Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 04

Phiên bản Dịch · 3472 chữ

Angélique bắt đầu thích tiếp xúc và trò chuyện với Đại hoạn quan. Y hình như cũng đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ Pháp bị bắt. Tuy cũng cảm thấy thích thích nhưng nàng vẫn làm ra vẻ phớt tỉnh. Nàng vẫn thắc mắc không rõ người da đen có học thức này sẽ trở thành người bạn và đồng minh của mình đến mức nào. Trước mắt, nàng hoàn toàn lệ thuộc vào y.

Y tỏ ra là một ông thầy giáo rất dễ chịu, kiên nhẫn và nhiều kinh nghiệm, và chẳng bao lâu Angélique thấy thích những buổi dạy của y. Đối với nàng những buổi ấy hình như là một trò tiêu khiển và nàng nhận thấy biết tiếng Arập sẽ chỉ có lợi, và có thể giúp nàng tranh thủ thêm đồng minh và thậm chí một ngày nào đó sẽ giúp nàng chạy trốn.

Nhưng mà bằng cách nào? Bao giờ? Đi đâu? Nàng hoàn toàn không biết gì cả. Nàng chỉ có thể bấu víu vào một điều duy nhất là niềm tin rằng nếu nàng còn bảo toàn được mọi năng lực và sinh mạng của mình, thì cuối cùng thế nào nàng cũng sẽ trốn thoát. Nhưng rồi sẽ đi đâu, với mục đích gì, thì nàng không thể giải đáp được. Và trong khi chờ đợi nàng vẫn phải chịu đựng số phận của một kẻ nô lệ được đặc ân.">

Trong những điều nàng phải quen dần là những khái niệm về thời gian của nàng không giống ở phương Đông. Vì thế, khi Đại hoạn quan nói đi nói lại với nàng rằng họ sắp sửa đi ngay đến Marốc, Angélique cứ tin là thật. Ngày nào nàng cũng yên trí mình sắp sửa cưỡi lạc đà đi theo một caravan[1]. Nhưng ngày này qua ngày khác Osman Faraji vẫn chửi rủa tính lười biếng và thói ăn cắp của người Algiers, mà không tỏ ra dấu hiệu gì rõ rệt là sắp rời th

ành phố, nơi mà, theo y “trộm cắp nhiều hơn cả người Do thái và Cơ đốc giáo cộng lại”. Cứ mỗi lần tưởng chừng như sắp sửa lên đường đến nơi, thì lại một vài lý do bí mật nào đó, nếu quả thật có những lý do như thế, làm chuyến đi bị hủy bỏ. Osman Faraji đành phải đợi những dấu hiệu mới.

Một trong những điều đã làm họ trì hoãn là sức khỏe của chú voi tí hon mà Osman Faraji biết chắc là Mulai Ismail sẽ vô cùng thích thú, vì Ngài rất khoái những thú vật hiếm. Ngày nào Savary trong cương vị mới là bác sĩ thú y cũng được mời đến hỏi ý kiến. Ngoài ra, lại còn những chuyện mặc cả liên miên về một số lễ vật phải mua tặng Quốc vương.

Angélique lắng nghe tất cả cái trò cò kè thêm bớt đó mà nàng coi chẳng khác nào chuyện ngồi lê đôi mách của đàn bà. Có lúc nàng hơi lạ là tại sao lúc đầu mình lại có thể tin vào lời tên da đen này. Bây giờ nàng thấy y cũng xảo quyệt như bất kỳ tên lái buôn nào, cũng lắm mồm và đồng bóng như bất kỳ người đàn bà nào. Nàng có cảm giác rằng y còn có cái tính lăng xăng của bọn tiểu đồng.

- Đừng có nhầm - Savary bảo nàng khi nàng kể cho lão nghe về những điều ngờ vực của nàng - tay Osman Faraji này là người duy nhất giúp cho Mulai Ismail trở thành Quốc vương Marốc. Hiện giờ y đang cố gắng giúp ông ta trở thành người đứng đầu của các nước Hồi giáo, và có lẽ cả châu u nữa. Bà phải tỏ ra cung kính y, và cầu Chúa để y giúp đỡ chúng ta thoát khỏi nanh vuốt của Quốc vương.

