Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Một vợ một chồng là cách đàn ông tự bảo vệ mình

Tiểu thuyết gốc · 1959 chữ

Hậu nhân sau này có một lầm tưởng vô cùng nghiêm trọng rằng thời Phong Kiến đàn ông ai cũng năm thê nhiều thiếp tức có nhiều vợ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Thật ra thời đại này 99% xã hội vẫn theo mô hình hôn nhân một vợ một chồng mặc dù Pháp luật và đạo đức thì cho phép và khuyến khích đàn ông nên lấy nhiều vợ.

Chỉ có những người đàn ông thành đạt, quyền thế, giàu có mới có điều kiện và nhu cầu lấy thêm vợ. Người bình thường thì không có nhu cầu, nguyên nhân thì chỉ có một đó là lý do kinh tế hay nói trắng ra là nuôi không nổi. Kinh tế quyết định chính trị, vật chất quyết định ý thức, mô hình kinh tế quyết định hình thái xã hội. Đây vốn là quy luật của nhân đạo.

Và hôn nhân một vợ một chồng cũng chính là cách đàn ông tự bảo vệ nhau và bảo vệ chính mình.

Nhiều người tin rằng những người đã đến tuổi kết hôn phải được quyền tự do làm theo ý mình, miễn là không gây hại quá mức cho người khác. Câu hỏi cần phải đặt ra ở đây là thế nào là "gây hại quá mức".

Trên thế giới , tình trạng quyền quý, đại gia có nhiều vợ diễn ra rất phổ biến. Đàn ông càng giàu có, càng quyền lực thì tỷ lệ có vợ hai càng lớn. Vậy điều gì đang diễn ra? Liệu có nên loại trừ những cuộc hôn nhân như vậy vì nó gây hại quá mức cho người khác hay không? Nếu có, thì chính xác là ai bị hại và bị hại như thế nào? Mô hình kinh tế về thị trường có những đáp án cho những câu hỏi này.

Lập luận phản đối chế độ đa thê nói rằng, người chịu thiệt thòi là phụ nữ, nhất là những phụ nữ trẻ bị ép buộc kết hôn. Tuy nhiên, khi người phụ nữ trưởng thành tự nguyện chọn một người chồng chung thì rõ ràng là họ muốn điều đó. Chẳng ai bắt các chân dài cặp kè đại gia cả và cũng chẳng cô vợ nhỏ nào bị ép buộc phá đám hạnh phúc gia đình nhà người khác. Vậy nếu chế độ đa thê có hại với phụ nữ thì những nạn nhân hẳn phải là những người thích chế độ một vợ một chồng hơn.

Có thể dễ dàng chỉ ra một số thiệt thòi mà phụ nữ dưới chế độ đa thê phải chịu. Ví dụ, trong chế độ một vợ một chồng, lựa chọn ưu tiên của đại gia A là cưới cô B. Nhưng do được cho phép cưới nhiều vợ nên anh A muốn cưới cả cô B, C, D. Khi đó, cô A sẽ phải chọn giữa hai điều đều bất lợi hơn cho cô: tìm kiếm một người chồng chỉ cưới một vợ hoặc chấp nhận kiếp chồng chung mà cô không muốn.

Theo lý thuyết kinh tế, độc quyền vẫn có lợi cho người vợ hơn là chia sẻ trong thị trường cạnh tranh tự do. Thế nhưng việc chế độ đa thê làm mất đi những lựa chọn tốt của một số phụ nữ không có nghĩa là nó gây hại quá mức với toàn thể giới nữ. Hãy nhìn tổng thể bức tranh của thị trường hôn nhân nam nữ.

Ví dụ, giả sử chế độ đa thê là hợp pháp, 10% đàn ông trưởng thành sẽ tận dụng điều đó để cưới ba bà vợ một lúc và những người còn lại đều chỉ có một vợ. Trong số những người chỉ muốn có một bạn đời, tỉ lệ sẽ là chín người đàn ông cho mỗi bảy phụ nữ. Vì số đàn ông trên thị trường bạn tình đơn phối phi chính thức (do giả định luật chấp nhận đa thê) quá cao, nên các "điều khoản giao dịch" sẽ có lợi cho phụ nữ. Khi đó, phụ nữ sẽ ít phải làm việc nhà hơn và cha mẹ các cô thậm chí không phải chi trả cho đám cưới.

