Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thập Nhị Chính Kinh

Tiểu thuyết gốc · 2860 chữ

Tiêu Tương Cốc một ngày.

Nga Hoàng dựa vào người hắn, chậm rải nói : « Thủ Dương Minh Đại Trường bắt đầu từ Thương Dương, Nhị Gian, Tam Gian, Hợp Cốc, Dương Khê, Thiên Lịch, Ôn Lưu, Hạ Liêm, Thượng Liêm, Thủ Tam Lý, Khúc Trì, Trửu Liêu, Thủ Ngủ Lý, Tý Nhu, Kiên Nhung, Cự Cốt, Thiên Đỉnh, Phù Đột, Hòa Liêu, Nghênh Hương, mỗi bên có nhị thập đại huyệt »

Thiên Hùng gật đầu ngồi nghe nàng giảng giải huyệt đạo cho mình, có Hoàng Anh ở bên hắn sẻ rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc lần mò. Muốn đột phá đả thông huyệt đạo thì cần phải biết rỏ các huyệt đạo trong người đả, có thể nói mỹ nam kế thành công triệt để hiện giờ chính là như chuột chui vào hủ nếp ôm lấy phú bà hưởng thụ sinh hoạt qua ngày đây, bên tai lại vang lên thanh âm của Nữ Anh : « Chính là từ góc móng tay trỏ (phía xương quay) dọc bờ ngón trỏ (phía mu tay) đi qua kẽ giữa hai xương bàn tay là huyệt Hợp Cốc vào chỗ lõm giữa hai gân cơ dài ruỗi và ngắn ruỗi ngón cái là huyệt Dương Khê đi dọc bờ ngoài (phía xương quay) cẳng tay vào chỗ lõm phía ngoài khuỷu Khúc Trì; dọc phía trước ngoài cánh tay đến phía trước mỏm vai giao hội với Kinh Thái Dương Tiểu Trường ở Bỉnh Phong với mạch Đốc ở Đại Chùy (nơi tụ hội của 6 kinh dương) trở lại hố trên đòn (Khuyết Bồn) xuống liên lạc với Phế (phổi), qua cơ hoành đi xuống (thuộc về Đại trường) »

« Đại Chùy » Thiên Hùng ánh mắt sáng lên khi nghe đây là huyệt đạo mà sáu kinh dương đổ về, hơn nữa nó còn giao hội với đốc mạch chính là một ngã 7 khổng lồ đây, quan trọng hơn khí từ sáu Kinh dương sẻ đổ vào huyệt thứ 14 trên mạch Đốc này, từ đây hắn có thể vận chuyển sang hai đan điền khi mà mạch Nhâm và mạch Đốc giao hội với nhau ở Hội Âm huyệt, huyệt vị khởi đầu của Nhâm Mạch.

Nga Hoàng lại tiếp tục lên tiếng : « Túc Dương Minh Vị Kinh mỗi bên có tứ thập ngủ đại huyệt :Thừa Khấp,Tứ Bạch,Cự Liêu,Địa Thương,Đại Nghinh, Giáp Xa, Hạ Quan, Đầu Duy,Nhân Nghinh,Thủy Đột,Khí Xá, Khuyết Bồn, Khí Hộ, Khố Phòng, Ốc Ế, Ưng Song, Nhũ Trung, Nhũ Căn, Bất Dung, Thừa Mãn, Lương Môn, Quan Môn, Thái Ất,Hoạt Nhục Môn,Thiên Xu, Ngoại Lăng, Đại Cự, Thủy Đạo, Quy Lai, Khí Xung, Bễ Quan, PhụcThổ, Âm Thị, Lương Khâu, Độc Tỵ,Túc Tam Lý, Thượng Cự Hư, Điều Khẩu, Hạ Cự Hư, Phong Long, Giải Khê, Xung Dương, Hãm Cốc,Nội Đình,Lệ Đoài »

«45 huyệt như vậy hai bên là 90 đại huyệt » Thiên Hùng lẩm bẩm, một hồi hắn cũng biết được các huyệt đạo lẫn hướng đi của chính kinh này. Từ ở cạnh mũi đi lên hai kinh hai bên gặp nhau ở gốc mũi ngang ra hai bên để giao với kinh Thái Dương Bàng Quang ở huyệt Tinh Minh xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên rồi đi vào mép, một mặt vòng môi trên giao với nhau ở mạch Đốc ( Nhân Trung) mặt khác vòng môi dưới giao với mạch Nhâm (Thừa Tương) rồi quay lại đi dọc phía dưới hàm dưới ra sau Đại Nghinh đến trước góc hàm dưới vòng lên trước tai, giao với Kinh Thiếu Dương Đởm ở Thượng Quan, lên bờ trước tai, giao với kinh Đởm (Huyền Ly, Hàm Yến), lên trên bờ góc trán rồi ngang theo chân tóc ra gặp mạch Đốc (Thần Đình).