Angélique nhún vai. Savary nói năng sao mà giống cái tên d’Escrainville điên khùng kia thế. Có lẽ lão đã bắt đầu đâm ra gàn dở, nhất là sau khi đã trải qua bao chuyện lao đao vất vả vừa qua. Một dược sư thông thái như lão, xưa nay vẫn lắm mưu nhiều kế mà phải phó thác số mệnh cho Trời thì kể cũng lạ. Nhưng có thể là vì lão thấy tình cảnh hiện tại của hai người cực kỳ nghiêm trọng.">

Savary được tự do lân la khắp mọi nơi trong thành phố như là một lão “thầy mo”. Trong khi la cà trong các cửa hiệu thuốc, lão nhặt nhạnh được khá nhiều tin tức từ các nô lệ mới bị bắt. Tại Algiers có thể thu lượm được ở dòng người đến thường xuyên từ khắp mọi nơi ở châu u nhiều lượng thông tin hơn các vua chúa nước Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Song chẳng ai trong số những người này nói đến một người đàn ông thọt chân, mặt đầy sẹo tên là Joffrey de Peyrac cả .

Nàng có thể xác định rằng ông đã đến Địa Trung Hải, nhưng bao năm nay mọi dấu vết của ông hình như đã biến mất. Liệu nàng có phải chấp nhận ý kiến của Mezzo-Morte là Bá tước đã chết vì bệnh dịch hạch không? Nghĩ đến đây nàng cũng phần nào an tâm, bởi vì tình trạng hoang mang phấp phỏng là sự hành hạ khốc liệt nhất. Ta đã đặt quá nhiều hy vọng…

Cũng có lúc nàng nghĩ rằng nàng thông cảm với Savary hơn. Bao nhiêu năm nay lão đã sống vì một mục đích duy nhất là cố tìm ra cái “chất khoáng maumie” của lão. Nghĩa cử vĩ đại nhất của lão, vụ đốt cảng Candia, chỉ là một thí nghiệm. Giống như nàng, lão đang bị định mệnh mù quáng lôi đi mãi. Phải chăng cuộc sống rốt cuộc chỉ là sự mò mẫm, đi tìm một cái gì đó chẳng bao giờ tìm thấy? Không. Nàng chẳng muốn phải ngồi yên trong chiếc lồng thếp vàng đang nhốt nàng. Nàng muốn trốn chạy. Bản thân việc đó giờ đây là một cứu cánh mà nàng phải tính đến. Rồi nàng sẽ tìm kiếm những dấu vết mới của chồng nàng, và, nếu cần, sẽ chấp nhận là ông đã chết rồi. Trong khi chờ đợi nàng sẽ không cho phép mình trở thành nạn nhân của những sự kiện chẳng đâu vào đâu, song trước tiên nàng sẽ học tiếng Arập cho thật tinh thông, vì đó là bí quyết giúp nàng trốn thoát.

Do đó nàng ra công học kỹ những bài vở Osman Faraji cung cấp cho nàng, cố gắng nắm vững những ký hiệu kỳ lạ biểu hiện các âm của thứ ngôn ngữ phương Đông này. Thế nhưng, mỗi lần nàng cảm thấy đôi mắt của Đại hoạn quan chăm chú nhìn nàng, tay nàng lại run lên bần bật. Nàng cố quên sự có mặt của y trong phòng. Song nàng có cảm giác dường như lúc nào y cũng ở bên cạnh nàng, trang nghiêm và huyền bí, hai chân dài ngoẵng, xếp tròn dưới lần áo dài len trắng.

- Ý chí là một vũ khí thần diệu và nguy hiểm - Y nhận xét.

Angélique đột nhiên căm giận nhìn y. Mỗi lần y phát biểu kiểu ấy là hình như của nàng.

- Có phải ông định nói là cứ nên để mặc cho cuộc sống và chuyện đời vùi dập mình như bèo bọt giữa sông cả hay không?

- Vận mệnh của chúng ta không do chúng ta quyết định. Ai cũng có số cả.

- Ông cho rằng chẳng ai thay đổi được số phận của mình sao?

- Có, có thể lắm chứ - Y bình tĩnh nói - Mỗi con người có khả năng cưỡng lại định mệnh, khả năng ấy vô bờ bến. Vì thế tôi nói rằng ý chí là một vũ khí thần diệu và nguy hiểm. Đó là sức mạnh của thiên nhiên. Nó nguy hiểm ở chỗ là người ta phải trả giá quá đắt cho cái họ đạt được. Vì thế cho nên những tín đồ Cơ đốc giáo đã sử dụng ý chí của họ cho những lợi ích và mục đích xấu xa đều luôn luôn chống lại số phận của họ và tự chuốc vào thân những tai họa khiến họ ân hận suốt đời.