Nói đơn giản là cánh nhà giàu lấy hết vợ đẹp rồi, những nam giới còn lại chẳng đủ vợ để cưới nên phải chiều phụ nữ nếu không muốn ế. Như vậy, học thuyết kinh tế cho thấy trong một thị trường cạnh tranh lành mạnh, chế độ đa thê khiến những tài nguyên quý hiếm như phụ nữ trở nên có giá hơn và tất nhiên, họ sẽ là người được hưởng lợi cuối cùng.

Thế còn đàn ông thì sao? Đó là những nạn nhân xấu số . Chế độ đa thê rõ ràng là cũng làm lợi cho một số người. Chắc hẳn là có những người đàn ông như đại gia A ở trên cưới được vợ lại còn cặp nhiều bồ, mà lại toàn bồ đẹp nếu đủ giàu.

Thế còn những người ủng hộ chế độ một vợ một chồng thì sao? Như đã phân tích bên trên, việc chấp nhận chế độ đa thê sẽ tạo ra sự mất cân bằng nam nữ trong nhóm những người chỉ muốn có một bạn đời. Do quá thiếu phụ nữ phù hợp để kết hôn nên các "điều khoản giao dịch" trên "thị trường bạn tình" này sẽ trở nên cực kỳ bất lợi cho đàn ông. Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng thừa nam thiếu nữ ở Trung Quốc do phá thai khi biết là con gái và chế độ 1 con khiến nữ giới cực kỳ có giá trên thị trường hôn nhân nước này.

Đinh Liễn nhớ lại kiếp trước ở nhiều nước phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cánh mày râu phải đua nhau sang các quốc gia nghèo hơn để kiếm vợ khi phụ nữ của nước họ trở nên đắt giá.

Nghe có vẻ kỳ nhưng những nước càng giàu, tỷ lệ ngoại tình và ly hôn càng cao còn phụ nữ thì càng có giá, cánh mày râu càng khó kiếm vợ. Rõ ràng theo lý thuyết kinh tế, chẳng có cái gọi là quyền bình đẳng giới khi có sự chênh lệch cung cầu trên thị trường. Nhiều người đàn ông cuối cùng sẽ không bao giờ có thể kết hôn.

Tóm lại, quy luật cung cầu đã đảo chiều cách suy nghĩ thông thường về chế độ đa thê. Nếu chế độ này có gây thiệt thòi cho ai đó, thì nạn nhân chính là đàn ông chứ không phải phụ nữ. Kết luận này càng vững chắc nếu ta xét đến sự tranh đua lẫn nhau đầy tốn kém giữa cánh đàn ông để giành lấy sự chú ý của những phụ nữ hiếm hoi.

Do phụ nữ quá hiếm nên đàn ông phải đối mặt với áp lực thậm chí còn căng thẳng hơn để kiếm tiền và đổ nhiều thời gian rèn luyện cơ bắp hơn. Đàn ông cũng sẽ phải chú ý tới thẩm mỹ nhiều hơn. Chi phí mua đồ cưới tăng. Nhưng dù cho cánh đàn ông có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa thì một số nhất định cũng phải chịu cảnh phòng không. Dù nhằm phục vụ cho mục đích gì thì luật cấm chế độ đa thê vẫn vận hành như một thỏa thuận kiểm soát giúp đàn ông đỡ phải chịu áp lực không lấy được vợ hơn.

Đinh Liễn với tư cách là một người đàn ông bình thường đương nhiên sẽ ủng hộ chế độ một vợ một chồng và yêu cầu bình đẳng giới.

