Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tối nay có kết quả? (2)

Phiên bản Dịch · 1052 chữ

Môn thi thứ hai vào buổi chiều là môn tiếng Anh.

Đây là một trong những điểm yếu của Trần Trứ, anh vẫn không biết thứ mà anh không biết. Nếu thực sự không thể nào hiểu nổi đề, anh sẽ dứt khoát chọn câu trả lời vừa ý nhất dựa trên khả năng ngôn ngữ của mình.

Cũng giống như bài thi môn Ngữ văn, sau khi nộp bài, các học sinh hầu như không thảo luận về đề thi ngoại trừ việc phàn nàn có vài câu nghe không rõ*.

*Môn Ngữ văn của Trung Quốc là môn kỹ năng tổng hợp, bao gồm: nghe, nói, đọc, viết, dịch.

Suy cho cùng, so với những câu trả lời đơn giản và rõ ràng trong môn Toán và Vật lý, bạn không thể nào đọc thuộc lòng bài luận tiếng Anh.

Ngày mai còn một môn Hóa học, nhưng vì là môn cuối cùng nên dù kết quả bài thi hôm nay có tốt hay không thì sau cùng mọi người cũng cảm thấy thoải mái hơn một chút.

Trong giờ tự học buổi tối, các ký hiệu Hóa học của “sulfur dioxide và Sắt(II,III) oxide” thỉnh thoảng được xen lẫn với những lời thì thầm to nhỏ

Không có giáo viên nào đến giám sát tiết tự học buổi tối, vì bọn họ phải hoàn thành việc chấm điểm bài thi suốt cả đêm nay, tranh thủ công bố kết quả vào tối thứ Hai hoặc thậm chí là tối ngày mai.

Sáng hôm sau, bài thi môn Hóa học cuối cùng.

Môn này khác với Vật lý và Toán học, ngoài việc đòi hỏi kỹ năng hiểu biết và tính toán, nó còn bao gồm những kiến thức ôn tập và ghi nhớ nhất định.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi không biết một số câu hỏi phức tạp nằm ở phần cuối, chỉ cần đọc thêm sách, vẫn có thể lấy được điểm nền tảng.

Vì vậy, đối với những học sinh đứng đầu, điểm Hóa học nhìn chung chênh lệch không lớn, chủ yếu đều ở trình độ hơn 120 điểm.

Sau khi nộp bài thi sẽ được nghỉ nửa ngày, nhưng buổi tối phải quay lại trường để tự học. Khi Trần Trứ quay trở về nhà vào buổi trưa để ăn cơm, cuối cùng anh cũng gặp được bố mình, Trần Bồi Tùng.

“Này, học sinh đại học tương lai của chúng ta đã về nhà rồi!”

Ngay khi Trần Trứ bước vào nhà, ông Trần, người đang đọc báo trên ghế sofa, mỉm cười đứng dậy.

Trần Bồi Tùng năm nay bốn mươi ba tuổi, là phó chủ nhiệm Trung tâm hành chính công.

Công việc này thật ra không hề dễ dàng, gần như tất cả những việc trong khu vực quản lý cuối cùng đều sẽ đẩy về bên chỗ của ông ấy. Do đó mà công việc của ông Trần vừa phức tạp vừa bận rộn, hơn nữa ông ấy còn phải đi xã giao rất nhiều.

Cái bụng căng phồng của ông ấy giống như đang đeo một chiếc phao bơi, từ lâu đã mất đi dáng vẻ rắn rỏi thời còn trẻ.

Tất nhiên, vì hàng ngày phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp khác nhau ở cấp cơ sở nên chủ nhiệm Trần được cho là người rất khôn ngoan và có tầm nhìn xa.

Khi Trần Trứ đi công tác xóa đói giảm nghèo, mỗi lần gặp một số vấn đề khó khăn, anh sẽ gọi điện cho bố mình để xin ý kiến.

“Bố~”

Trong lòng Trần Trứ thật sự rất phấn khích, bởi đây là lần đầu tiên gặp bố mình sau khi anh trọng sinh, thế nhưng anh lại không thể hiện điều đó ra ngoài. Anh vẫn giống như thường lệ, gọi một tiếng bố bình thản, rồi ngồi trên sofa và mở tivi lên.

Hai bố con Trần Bồi Tùng và Trần Trứ có hai tính cách hoàn toàn khác nhau. Trần Trứ thì trầm lắng và sống nội tâm, trong khi ông Trần lại hài hước và thú vị.

Trần Bồi Tùng nhìn con trai mình vài cái, đột nhiên “hử” lên một tiếng, sau đó đi vào bếp nói với vợ mình là Mao Hiểu Cầm: “Sao mới hai ba ngày không gặp, Trần Trứ trông giống như biến thành một người khác vậy.”

Mao Hiểu Cầm đang xào rau, mới đầu bà cảm thấy bối rối, nhưng sau đó mới hiểu ra: “Con trai mới cắt tóc, tôi nhìn thế nào thấy cũng không quen mắt, nhưng khi nhìn lâu rồi lại thấy cũng được, đẹp trai hơn trước nhiều.”

“Thật sao?”

Trần Bồi Tùng cảm thấy sự thay đổi này hoàn toàn không phải là sự thay đổi vẻ ngoài, nhưng quả thật ông ấy cũng không tài nào nói ra được nguyên nhân cụ thể.

Suy cho cùng, chủ nhiệm Trần đã bám rễ ở cơ sở nhiều năm, ông ấy nhìn thấy rất nhiều người và nhiều chuyện khác nhau. Tại một mức độ nào đó, ông ấy có thể cảm nhận được sự khác biệt ở Trần Trứ.

Nhưng chuyện này quả thật không phải do con trai ông sai, cuối cùng ông ấy chỉ có thể đổ lỗi cho đầu tóc.

“Sao lại cắt tóc, việc cắt tóc này… khiến nó vốn trẻ lại còn trẻ hơn.”

Ông Trần trầm giọng lẩm bẩm.

Trong bữa trưa, một nhà ba người lại trò chuyện về chuyện gia đình. Trần Bồi Tùng cảm thấy nhẹ nhõm khi Trần Trứ tuy không nói nhiều, nhưng câu nào câu nấy rõ ràng và có trật tự.

Điều mà ông lo lắng nhất chính là Trần Trứ đã gặp phải chuyện gì đó ở trường, và vì tính cách trầm tính của con trai nên thằng bé không muốn nói cho bố mẹ biết.

Dù gia đình của những thí sinh cấp ba có trò chuyện linh tinh thế nào thì cuối cùng chủ đề cũng sẽ quay trở về vấn đề học tập. Mao Hiểu Cầm gấp cho Trần Trứ một miếng chân gà, bà hỏi han với giọng mong đợi: “Kỳ thi thử lần một kết thúc rồi, con cảm thấy thế nào?”

Bạn đang đọc Trọng Sinh Rồi Ai Còn Thi Công Chức Nữa (Dịch) của Liễu Ngạn Hoa Hựu Minh
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Ngọc_Trúc_Anh
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 31

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.