Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Rút lui

Tiểu thuyết gốc · 2117 chữ

“Cái gì? Có kẻ tấn công Hàng Châu?” Chu Đệ đang ăn tối thì có thái giám chạy vào báo. Cùng khoảng thời gian này, Hàng Châu đã luôn hãm rồi.

“Bẩm hoàng thượng, đúng vậy, khoái mã 800 dặm cấp báo” tên thái giám toát mồ hôi nói, Chu Đệ tính vốn cuồng bạo, vớ vẩn rút kiếm chém chết mình cũng nên.

“Kẻ nào to gan dám tấn công thiên triều, thượng quốc. Quả là không muốn sống rồi.” Chu Đệ cau mày.

“Cho triệu Chu Dị, Trương Hoành vào cung. Ngay lập tức.” Hắn phất tay ra lệnh rồi bỏ về thư phòng, không còn tâm tình ăn uống nữa.

Mấy hôm trước nhận được tin thất trận An Nam, nay lại có tin Hàng Châu bị đánh, chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy. Từ chính biến Tĩnh Nan, Chu Đệ hắn chưa từng bị khiêu khích thế này.

Nửa canh giờ trôi qua, Chu Dị, Trương Hoành, hai thân tín đắc lực của Chu Đệ vào cung. Không biết đôi bên bàn bạc gì, mãi đến tận khuya vẫn còn sáng đèn. Ngay sáng hôm sau, Tề vương Chu Dị cầm hổ phù đến cấm vệ doanh, thu nạp nhân mã, chuẩn bị rút ra 10 vạn quân tiến về Hàng Châu. Cùng lúc đó chiếu chỉ được truyền đi, các phủ thành trên đường phải tức tốc chuẩn bị nhân mã, lương thảo hiệp trợ đại quân thảo phạt nghịch tặc.

………….

Hàng Châu cách Nam Kinh hơn 200km, nghe nói địch quân quá mười vạn, để đánh địch cũng phải tụ tập 15 vạn quân là ít, muốn họp chừng ấy quân đội rồi hành quân tiến đến cũng mấy sương sương đôi ba tuần rồi. Đó là khoảng thời gian quá dài, chừng ấy thời gian cũng đủ quân Vạn Xuân rút lui từ tám hoánh.

Thực tế, quân Vạn Xuân chỉ ở thành Hàng Châu 3 ngày, cướp sạch những gì có thể cướp, sau đó đuổi hết dân chúng ra ngoài, phóng lửa đốt thành. Dưới ánh lửa sáng lòa, quân Vạn Xuân chia binh nhiều ngả, tiếp tục cướp phá các thành trấn, làng mạc xung quanh. Phương châm lấy chiến nuôi chiến được vận dụng một cách triệt để nhất. Quân Vạn Xuân thời gian này sướng như trên mấy, luôn có cơm ngon rượu tốt để ăn, thịt thà càng không thiếu, bao dê bò, trâu lợn trong vùng đều bị quân bắt đi cả, mỗi ngày đến cả ngàn con bị giết, ấy vậy mà vẫn còn rất nhiều. Đội gia súc phía sau đại quân đông đến hàng vạn.

Số lớn trâu bò được lên thuyền vận về Thăng Long, số còn lại bị giết thịt cho anh em binh sĩ nếm thức ăn mới mẻ. Dù sao cũng là thời đại nông nghiệp, không phải dân du mục, số lần ăn được thịt trâu thịt bò đếm trên đầu ngón tay, có người cả đời cũng không được hưởng qua ấy chứ, con trâu con bò đối với nông dân rất quan trọng, có câu con trâu làm đầu cơ nghiệp, không ai mang cơ nghiệp ra thịt cả, trừ khi cực chẳng đã.

Nguyên món thịt trâu bò này thôi cũng có thể khiến binh lính khi về nước khoác lác một thời gian dài, càng không kể các thứ vàng bạc, lụa là được phân phát sau. Một chuyến đến Hàng Châu, làm mọi người đều giàu sụ. Nói đi phải nói lại, Đại Minh rất rộng lớn, vùng Hàng Châu – Chiết Giang thôi cũng không kém cạnh gì Đại Việt rồi, thậm chí còn giàu có hơn nhiều lần. Nơi đây đất đai màu mỡ, lại có thương nhân nhiều nơi tụ tập về, là một trong những vùng giàu nhất Đại Minh.

Lửa đốt thành Hàng Châu 3 ngày 3 đêm không tắt, dân chúng quanh vùng, đặc biệt những người vốn sống trong thành khóc không còn một giọt nước mắt, muốn cứu mà chẳng được. Chỉ có thể tiếc thương thở dài, đoàn nạn dân dắt díu nhau ngược về Nam Kinh mong được thiên tử trợ giúp.