Thế nhưng, với tư cách là một vị Hoàng Đế đại diện cho tầng lớp thượng lưu, giàu có, quyền thế thì trời sinh hắn phải đứng về phe thiểu số. Trong lòng Đinh Liễn mặc niệm một tiếng dành cho những thần dân nam giới của đất nước. Vì hạnh phúc của những người phụ nữ yếu đuối, mong manh dễ vỡ, hắn nhất định và kiên quyết ủng hộ chế độ năm thê bảy thiếp. Thậm chí hắn phải khuyến khích chính sách này thật nhiều để gia tăng nhanh dân số.

Dân số bùng nổ thì quốc vận gia tăng, quốc vận gia tăng thì năng lượng khí vận quốc gia mới càng nhiều, hắn mới có cuốc sống ngày một tốt hơn.

----

Nghĩ đến đây, Đinh Liễn chợt nhớ tới kiếp trước. Nếu mọi người biết hắn có tư tưởng như thế này chắc hẳn sẽ nói hắn có tính lăng nhăng, chung chạ, không chung thủy và ngoại tình. Thời này, việc ngoại tình thường khép tội cho phụ nữ, thế nhưng thời hiện đại thì người ta thường đổ lỗi cho đàn ông. Đàn ông bị mặc định là những kẻ trời sinh lăng nhăng. Nếu xảy ra chuyện ngoại tình thì y như rằng các bà, các cô, các mẹ sẽ nhảy cẫng lên để chê bai và lên án người đàn ông kia. Nhưng sự thật có vậy hay không?

Sự thật là bản tính lang chạ không chung thủy của cả đàn ông và đàn bà là tương đương chứ không phải chỉ là đặc sản của đàn ông. Có một câu hỏi được đặt ra là đàn ông khi ngoại tình thì ngoại tình với ai? Đại đa số là sẽ ngoại tình với phụ nữ rồi, chỉ có một số nhỏ là ngoại tình với chính đàn ông.

Đàn ông thiên về ngoại tình thể xác trong khi đàn bà thiên về ngoại tình tư tưởng.

Thật ra, không phải cứ ngủ với nhau, ăn với nhau, chia sẻ tiền bạc, tài sản với nhau mới là ngoại tình mà ngay khi ngươi so sánh người mình yêu với một người khác thì đó cũng chính là một hình thức ngoại tình. Ngoại tình trong tư tưởng. Vậy ngươi có dám đảm bảo mình chưa bao giờ so sánh, chưa bao giờ có ý nghĩ thay đổi, chưa bao giờ có ý nghĩ ngoại tình với một kẻ khác?

Có câu gieo suy nghĩ, gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt thái độ, gieo thái độ gặt vận mệnh. Như vậy, gốc rễ mọi vấn đề chính là tư tưởng. Tư tưởng ngoại tình mới là đáng sợ nhất.

Bản chất của người phụ nữ là rất hay so sánh, ghen tị, hơn thua. Họ luôn so sánh người yêu hay người chồng của mình với một người khác. Khi đó, họ đã không còn sự chung thủy. Chung nghĩa là cuối, thủy nghĩa là đầu. Chung thủy có nghĩa trước sau như một. Vậy thử hỏi có ai dám nói mình thanh thanh bạch bạch cả đời?

Vậy tại sao nhiều người chỉ dừng lại việc ngoại tình trong tư tưởng chứ không biến nó thành hành động cụ thể như ngủ với kẻ khác hay ly hôn phu quân đương nhiệm? Bởi một lẽ tất nhiên, cuộc so sánh đó phần thắng vẫn thuộc về người yêu hay người chồng hiện tại. Không có lý do gì để thay đổi khi ngươi phát hiện ra người yêu của ngươi vẫn có rất nhiều lợi thế hay điều tốt đẹp, và sự thay đổi đôi khi ẩn chứa rất nhiều sự rủi ro bởi ai dám đảm bảo người đàn ông sau sẽ tốt hơn người đàn ông hiện tại? Không có sự hứa hẹn và đảm bảo cho một tương lai khác thì tốt hơn hết là giữ lại những gì đang có.

------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 2
Lượt đọc 53

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.