Angélique lắc đầu:

- Tôi không hiểu nổi ông, Osman Faraji ạ - Nàng nói - Chúng ta thuộc về hai thế giới khác nhau.

- Trí tuệ không thể ngày một ngày hai mà có được, nhất là khi người ta được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh điên rồ và trái lời. Nhưng vì bà đẹp và tốt nên tôi muốn bảo vệ bà tránh những tai họa sẽ giáng vào đầu bà nếu bà cứ khăng khăng buộc số mệnh phải chiều theo ý mình. Mà chẳng đếm xỉa gì đến các phương sách mà Thánh Allah đã định cho bà.

Angélique muốn ngoảnh mặt đi và trả lời một cách kiêu hãnh rằng không thể so sánh một nền giáo dục xuất phát từ Kinh Koran với di sản phong phú của các Kinh điển Hi La. Nhưng nàng cảm thấy quá lúng túng, như thể nàng đang bị theo dõi và tách khỏi bản thân bởi một vị thần linh sáng suốt và bình tĩnh có thể phóng ra những tia rực rỡ soi sáng những nơi còn u tối của số mệnh nàng.

- Osman Faraji, ông có phải là một nhà tiên tri không?

Nụ cười le lói trên đôi môi của Đại hoạn quan.

- Không, tôi chỉ là một con người bị tước bỏ mọi đam mê và khát vọng vẫn làm cho người ta mất hết phương hướng. Tôi muốn nhắc bà, hỡi Firousi[2] rằng Thánh Allah luôn luôn đáp ứng những lời nguyện cầu kiên trì và chính đáng.

Cuối cùng đoàn caravan dài dằng dặc đã lên đường như một con sâu khổng lồ dài ngoằn ngoèo qua vùng đất hoang dã, dưới vòm trời xanh biếc, tiến về dãy Aures của dải núi Atlas. Nó gồm hai trăm lạc đà, ba trăm lừa và rất nhiều ngựa, không kể con voi tí hon và một con hươu cao cổ. Dẫn đầu là một đội kỵ sĩ vũ trang, phần lớn là da đen, có một đội khác đi bọc hậu, và rải dọc hai bên sườn là một nhóm bảo vệ. Đây là, như Đại hoạn quan Osman Faraji nhận xét “đoàn caravan quan trọng nhất và gây ấn tượng mạnh nhất trong năm mươi năm qua”. Đội kỵ binh tiên phong cưỡi lạc đà và ngựa luôn luôn phóng lên trước mỗi khi họ nhìn thấy một quả đồi hay một đèo núi để xem có ổ phục kích nào ở đây không. Bọn lính canh trèo lên các vách đá để canh chừng bọn cướp và bắn súng báo hiệu con đường an toàn có thể tiếp tục đi. Có khi họ dùng gương phản chiếu để ra tín hiệu cho bộ phận chính của caravan.

Angélique ngồi trên một chiếc kiệu đặt giữa hai cái bướu của một con lạc đà. Đây là một vinh dự lớn, bởi vì đa số phụ nữ, ngay cả những người nhằm đưa vào hậu cung, phải đi bộ hoặc cưỡi lừa.

Họ tiến qua những ngọn núi khi thì khô cằn xơ xác, khi thì um tùm cây cối. Phu phen chủ yếu là người Arập, trong khi tất cả những người da đen, ngay cả số trẻ con lên mười, đều cưỡi ngựa và mang vũ khí.

Osman Faraji rõ ràng là người đứng đầu của đám ô hợp này. Y cưỡi con bạch mã đi nước kiệu trong đám bụi vàng, chốc chốc lại quay lại để kiểm tra đoàn người và vật, giữ vững liên lạc với các phụ tá, hạn chế sự bốc đồng của lính trẻ, và luôn luôn mang thức giải khát đến cho những nữ tù nhân quan trọng nhất. Chính y đã dàn xếp với bọn cướp dọc đường để tránh nổ ra những cuộc đụng độ nghiêm trọng. Bọn cướp này quá nhiều nên nếu muốn diệt chúng thì phải tốn rất nhiều súng đạn. Vì thế tốt hơn là trả cho chúng một số khoản mãi lộ, hoặc bằng tiền, hoặc bằng lúa mì. Chúng phần lớn là người Berber hay Kabyle thuộc những bộ tộc sơn cước, cuộc sống cơ cực buộc chúng phải tấn công các caravan để sinh tồn. Nhưng cung tên của chúng thì không địch nổi súng hỏa mai của Quốc vương Marốc.