Từ trước huyệt Đại Nghinh xuống cổ, dọc thanh quản, vào hố trên đòn (Khuyết Bồn) thẳng qua vú, xuống bụng, đi hai bên mạch Nhâm xuống ống bẹn (Khí Xung), theo cơ thẳng trước (Phục Thỏ) ở đùi xuống gối (Độc Tỵ) dọc phía ngoài xương chày, xuống cổ chân, mu chân rồi đi ra ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai.Đồng thời nó cũng phân ra bốn nhánh :Từ hố trên đòn (Khuyết bồn) xuyên cơ hoành (thuộc) về Vị, liên lạc với Tỳ.Từ môn vị dạ dày xuống bụng dưới, hợp với kinh chính ở ống bẹn.Từ Túc Tam Lý đi phía ngoài kinh chính xuống đến ngón chân giữa.Từ mu bàn chân (Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để nối với kinh Thái Âm Tỳ ở chân.

-Về phần Túc Thái Âm Tỳ Kinh mỗi bên có 21 đại huyệt :Ẩn Bạch-Đại Đô-Thái Bạch-Công Tôn-Thương Khâu-Tam Âm Giao-Lậu Cốc-Địa Cơ-Âm Lăng Tuyền-Huyết Hải-Kỳ Môn-Xung Môn-Phủ Xá-Phúc Kết-Đại Hoành-Phúc Ai-Thực Độc-Thiên Khê-Hung Hương-Chu Vinh-Đại Bao .

Bắt đầu từ góc trong móng chân cái dọc theo đường nối da mu bàn chân và da gan bàn chân đến đầu sau xương bàn chân thứ nhất; rẽ lên trước mắt cá trong, lên cẳng chân dọc bờ sau xương chày, bắt chéo kinh can, rồi đi ở phía trước kinh này lên mặt trong khớp gối, phía trước của mặt trong đùi, đi vào trong bụng (thuộc) về tạng Tỳ, liên lạc với Vị, xuyên qua cơ hoành đi qua ngực đến Chu Vinh xuống Đại Bao, rồi lại đi lên dọc hai bên thanh quản thông với cuống lưỡi, phân bố ở dưới lưỡi.Phân nhánh từ Vị qua cơ hoành đi vào giữa Tâm để nối với Kinh Thiếu Âm ở tay.

-Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh bắt đầu từ tim, đi vào hệ thống tổ chức mạch quanh tim (tâm hệ) qua cơ hoành, liên lạc với Tiểu Trường. Từ tổ chức mạch quanh tim, lên phổi, ngang ra đáy hố nách, dọc bờ trong mặt trước chi trên, đi phía trong hai kinh Thái Âm và Quyết Âm ở tay, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón (phía ngón cái) tay út và nối với Kinh Thái Dương Tiểu Trường ở tay.Phân nhánh từ tổ chức mạch quanh tim, dọc cạnh thanh quản lên thẳng tổ chức mạch quanh mắt.

Gồm chín đại huyệt ở mỗi bên là :Cực Tuyến- Thanh Linh- Thiếu Hải-Linh Đạo- Thông Lý- Âm Khích- Thần Môn – Thiếu Phủ- Thiếu Xung

Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh có 19 đại huyệt : Thiếu Trạch -Tiền Cốc -Hậu Khê-Uyển Cốt-Dương Cốc -Dưỡng Lão -Chi Chính -Tiểu Hải -Kiên Trinh-Nhu Du-Thiên Tông-Bỉnh Phong-Khúc Viên-Kiên Ngoại Du-Kiên Trung Du-Thiên Song-Thiên Dung-Quyền Liêu-Thính Cung.

