Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Lò Luyện Thép Bessemer và Động viên hơi nước

Tiểu thuyết gốc · 1978 chữ

Sau khi kết thúc bữa ăn Quang Tuấn cùng bốn người bạn đi xuống khu xưởng tác mà cậu dày công thiết kế xây dựng trong vòng hai tháng qua. Khu công xưởng này nằm ở khi đất trống trải ở sâu trong khu rừng trên đảo Vân Đồn để tránh tai mắt cũng như đảm bảo độ bí mật của nó. Quả thực việc đầu tư công sức cho khu xưởng này không khiến Quang Tuấn thất vọng khi với 10 lò luyện thép nó có thể sản suất ra hơn 5 vạn tấn thép trong vòng hơn 20 phút thông qua những lò rèn Bessemer. Lò Bessemer là một phát minh mang tính lịch sử của một khoa học gia người Anh vào năm 1856 nó hoàn toàn thay đổi nền công nghiệp sắt thép, nếu thành công thì sản phẩm thép của nó gần như đạt đến sản xuất công nghiệp. Vì mỗi mẻ luyện thép sẽ cho ra một số lượng lớn thép với chất lượng đồng đều. Nó là một bước tiến quan trọng vì đúc Pháo hay súng lúc bấy giờ đều dùng đồng. Thép bấy giờ luyện thủ công từ quặng chất lượng rất thấp dễ bị nổ thang súng và pháo.

Cấu tạo của lò có hình dạng giống như một quả trứng với lớp lót đất sét bên trong và bên ngoài bằng thép cứng. Ở phía trên, một lỗ nhỏ phun ra ngọn lửa cao 9m khi không khí thổi vào lò.

Việc này được thực hiện sau khi Quang Tuấn tập hợp được một số lượng khá kha thợ nghề, cậu bắt đầu xây dựng lò cao dựa theo nguyên lý lò Bessemer điểm khác biết duy nhất trong chế tạo là lớp đất xét được thay thế bởi lớp vôi bởi vậy năng suất tăng mạnh. Trong lò cao xây dựa theo mô phỏng của lò Bessemer các nhân công đang cho nguyên liệu vào, quặng sắt, Than đá một lớp mỏng đá vôi nhằm khử thành phần tạp chất trong quặng sắt, lỗ thông hơi nhằm thổi oxy liên tục vào thép đang nóng chảy. Đây là nguyên lý chính sản xuất thép theo quy trình Bessemer. Tất nhiên nó sẽ không cho ra loại thép siêu cao cấp như các bí quyết rèn kiếm của thợ nhật bản, hay kiếm Damascus của Đông Á nhưng nó vượt trội hơn cả ở chỗ số lượng và chất lượng đồng đều điều này quan trọng hơn tất cả nhất là đối với công nghiệp luyện kim.

Tuy lắm rõ nguyên lý cũng như cấu tạo của lò nhưng Quang Tuấn vẫn mất hơn 1 tháng để hoàn thành nó, một tháng với 10 lần thử nghiệm thất bại thì đến lần thứ 11 đã thành công tạo ra những mẻ thép đầu tiên.

-Chú Sáu lâu rồi không gặp mới gặp lại. Bác khỏe không ? ( Quang Tuấn cất tiếng hỏi)

-Quang Tuấn đấy à lâu lắm rồi mới gặp lại cháu. Đồ hàng mà cháu giao cho bác chế tạo xong rồi đấy mấy cái máy mà cháu gọi là động cơ hơi nước, cái máy này phức tạp ghê bác tốn gần tháng mới làm xong được có 3 cái. Thiếu người làm cùng quá bác với thằng con trời đánh cả anh em của bác làm mãi mới xong. Mà dù sao cũng cảm ơn cháu nếu không nhờ cháu giúp chắc bây giờ chúng ta đang ở trong nhà lao rồi. ( Chú Sáu nói)

-Không có gì đâu chú, việc cần làm mà. À mà đợt này cháu mang nhiều thợ nghề giờ thì không sợ thiếu hụt người làm nữa.( Quang Tuấn nói)