Osman Faraji nôn nóng đến ngay biên giới của Vương quốc Marốc. Tầm cỡ và của cải của caravan thu hút bọn cướp như mật đối với ruồi. Savary kể tỉ mỉ cho Angélique nghe số lễ vật mà Đô đốc Algiers gửi tặng Mulai Ismail.

Angélique ước lượng giá trị của các lễ vật đến hai triệu livre. Qua đó nàng thấy rõ uy tín của tên phản đạo người Ý mà nàng đã đối xử một cách rất hỗn xược. Đúng, Mezzo-Morte là một con người đầy quyền uy! Thế mà nàng chống lại hắn. Nàng cũng sẽ chống lại Mulai Ismail, cho dù hắn tỏ ra là một con người cực kỳ đáng sợ. Với quyết tâm đó nàng thoát khỏi tâm trạng bần thần, hậu quả của bao ngày ngồi lắc lư trên lưng lạc đà.

Cứ chiều đến, lều được dựng lên và khói lửa trại làm mờ bầu trời mát mẻ màu da cam. Osman cử đến một tốp tạp kỹ, một người dụ rắn, một tu sĩ và một vũ nữ để múa vui cho các phụ nữ định gửi đến hậu cung. Có cả một ca sĩ mù chơi một chiếc đàn ghita nhỏ xíu và hát những điệu balát miên man ngợi ca Mulai Ismail.

Một đêm, trong khi nàng nghe ca sĩ mù hát Angélique bỗng nhìn thấy dáng người cao lớn của Osman Faraji hiện ra sừng sững bên cạnh nàng.

- Tiếng Arập của bà có đủ giỏi để hiểu bài hát kia không? - Y ôn tồn hỏi.

- Đủ để nằm mê thấy mọi thứ chuyện rùng rợn. Đối với tôi, Mulai Ismail của ông hình như chỉ là một tên man rợ khát máu.

Osman Faraji không vội đáp ngay, mà thong thả nhấm nháp chén cà phê đang bốc hơi do một tên nô lệ vừa mang đến.

- Có đế quốc nào - cuối cùng y nói - mà không được xây dựng trên giết chóc, chiến tranh và đổ máu? Mulai Ismail vừa mới kết thúc cuộc phân tranh với anh trai Ngài. Ngài là người nối dõi của Mohammed bên cạnh Phụ vương Ngài, còn Thái hậu là một người đàn bà da đen quê ở Sudan.

- Osman Faraji, có thật ông định mang tôi dâng cho quốc vương ông để làm một trong vô số các cung phi của ông ta không

- Không hẳn như thế. Mà làm Ái phi thứ ba của Hoàng thượng.

Trước đó Angélique đã định đánh lừa y một keo theo cách mà chẳng người phụ nữ nào trên thế gian này sẵn lòng làm. Nàng đã quyết định tăng tuổi thật của mình lên năm, thậm chí bảy, và cuối cùng là mười tuổi tròn. Nàng thú nhận với Đại hoạn quan là nàng đã ngoài bốn mươi. Làm sao y có thể hi vọng dâng cho một quốc vương khó tính như thế một người đàn bà luống tuổi, trong khi chính y đã bảo nàng rằng các cung phi đã quá thời xuân sắc thường bị gạt xuống hàng nữ tì để cho hậu cung luôn luôn được trẻ mãi?

Osman Faraji tủm tỉm cười nói tiếp:

- Bà đã già rồi.

- Rất già - Angélique quả quyết, mặc dù trong thâm tâm nàng chẳng muốn chút nào.