Từ trong góc trong móng ngón út (phía ngón út) dọc đường nối da gan tay và da mu tay lên cổ tay đi qua mỏm châm xương trụ, dọc bờ phía ngón út xương trụ đến mỏm khuỷu và lồi cầu trong xương cánh tay. Tiếp tục, đi ở bờ trong mặt sau cánh tay lên mặt sau khớp vai đi ngoằn nghèo ở trên và dưới gai xương bả vai gặp Kinh Thái Dương ở chân ( Phụ Phân, Đại Trữ) và mạch Đốc (Đại Chùy) đi vào hố trên đòn (Khuyết Bồn) xuống liên lạc với Tâm, dọc theo thực quản qua cơ hoành đến Vị thuộc về Tiểu Trường.Phân nhánh từ Khuyết Bồn dọc cổ lên má, đến đuôi mắt rồi vào trong tai.Từ má vào đến bờ dươí hố mắt, đến hốc mũi, gần mắt để nối với Kinh Thái Dương Bàng Quang ở chân (Tinh Minh) rồi xuống gò má.

-Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh bắt đầu từ đầu mắt, lên trán, giao hội với mạch Đốc ở đầu. Từ đỉnh đầu vào não, rồi lại ra sau gáy đi dọc phía trong xương bã vai, kẹp hai bên cột sống, đi sâu vào vùng xương cùng để liên lạc với Thận, thuộc về Bàng Quang.

Phân nhánh từ đỉnh đầu tách một nhánh ngang đi đến mỏm tai.Từ thắt lưng có một nhánh tiếp tục đi hai bên cột sống, xuyên mông, xuống mặt sau đùi vào giữa kheo chân.Từ hai bên xương bã tách ra một nhánh tiếp tục qua vùng vai đi dọc hai bên cột sống (phía ngoài đường kinh chính), đến mấu chuyển lớn, dọc bờ ngoài sau đùi hợp với đường trên ở kheo chân đi ra ở sau mắt cá ngoài (Côn lôn), rồi dọc bờ ngoài mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh Thiếu Âm Thận ở chân.

Mỗi bên trái phải có 67 đại huyệt gồm :Tình Minh-Toản Trúc-Mi Xung-Khúc Sai-Ngũ Xứ-Thừa Quang-Thông Thiên-Lạc Khước-Ngọc Chẩm-Thiên Trụ-Đại Trữ-Phong Môn-Phế Du-Quyết Âm Du-Tâm Du-Đốc Du-Cách Du-Can Du-Đởm Du-Tỳ Du-Vị Du-Tam Tiêu Du-Thận Du-Khí Hải Du-Đại Trường Du-Quan Nguyên Du-Tiểu Trường Du-Bàng Quang Du-Trung Lữ Du-Bạch Hoàn Du-Thượng Liêu-Thứ Liêu-Trung Liêu-Hạ Liêu-Hội Dương-Thừa Phù-Ân Môn-Phù Khích-Ủy Dương-Ủy Trung -Phụ Phân-Phách Hộ-Cao Hoang-Thần Đường-Y Hy-Cách Quan-Hồn Môn-Dương Cương-Ý Xá-Vị Thương-Hoang Môn-Chí Thất-Bào Hoang-Trật Biên-Hợp Dương-Thừa Cân-Thừa Sơn-Phi Dương-Phụ Dương-Côn Lôn-Bộc Tham-Thân Mạch-Kim Môn-Kinh Cốt -Thúc Cốt-Thông Cốt-Chí Âm.

-Túc Thiếu Âm Thận Kinh có 27 đại huyệt : Dũng Tuyền- Nhiên Cốc-Thái Khê-Đại Chung- Thủy Tuyền - Chiếu Hải, Phục Lưu- Giao Tín- Trúc Tân Thực-Âm Cốc-Hoành Cốt- Đại Bách- Khí Huyệt- Tứ Mãn- Trung Chú- Hoang Du-Thương Khúc-Thạch Quan- Âm Đô , Thông Cốc, U Môn- Bộ Lang, Thần Phong-Linh Khư-Thần Tàng, Húc Trung, Du Phủ.

Cộng cả hai bên trái phải là 54 huyệt, là một đường dọc bắt đầu ở Dũng Tuyền, hết ở Du phủ. Mạch bắt đầu ở chỗ dưới ngón út, lệch chéo theo lòng bàn chân ra ở phía dưới Nhiên Cốc, đi theo sau mắt cá trong, tách ra chui vào giữa gót chân, lên cạnh trong bắp chân, lên cạnh trong và sau đùi, xuyên vào xương sống, có nhánh nối ngang sang bàng quang, còn như đườNg đi thẳng, từ thận đi lên xuyên qua gan, hoàn cách và trong phế, đi theo hầu họng kẹp hai bên cuống lưỡi, còn như nhánh từ phế ra nối ngang sang tâm, trú ở trong ngực, nhiều khí ít huyết.Tạng quý, thủy đó mạch ở xích bộ bên trái, một tạng mà hai hình bên trái tên là thận, con trai thì chứa tinh, bên phải tên là mệnh môn, con gái thì đó là hệ thống dạ con. Là gốc của nguyên khí, là nhà của tinh thần, bị bệnh cùng quay về bàng quang, xét chứng trạng chia 2 phần thủy hỏa.

-Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh bắt đầu từ trong ngực (thuộc về Tâm bào lạc xuyên cơ hoành xuống liên lạc với Thượng Tiêu, Trung Tiêu, Hạ Tiêu). Phân nhánh từ ngực ra cạnh sườn đến dưới nếp nách 3 tấc, vòng lên nách rồi theo mặt trước cánh tay đi giữa Thái âm Phế và Thiếu âm Tâm, vào giữa khuỷu tay, xuống cẳng tay đi giữa hai gân vào gan tay, đi dọc giữa ngón giữa đến đầu ngón tay. Một nhánh khác từ gan tay đi dọc bờ (phía ngón út) của ngón đeo nhẫn đến đầu ngón nối với kinh Thiếu dương Tam tiêu ở tay.

Thiên Trì- Thiên Tuyền -Khúc Trạch-Khích Môn- Giản Sứ- Nội Quan- Đại Lăng- Lao Cung- Trung Xung chính là 9 đại huyệt lớn, trái phải ai bên tổng cộng là 18 đại huyệt.

-Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh có 23 đại huyệt : Quan Xung-Dịch Môn-Trung Chử-Dương Trì-Ngoại Quan-Chi Câu-Hội Tông-Tam Dương Lạc-Tứ Độc-Thiên Tỉnh- Thanh Lãnh Uyên-Tiêu Lạc-Nhu Hội-Kiên Liêu-Thiên Liêu-Thiên Dũ- Ế Phong-Khế Mạch-Lư Tức- Giác Tôn-Nhĩ Môn-Nhĩ Hòa Liêu-Ty Trúc Không

Bắt đầu từ ngón tay đeo nhẫn dọc bờ (phía ngón út) mu ngón tay lên kẽ ngón út và đeo nhẫn dọc mu tay (giữa 2 xương bàn tay 4 và 5) lên cổ tay đi giữa hai xương (quay và trụ) qua mỏm khuỷu dọc mặt sau ngoài cánh tay lên vai bắt chéo ra sau kinh Thiếu dương đởm, qua vai (Kiên Tỉnh) vào hố trên đòn (Khuyết Bồn) xuống giữa hai vú (Đản Trung), liên lạc với Tâm Bào, qua cơ hoành, từ ngực xuống bụng (thuộc về Thượng tiêu, Trung Tiêu, Hạ Tiêu).Phân nhánh: Từ Đản Trung lên hố trên đòn (Khuyết bồn) lên gáy, đến sau tai, dọc theo rìa tai, lên mỏm trên rìa tai, vòng xuống mặt rồi lên đến dưới hố mắt.Từ sau tai đi vào trong tai, ra trước tai, đi trước huyệt Thượng quan đến đuôi mắt để tiếp nối với Kinh Thiếu Dương Đảm

-Túc Thiếu Dương Đảm Kinh bắt đầu từ đuôi mắt, lên góc trán, vòng xuống sau tai, vòng qua đầu sang trán, vòng trở lại gáy đi dọc cổ (trước kinh Tam tiêu) xuống vai, bắt chéo ra sau kinh Thiếu Dương ở tay vào hố trên đòn xuống nách, dọc ngực sườn (Chương Môn), đến mấu chuyển lớn rồi đi ở mặt ngoài đùi, ra bờ dưới khớp gối, xuống cẳng chân trước ngoài qua xương mác và trước mắt cá ngoài mu chân đến góc ngoài ngón chân thứ 4.

Phân làm ba nhánh :Từ sau tai vào trong tai, đi ra trước tai đến phía sau đuôi mắt.Từ đuôi mắt xuống huyệt Đại nghênh giao hội với kinh Thiếu dương ở tay, lên dưới hố mắt rồi lại vòng xuống dưới góc hàm để xuống cổ, giao hội với kinh chính ở phía trên đòn (Khuyết bồn) rồi vào trong ngực, qua cơ hoành, liên lạc với Can (thuộc) về Đởm. Đi trong sườn, xuống vùng ống bẹn (Khí xung) vòng quanh lông mu tiến ngang vào mấu chuyển lớn.Từ mu chân ra, đi giữa xương bàn chân 1,2 đến đầu ngón chân cái rồi vòng lại đến chùm lông ở gần móng chân cái và tiếp nối với kinh Quyết âm Can ở chân.