Sau thành Hàng Châu thì thành Hồ Châu, Gia Hưng cũng không thoát được khỏi tay người Vạn Xuân. Đây là vùng nổi tiếng làm tơ lụa, giàu sụ, không cướp hơi phí. Hai thành này cũng không phải thủ phủ của vùng như Hàng Châu nên không có trọng binh đóng giữ, dễ dàng bị đánh bại. Quân Vạn Xuân lại thỏa sức cướp bóc một phen, lần này tơ lụa, thợ lành nghề chở hàng chục thuyền lớn không hết.

Của cải vùng này quá nhiều, quân Vạn Xuân chuyển đi không nổi chỉ đành cắn răng chọn những thứ quý giá nhất là vàng bạc, sách quý và thợ thủ công đi trước, số còn lại tùy ý tiêu dùng, không dùng được thì đốt phá cho bằng sạch. Để vùng này phát triển, đóng thuế nhiều cho Đại Minh, vua Minh lại tuyển quân tiến đánh thì đúng là mất nhiều hơn được.

Cứ thế trong vòng hai tuần, quân Vạn Xuân thỏa sức tàn phá vùng Chiết Giang mà không gặp sự chống đối kịch liệt nào từ người Minh, cũng một phần do quân Vạn Xuân không lạm sát, còn phần nhiều do quân Vạn Xuân quá tinh nhuệ, người Minh tự biết dùng dao phay, cuốc sắt không chống lại được, cấm quân từ kinh thành đến thì may ra.

Đáng chú ý, trong thời gian này, rất nhiều thương gia, nhà quyền quý nhận thấy tình hình không ổn, lập tức thu gom tài bảo mang theo gia quyến trốn chạy trước. Đen cho họ, quân Vạn Xuân sớm đã rải 2 vạn kỵ binh khắp vùng, chuyên bắt tráng đinh cũng như phục giết mấy đoàn người giàu sụ này, bởi vậy trốn đi 10 thành không thoát nổi 1 2, đã vậy còn tiền mất tật mang, khốn khổ vô cùng.

Hai tuần sau khi điên cuồng đánh cướp, trinh sát truyền tin về rằng đại quân nhà Minh đang hành quân gấp gáp tiến đến, Đại Hải lập tức ra lệnh thu quân, rút lui chiến lược. Hắn mang quân đi không phải liều sống liều chết với quân Minh, cớ sao lại đứng chờ giặc đến. 7 vạn đại quân lập tức lên thuyền rời đi. 2 vạn kỵ binh thì quay ngựa dọc theo Đại vận hà, tạt qua Tô Châu rồi đến Thượng Hải, lúc đó sẽ lên thuyền sau. Trên đường đi tranh thủ cướp phá, hủy diệt tiềm lực nhà Minh.

Quân Vạn Xuân trước khi đi đê điều, đập nước phá sạch, nước ngập lênh láng, nhấn chìm biết bao hoa màu, nhà cửa. Thành trấn quanh vùng cũng bị phóng hỏa đốt sạch, hoa màu đồng ruộng cũng không tha. Đến khi quân Minh tiến tới thấy khắp nơi một mảnh tiêu điều, nạn dân khắp nơi, lòng đầy căm phẫn mà không biết phát tiết vào đâu. Đến trăm năm sau, dân chúng Chiết Giang còn nhớ như in loạn “đoản mao” – ý chỉ cuộc càn quét của quân Vạn Xuân, những người đầu tóc ngắn, khác biệt với người Minh.

Quân Vạn Xuất rút đi nhưng đám lính đánh thuê Oa khấu vẫn còn ham hố chưa chịu rút, chúng vẫn tổ chức thành từng nhóm đánh cướp khắp vùng. Mỗi nhóm nhỏ chừng hơn trăm người, trơn như cá chạch, quân Minh vừa xuất hiện là lập tức lên thuyền rút đi, không tài nào bắt được. Quân Minh ức lắm nhưng không làm gì nổi. Thủy quân Nam Kinh phải bảo vệ kinh thành, chưa tài nào cử quân đi đánh dẹp được.

Dọc Đại vận hà chịu đủ khổ từ lũ Oa khấu này, chúng cướp phá như trốn không người, ra tay lại tàn nhẫn. Cướp giết hiếp không việc gì xấu không làm, nam giới Đại Minh chết trong tay chúng đến hàng ngàn hàng vạn, số lượng phụ nữ bị chúng xâm hại càng không biết bao nhiêu mà kể. Chính nhờ có lũ Oa khấu này, quân Vạn Xuân đánh cướp còn được xem như là nhân nghĩa.