Chú Sáu là người mà Quang Tuấn tình cờ gặp được khi đi tìm người xây dựng khu công xưởng này. Tình huống gặp gỡ của hai người khá là đặc biệt khi mà trong lúc Quang Tuấn đi vào quán rượu nghỉ ngơi trong lúc đi kiếm thợ xây để dựng nhà trên đảo Vân Đồn thì cậu ta bắt gặp chú Sáu đang tranh cãi với tên chủ khu rèn đúc việc tên này quyệt tiền công tố cáo hai cha con nhà Chú Sáu ăn cắp nguyên liệu đòi kiện cha con nhà chú Sáu lên quan, hai người họ cãi nhau to Quang Tuấn lao vào can ngăn thay mặt chú Sáu trả tiền cho tên chủ kia. Cảm kích trước tấm lòng của Quang Tuấn chú Sáu, trước việc Quang Tuấn đề nghị mình làm việc cho chú Sáu đồng ý và kêu gọi anh em của mình rời bỏ việc đến làm cho cậu. Hiển nhiên là Quang Tuấn cũng đã tuyên truyền lý tưởng của cậu ta với bọn họ, hiển nhiên ban đầu họ cảm thấy sợ hãi nguy hiểm khi mà tính mạng của họ sẽ bị đe dọa nếu triều đình phát hiện ra được nhưng rồi họ suy nghĩ thấu đáo lại thà rằng chết đi chứ không thể nào sống trong một cái xã hội bất công như thế họ ở lại làm việc cho cậu.

Lại nói về động cơ hơi nước thì thời này về căn bản công nghệ thủ công nghiệp của người Việc cơ bản đã đáp ứng được khả năng tạo nên động cơ hơi nước.

Năm 1820 một người sĩ quan người Mỹ John White đã nhận xét:

" Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác."

Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng.

Ngoài ra, ở thời này những thợ thủ công nghiệp người Việt đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng... và cả máy hơi nước.

Do được tiếp xúc với kỹ thuật của phương Tây, những người thợ thủ công Việt Nam đã có những sáng tạo. Năm 1834, Nguyễn Viết Túy đã chế tạo thành công máy dùng sức nước nghiền thuốc súng gọi là "thủy hỏa ký tế". Năm 1837-1838, theo mẫu của phương Tây, thợ công xưởng đã làm ra được máy cưa ván gỗ, máy xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng.

Sang năm 1839, sau một lần thất bại, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trinh và các thợ công xưởng đóng xong chiếc thuyền máy chạy bằng hơi nước. Tiếp theo thành công đó, họ lại theo mẫu tàu chạy hơi nước loại lớn mới mua về để đóng một chiếc khác và sửa chữa một chiếc đang bị hỏng.

Những thành công về cơ khí được vua Minh Mạng khen ngợi. Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên cơ khí giữa thế kỷ 19 bằng việc tự sản xuất ra những chiếc tàu máy đầu tiên. Tuy nhiên, những thành tựu đó không được các triều vua sau phát huy. Tuy vậy vào thời Tự Đức thì điều này hoàn toàn đã lụi tàn do việc cấm giao thương buôn bán với nước ngoài nhà nước hoàn toàn độc quyền với việc này cộng với việc thuế má nặng không khuyến khích thủ công nghiệp nhân dân vừa phải đó thuế thân thuế sản phẩm.

Cùng với, đó là chính sách trưng dụng thợ khéo từ các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa... tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình.

Vì vậy người thợ luôn tìm cách trốn tránh dù chính phủ áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng nề để ngăn chặn. Ví dụ, thợ khéo ít dám trổ tài vì tài nghệ không có lợi mà là tai họa. Họ chỉ dám làm những thứ nhỏ để bán cho dễ, những người nào chế tạo đồ tốt cũng phải mạo danh là hàng ngoại quốc để vua quan đừng để ý.

Thậm chí có chuyện có người chế được men sứ tốt hơn của Trung Quốc nhưng phải bỏ trốn vì sợ bị trưng dụng làm cho triều đình. Một số khác phải giả làm đồ Trung Quốc để không bị các quan mua rẻ hay lấy không.