- Chủ của tôi chẳng quan tâm đến đâu - Nhất là người biết đánh giá sự khôn ngoan, trí tuệ và lịch lãm của một người đàn bà cao tuổi, nhất là người nào mà cơ thể che giấu trong sức quyến rũ trẻ trung bất cứ dấu vết nào của một trí óc già dặn - y nhìn thẳng vào mắt nàng, với một thoáng giễu cợt - Cơ thể của một thiếu phụ, dáng vẻ của một người đàn bà lịch lãm, sức mạnh và vẻ yêu kiều, sự hiểu biết về nghệ thuật ái tình, và có lẽ cả cái tính khí hơi tai ác của một người đàn bà nhan sắc đang độ lên hương, đó là tất cả những cái bà có. Những tương phản gây kích thích mạnh mẽ đó không thể nào qua mắt Quốc vương tôi. Tự Ngài sẽ nhận ra những điều đó khi Ngài lần đầu để mắt đến bà, vì mặc dù còn rất trẻ và rất ưa khoái lạc. Ngài rất nhạy bén trong việc xét đoán con người. Ngài đủ sức kiềm chế những đam mê trong dòng máu da đen để có thể tận hưởng những khoái cảm muôn màu muôn vẻ mà Ngài thấy rõ là bà sẽ dành cho Ngài. Ngài biết kiên nhẫn chờ thời để thỏa mãn cơn thèm khát của mình, vì về thể xác và trí lực Ngài vượt lên hẳn sự cám dỗ và mệt mỏi. Do không coi thường sức hấp dẫn của các cung phi, hay đúng hơn là do biết cách coi thường nó từng khi từng lúc, Ngài hoàn toàn có khả năng gắn bó mình với một người đàn bà duy nhất, nếu Ngài tìm thấy được trong người đó hình ảnh cái trí lực mạnh mẽ của mình. Bà có biết tuổi của bà Chánh phi, người mà Ngài thường xuyên tham khảo ý kiến không? Chí ít cũng bốn mươi, đúng thế. Bà ta cao to hơn Ngài một cái đầu, béo trùng trục và đen như con đầm pích. Khi nhìn thấy bà ta, bà sẽ tự hỏi làm sao người đàn bà đó lại có uy quyền đối với Ngài đến thế.

Ái phi thứ hai, ngược lại, chỉ xấp xỉ hai mươi, bà ấy là người Anh, bị bọn cướp biển bắt trong khi đi với mẹ đến Tangier, nơi người cha là một sĩ quan đồn trú. Bà ấy trắng trẻo, hồng hào và cực kỳ duyên dáng. Bà ấy mang lại cho tâm hồn Mulai Ismail những niềm hoan lạc của tuổi trẻ, nhưng...

- Nhưng làm sao?

- Nhưng Quốc vương hoàn toàn lệ thuộc vào bà Chánh phi Leila Aisheh, tuy rằng bà này chẳng bao giờ làm việc gì mà không hỏi ý kiến Ngài và bao giờ cũng tuân lệnh Ngài. Tôi đã cố giúp Ngài thoát khỏi ảnh hưởng của bà ta, nhưng vô hiệu. Tiểu Ly Lan, bây giờ chúng tôi gọi là Valina vì bà ấy đã trở thành tín đồ Hồi giáo, không tẻ nhạt tí nào, nhưng Leila Aisheh - bà Chánh phi, thì không để bất cứ chuyện gì qua mắt mình.

- Ông chẳng cũng là một đầy tớ trung thành của bà Chánh phi Leila Aisheh sao?

Đại hoạn quan vái chào mấy lần, chạm tay vào vai và đầu mình để chứng tỏ rằng y cúc cung tận tụy với bà Chánh phi

- Thế bà Ái phi thứ ba thì sao?

Osman Faraji đảo mắt lên, như y vẫn thường làm mỗi khi kinh ngạc.

- Bà thứ ba sẽ có cái ý chí mạnh mẽ và tham vọng to lớn của Leila Aisheh và cái thân hình ngọc ngà của cô gái người Anh. Quốc vương tôi sẽ tận hưởng mọi lạc thú ở bà ấy, đến mức chẳng bao lâu trong mắt Ngài sẽ chẳng còn hình ảnh một người đàn bà nào khác.

- Và bà ta sẽ ngoan ngoãn làm theo mọi lời khuyên của Đại hoạn quan, phải không?

- Nếu được như thế, bà ấy sẽ thịnh đạt, cũng như chủ tôi, cũng như Vương quốc Marốc.

- Vì thế mà ông đã đối xử tử tế với tôi ở Algiers.

- Hiển nhiên rồi.

- Tại sao ông không ra lệnh đánh tôi như người ta vẫn làm.

- Thế thì bà sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho tôi. Không một lời biện minh nào, không một sự hứa hẹn nào, không một ân huệ nào có thể xóa được mối hận thù của bà, nếu tôi làm như vậy, có đúng thế không, Firousi bé bỏng.

Bạn đang đọc Tình sử Angélique của Serge Anne Golon
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 15

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.