lên án, chửi bới thậm chí nhục mạ. Họ phải trở thành một nữ thần toàn năng, toàn mỹ. Đây là cái giá cho sự đòi hỏi quyền bình đẳng".

Sau khi Đinh Liễn dừng miêu tả thế giới bình đẳng trong tương lai, tất cả mọi người phụ nữ trong căn phòng đều tái mét mặt mày. Thế giới đó quá kinh khủng đối với đàn bà. Nghe có vẻ đàn bà được lợi thế nhiều hơn, hạnh phúc nhiều hơn nhưng cái giá phải trả quả thật quá đắt. Thử tưởng tượng mà xem, ngay cả cái quyền làm đẹp, hờn dỗi, yếu đuối, khóc lóc cũng không còn là độc quyền thì thế giới sẽ loạn thế nào.

Làm nhiều hơn, áp lực nhiều hơn, quyền nhiều hơn nhưng cũng đồng nghĩa mất nhiều hơn, mệt nhiều hơn, khổ nhiều hơn. Như vậy, bình đẳng giới rốt cuộc là được hay mất đây?

Người xưa có câu "Buông tất cả là được tất cả, nắm tất cả là không có gì". Câu nói này chân lí biết bao.

--------

P/s:

Từ thời Hồng Bàng đổ về trước, phong tục của người dân nước ta lấy chế độ mẫu hệ làm chủ. Tới thời Hùng Vương thì chuyển dần sang mẫu chủ nam quyền.

Theo truyền thuyết thì huyết thống của Lạc Long Quân là được tính theo dòng mẹ. Cho nên mới có chuyện Lạc Long Quân, vốn là cháu ngoại của Động Đình Quân tức Thần Long hay Rồng Thần cai quản vùng hồ Động Đình ở phía Nam Trường Giang.

Kế đó, tất cả các vị vua huyền thoại của thời lập quốc, từ Kinh Dương Vương Lộc Tục đến Lạc Long Quân Sùng Lãm và Hùng Vương, đều được lên ngôi trị vì trên địa bàn của mẹ mình ở phương Nam. Đoạn cuối truyền thuyết còn cho biết rằng khi chia tay, chỉ có 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ mới được ở lại, và người được lập làm vua Hùng thứ nhất chính là người con trai cả đi theo mẹ; trong khi 50 người con trai theo cha Lạc Long Quân thì phải ra đi (xuống biển).

Phối hợp các kết quả khảo cổ học, dân tộc học và truyền thuyết, trong giai đoạn đầu từ khi nền nông nghiệp lúa nước ra cho đến khi nhà nước Văn Lang thành, cư dân Việt-Mường là một cộng đồng mẫu hệ.

Giả thuyết này hoàn toàn không mâu thuẫn với những gì lịch sử đã mô tả về chế độ phụ hệ của con cháu cư dân Âu Lạc dưới thời Bắc thuộc, vì chế độ phụ hệ đó có thể chỉ là kết quả của giao lưu, tiếp biến văn hoá về sau giữa văn hoá Việt-Mường với văn hoá Tày-Thái và văn hoá Hán.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 2
Lượt đọc 42

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.