………

Trái với không khí náo nhiệt, đánh giết liên miên đang diễn ra trên đất Đại Minh, không khí đất Việt lại vi diệu lạ thường. Quân Minh thất trận đầu hàng, đất nước sạch bóng quân thù, Chiêm Thành bị đánh tan, tạm không gượng dậy nổi, biên giới phía Nam yên ả. Các nước Vạn Tượng, Ai Lao không dám ngo ngoe, các động phía Bắc càng êm dịu. Có thể nói trăm năm trở lại, đây là thời gian yên bình nhất trên đất Việt.

Họ Hồ mất ngôi, họ Trần ẩn dật, các thế tộc, cường hào lớn im ắng chờ thời, dù nhiều kẻ có ý muốn làm loạn, tự lập làm vua như thời loạn 13 sứ quân nhưng nhanh chóng bị gia đình, họ hàng khuyên ngăn….tình thế bây giờ khác xa khi đó, kẻ nào dại dột làm chim đầu đàn sẽ ăn không hết gói đem đi, lúc đó tru di 3 tộc còn là nhẹ.

Thiên hạ có câu, nước không thể một ngày không có vua nhưng nước Việt bây giờ lại không có vua thật, ít nhất quốc chủ Vạn Xuân chưa chính thức lên ngôi ở bất kỳ đâu, cả Vạn Xuân hay Đại Việt. Dẫu vậy, tất cả mọi người, từ già trẻ gái trai, bình dân hay thế tộc đều biết nước Nam có chủ chỉ là chưa công khai xưng đế mà thôi. Chục vạn đại quân không phải làm cảnh, chưa kể đến hàng chục vạn tráng đinh khác sẵn sàng hưởng ứng đi theo, thanh thế của “quân áo đen” còn rõ như ban ngày, tù binh quân Minh càng không biết nói rối, đầu của tướng tá quân Minh còn đang được hong khô trước bến Đông Bộ Đầu, tất cả những thứ đó đều đang nhắc nhở những kẻ có ý, hãy cẩn thận, ngẫm lại bản thân mạnh hơn mấy chục vạn quân Minh thì hãy hành sự, nếu không…

Vũ Đại Hải mang quân giong thuyền tiến lên phương Bắc nhưng sự vụ ở phương Nam cũng không phải bỏ trống. Đất cũ Vạn Xuân như Tân đảo, Minh Châu, mọi hoạt động vẫn diễn ra như thường ngày, sản xuất vẫn sản xuất, huấn luyện cũng không dừng lại, tình trạng chiến tranh đã được giải trừ. Các xưởng thủ công, thương nhân hoạt động bình thường trở lại, không cần cố ý gom hàng vật tư chiến tranh theo lệnh Nhà nước. Các xưởng chuyển sang sản xuất nông cụ, hàng ngày đều có thuyền đến nhận rồi trở về đất liền, phục vụ công cuộc tái sản xuất, khai hoang.

Đại Việt – Đại Ngu, mọi thứ lại thay đổi từng ngày. Quân áo đen họp ở Thăng Long nay phân tán về các lộ cùng với quan lại từ Tân đảo, Minh Châu qua, thiết lập lại các cơ quan nhà nước, ổn định lại cuộc sống nhân dân. Hơn 5000 thiết kỵ được chia thành từng đại đội thường xuyên tuần tiễu, tiêu trừ bất kỳ nhóm thổ phỉ nào trên đất Việt, ngoan ngoãn ra hàng thì còn được tha, bát nháo thì đồ sát sạch, gà chó không tha. 5000 thiết kỵ thường xuyên qua lại, cường hào, ác bá không còn dám sách nhiễu, nhân cơ hội làm loạn vơ vét, tất cả đều ngoan như cún, các thế tộc lớn như Lê, Dương, Trần đều im de, tự lượng lại sức mình.

Những kẻ nào từng theo quân Minh thì bị tịch thu gia sản, nhà cửa, ruộng đất, cả nhà bị bắt giữ, chuẩn bị lên thuyền tiến vào khai hoang phương Nam. Nạn dân cũng được tổ chức lại, ai mong muốn về quê cho về, không muốn về thì đi khai hoang, dù sao đất đai thời này còn rất rộng. Đại Hải lại rất tích cực đưa dân vào Nam mở cõi, nơi đó địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, quá thích hợp để đưa dân vào khai hoang, xây làng, lập ấp. Đưa dân Việt nhiều vào cũng nhằm chiếm đất, khẳng định chủ quyền của Vạn Xuân, còn dân bản xứ, thuận theo, hòa vào cộng đồng thì tốt, không thì dọn đi đâu thì dọn, dù sao nơi đó sẽ trở thành đất Việt.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt đọc 70

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.