Điều này khi Quang Tuấn không khỏi thở dài khi mà nước ta nếu có những cải cách đúng đắn thì nước ta bây giờ đã có thể trở thành 1 cường quốc. Nhớ thời Minh Mạng lãnh thổ nước ta rộng gấp 1.7 lần so với hiện ta tuy vậy sau khi Minh Mạng mất đất nước ta thu hẹp dần lại nhiều cuộc nổi loạn làm suy kiệt quốc khố quân đội từ một đội quân tinh nhuệ mỗi người có một khẩu súng có thể nói là Ottoman của vùng Đông Dương thì nay lại suy tàn, do những chính sách cấm thông thương với nước ngoài suy kiệt kinh tế.

Quay lại câu chuyện chính Quang Tuấn

hiện nay đang cùng với cũng chú Sáu để chuẩn bị đến bước tiếp theo của công việc xây dựng những cỗ máy tiếp theo để chế tạo súng pháo thông qua các động cơ hơi nước mội cỗ máy dùng để khoan lòng súng, một máy phục vụ cho lò rèn thép, mấy còn lại sẽ được cải tiến để lắp vào tàu để phục vụ công việc vận chuyển vật liệu ra đảo để sản xuất.

Việc sản xuất vũ khí cho quân đội của cậu quan trọng nhưng cũng chỉ đứng thứ 2 được đặt lên hàng đầu chính là gây những ảnh hưởng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vào sâu trong nước ta điều này mới tạo điều kiện thuận lợi đề quân ta mới có thể nổi loạn thành công.

Lấy ví dụ về cuộc cách mạng tư sản của Pháp năm 1789. Trước cuộc cách mạng nước Pháp là một nước nghèo đói nông nghiệp lạc hậu, thì sau khi cách mạng Pháp vươn lên trở thành quốc gia hùng mạnh bậc nhất Châu âu thời bấy giờ. Điều mà khiến cách mạng Pháp thành công chính là nhớ sức mạnh của gia cấp tư bản, tư tưởng triết học của nó.

Nhắc đến nổi loạn làm cho Quang Tuấn nhớ đến một cuộc nổi loạn của Cao Bá Quát vào năm 1854 kết thúc năm 1856. Nếu đúng như lịch sử thì hiện tại nghĩa quân của Cao Bá Quát đã nổi loạn do kế hoạch bị bại lộ nghĩa quân của Cao Bá Quát phải nổi dậy sớm hơn dự định tháng đầu năm 1855 Cao Bá Quát chết nghĩa quân chiến đấu đến cuối năm 1856 mới bị dẹp bỏ. Nếu như vậy thì hiện tại nghĩa quân của Cao Bá Quát đã gần như đến gần với việc thất bại. Hiện tại Quang Tuấn đang nghĩ đến việc hỗ trợ thu nghĩ quân vào quân của mình.

Nghĩ là làm Quang Tuấn nói với Ngô Thiên Quang cùng với Thành tìm cách liên lạc với nghĩa quân của Cao Bá Quát để hợp tác.

-Thiên Quang,Thành tớ cần các cậu giúp tới tớ một việc được không?

( Quang Tuấn nói)

-Được có nhiệm vụ gì cứ thoải mái đi, tớ nhất định sẽ hành thành. ( Ngô Thiên Quang)

- Đúng vậy cậu cứ thoải mái đi (Thành nói)

-Các cậu hãy liên lạc với quân nổi loạn của Cao Bá Quát chứng ta cần hợp tác với họ hiện tại họ đang đến rất gần với thất bại khi mà Cao Bá Quát đã chết, nhân tình hình này thu phục họ để phát triển thế thế lực của ta. ( Quang Tuấn nói)


Chúc mừng sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại

Bạn đang đọc Sự Khởi Đầu Của Một Đế Quốc sáng tác bởi Wifi

Truyện Sự Khởi Đầu Của Một Đế Quốc tại TruyenYY đã đến chương cuối. Hãy nhấn vào nút Theo Dõi để được nhận thông báo khi có chương mới nhé! Chúc đạo hữu có những giây phút vui vẻ tại YY Giới.

Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Wifi
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 81

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.