Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)
Phiên bản Dịch · 947 chữ

Trong đám học sinh nhận bằng tốt nghiệp ra ra vào vào toà nhà dạy học, thỉnh thoảng sẽ có một hai người đứng lại, xem họ tên và con số được viết trên giấy đỏ đến là say sưa, cũng không biết là đang nghĩ gì.

Trường trung học cho con em nhà máy điện chịu trách nhiệm giảng dạy cho con em trong độ tuổi đi học của nhân công từ nhà máy điện, xưởng lốp xe và mười mấy thôn làng lân cận. Nhưng công bằng mà nói, chất lượng giảng dạy cũng chỉ ở mức thường thường.

Hàng năm số học sinh tốt nghiệp ở đây thi đỗ cấp ba không tới hai mươi phần trăm, đại đa số đều là trường cấp ba của huyện và thị trấn, số lượng thi vào được trường cấp ba thành phố hay là trường trung cấp mỗi năm cũng chỉ có ba, năm người mà thôi.

Thời nay thi vào cấp ba chẳng dễ dàng, trung cấp lại càng khó, tỉ lệ lên lớp chỉ có thể nói là tạm đạt chuẩn.

Nếu đổi lại là trường học khác, thành tích như vậy thầy hiệu trưởng đã lo sốt vó lên rồi, nhưng mà trường trung học cho con em ở nhà máy điện không giống. Học sinh đến đây học tuyệt đại đa số đều là con em của công nhân viên, một số người trong số họ mà may mắn thì sau khi tốt nghiệp sẽ được nhờ từ bố mẹ để mình vào nhà máy, tiếp tục làm công.

Còn những nhà có ruộng đất thì đều về nhà làm nông, hoặc là tham gia thi vào trường dạy nghề của thành phố tổ chức học tập kỹ thuật. Không thì nhờ quan hệ đến đơn vị khác trong thành phố nhận chức đi làm. Tóm lại bọn trẻ tốt nghiệp từ trường của nhà máy điện chỉ cần chăm chỉ làm việc thì chắc chắn sẽ không phải lo bữa đói bữa no.

Cũng vì đa số mọi người tốt nghiệp xong đều có con đường của riêng mình nên phong cách học tập của con cháu công chức nhà máy trước nay vẫn luôn rất tự do. Muốn học tập chăm chỉ giáo viên sẽ hết lòng dạy bảo, không muốn học chỉ cần không phá trường phá lớp thì các giáo viên sẽ mắt nhắm mắt mở kệ bọn họ.

Nhưng Tôn Biền nghĩ bầu không khí này hẳn không duy trì được bao lâu nữa. Với hàng triệu thanh niên trí thức lục tục trở về, áp lực việc làm ở thành phố hiện nay rất lớn, nghe nói gần như nhà nào cũng có người trẻ đang đợi được sắp xếp việc làm. Kể cả bên nhà máy điện đủ nguồn lực làm chỗ dựa, mỗi lần tuyển công nhân đều chẳng kiểng nể gì lồ lộ ra việc cố ý chiếu cố con em của công nhân viên, nhưng có vẻ như cũng ngày càng bất lực trước xu thế của thời đại, với cái kiểu bo bo chỉ lo thân mình này không biết còn có thể kiên trì bao lâu nữa.

Bởi vì vẫn còn trong kỳ nghỉ hè, rất ít thầy cô giáo còn ở trường, phòng học trong toà dạy học đều trống không, chỉ có những học sinh đến lấy bằng tốt nghiệp là đi tới đi lui trong hành lang.

Bạn học đã nhận được bằng trước có nói với Tôn Biền và Từ Hải Vi là nhận bằng thì sang phòng làm việc của thầy hiệu trưởng ở tầng ba, thầy hiệu trưởng phụ trách công tác tốt nghiệp sẽ phát bằng tốt nghiệp cho bọn họ.

Hai người theo dòng người đi đến tầng ba, cửa của văn phòng ở phía trong cùng đang mở, học sinh cứ ra ra vào vào không ngừng, chắc hẳn là ở đây rồi. Tôn Biền và Từ Hải Vi tự giác xếp hàng, chờ ở bên ngoài.

Nhận bằng tốt nghiệp cũng không khó khăn gì, đến chỗ thầy hiệu trưởng nói họ tên, lớp, mã số học sinh, thầy hiệu trưởng sẽ tìm bằng tốt nghiệp trong những chồng bằng đã được sắp xếp cẩn thận kia. Sau khi đối chiếu ảnh chụp trên bằng tốt nghiệp để xác nhận có đúng người không thì qua ký tên là có thể nhận bằng.

Với mọi người đều thuận lợi, đến lượt Tôn Biền lại mắc một chút, bởi vì cô muốn nhận bằng tốt nghiệp hộ anh hai mình.

Theo quy định thì bằng tốt nghiệp phải do học sinh tự mình đến lấy mới được, trước đó mấy người Tôn Biền cũng không biết quy định này. May mà thầy hiệu trưởng là giáo viên dạy hoá của lớp họ, thầy biết tình hình của anh em nhà họ Tôn, sau khi viết dòng em gái nhận thay lên cột ký tên thì bảo Tôn Biền ký tên xác nhận, xong xuôi mới đưa cô bằng tốt nghiệp của Tôn Tuấn.

Nhận xong bằng tốt nghiệp, Tôn Biền và Từ Hải Vi ra khỏi trường. Thời điểm vừa bước ra khỏi cánh cổng trường, Tôn Biền vô thức dừng bước chân, quay đầu nhìn lại một lần.

Cảnh vật trong sân trường vẫn hệt như trước, bãi tập lót than vụn bao năm không đổi, hàng cây dương trồng ở phía sau toà nhà dạy học, bồn hoa xây bằng xi măng ở ngay trước toà nhà, còn có hoa hồng đủ màu sắc đang đua nở trong bồn hoa thường xuyên bị các học sinh “táy máy” mất.

Bạn đang đọc Thập niên 80: Cuộc sống tại khu nhà máy của Bí đỏ có nhân
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hac_bach_vo_thuong3003
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 3

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.