Gồm 44 đại huyệt, trái phải hai bên tổng cộng 88 huyệt đạo : Đồng Tử Liêu-Thính Hội- Thượng Quan- Hàm Yếm Tập-Huyền Lư- Huyền Ly- Khúc Mãn Kiều -Xuất Cốc- Thiên Xung- Phù Bạch Thứ-Khiếu Âm- Hoàn Cốt- Bản Thần Yêu-Dương Bạch- Thừa Khấp- Mục Song Tịch-Chính Doanh- Thừa Linh- Não Không Giao-Phong Trì- Kiên Tỉnh- Uyên Dịch Bọ-Nhiếp Cân- Nhật Nguyệt- Kinh Môn Biểu-Đới Mạch- Ngũ Khu-Duy Đạo Tục-Cự Liêu- Hoàn Khiêu- Phong Thị Siêu-Trung Độc- Dương Quan- Dương Lăng Huyệt-Dương Giao-Ngoại Khâu- Quang Minh Tiêu-Dương Phụ- Huyền Chung- Khâu Khư Ngoại-Túc Lâm Khấp- Địa Ngũ Hội-Hiệp Khê-Túc Khiếu Âm.

-Túc Quyết Âm Can Kinh gồm 14 đại huyệt :Đại Đôn-Hành Gian-Thái Xung-Trung Phong-Lãi Câu-Trung Đô-Tất Quan-Khúc Tuyền- Âm Bao-Ngủ Lý-Âm Liêm-Cấp Mạch- Chương Môn- Kỳ Môn,

Bắt đầu từ chòm lông góc ngoài móng ngón chân cái, dọc mu chân lên trước mắt cá trong 1 tấc, lên cẳng chân giao với kinh Thái âm tỳ rồi bắt chéo ra sau kinh Thái âm tỳ ở trên mắt cá trong 8 tấc, lên bờ trong kheo chân, dọc mặt trong đùi vào lông mu, vòng quanh bộ phận sinh dục ngoài, lên bụng dưới, đi song song với đường kinh Vị (thuộc về Can), liên lạc với Đởm, xuyên qua cơ hoành, lên phân bố ở cạnh sườn đi dọc sau khí quản, thanh quản lên vòm họng, lên nối với tổ chức mạch quanh mắt ra trán, rồi hội với mạch Đốc ở giữa đỉnh đầu (Bách Hội).Phân nhánh từ tổ chức mạch quanh mắt xuống má vòng vào trong môi. Từ Can qua cơ hoành vào Phế để nối với kinh Thái Âm Phế .

« 11, 20, 45, 21, 9, 19, 27, 9, 23, 67, 44, 14 gấp đôi lên thì con số là 618 huyệt đạo mẹ rồi , còn chưa kể bát mạch đây » Thiên Hùng có chút thở than lên, chỉ tính riêng thập nhị chính kinh là 309 đại huyệt rồi mà hắn từ đám người biết được có tổng cộng là 720 huyệt đạo, không tính trùng lặp. Như vậy nếu tính lên thì con số cũng lên đến dọa người đây.

« Nếu như có thể đem Băng Ngục của Âm Dương Gia dời về đây thì tốt » Thiên Hùng nhớ thương đến ngục giam của Âm Dương Gia. Có thể Âm Dương Gia đệ tử xem nó là ngục giam không lối ra nhưng hắn xem đó là nơi luyện công tuyệt vời nhất, khi mà Vạn Năm Huyền Băng được Đông Hoàng Thái Nhất đem về kết hợp với Âm Dương Thuật bố trí, chính là phiên bản giường Hàn Ngọc cường đại gấp mấy chục lần đây.

Chỉ cần hắn sở hửu được chính là làm ít ăn nhiều đây, khi mà rất ít người nghĩ đến cách lợi dụng hàn khí để tu luyện lấy. Nhưng mà có cho hắn cũng không dám tiến vào, với hắn thực lực chính là chết không có chổ chôn không nói hàn khí lạnh lẻo bức người thì thức ăn không có cung cấp cũng là một nan đề. Dù sao hiện tại hắn còn chưa đột phá tiên thiên còn khá phụ thuộc vào thức ăn cung cấp duy trì sinh lực.

Bạn đang đọc Từ Thiên Hành Cửu Ca Bắt Đầu sáng tác bởi anpromalong
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi anpromalong
Thời gian
Lượt đọc 16

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.