Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

CÁI TẨU HÌNH ĐẦU LÂU

Phiên bản Dịch · 7615 chữ

Bà già đã cho dọn dẹp hai căn buồng trên lầu để đón các cháu về ở. Quang Trung xem lại chiếc Mercedes. Chiếc xe còn rất tốt. Có lẽ chỉ cần nạp điện là chạy được ngay. Chị Ba đi gọi thợ máy. Phải mất một ngày sạc ắc-quy, lau dầu mỡ, những người thợ cho xe chạy thử nửa giờ. Mọi thứ đều đã được kiểm tra chu đáo. Xe tốt. Thế là Quang Trung có thể tự lái đi phố. Cậu đã báo cáo những chuyện trên với chú Hai Bền. Chú Hai đã giúp cho một tờ giấy phép đặc biệt kèm với bằng lái xe của nước ngoài để Quang Trung có thể đi lại dễ dàng trên đường phố. Anh cũng cho số điện thoại và hai địa điểm hẹn để khi cần Quang Trung có thể nồi liên lạc với anh ngay.

- Thưa chú, cháu định sáng mai ngày chẵn theo đúng lời ông cháu đặn cháu sẽ đưa "quà" đến cho ông Chu Bội Ngọc. Có điều gì chú cần nhắc nhở chúng cháu không?

- Cháu cứ làm đúng mật danh mật khẩu như ông cháu đã dặn. Chú sẽ có người hỗ trợ cho các cháu khi cần thiết. Cứ yên tâm mà làm Jimi ạ.

- Cháu cảm ơn chú.

- Ông ta cần chuyện trò gì thêm thì cháu cứ tiếp. Nếu ông ta muốn chuyển vật gì ra cho ông cháu thì cháu cứ từ chối để ông ta khỏi nghi.

- Dạ. Nhưng nếu ông ta nói khó thì sao ạ?

- Cháu cứ trả lời là hàng của cháu cũng nặng rồi. Phải chờ đến trước khi lên máy bay mới có thể trả lời được.

Đúng như kế hoạch sáng ngày 12, Quang Trung lái xe đưa Jimi đến khách sạn Hữu nghị. Ở đây họ đổi sang chiếc Peugeot 404. Người lái xe của Hai Bền đưa chúng đến phố Lê Lợi. Jimi và Quang Trung xuống xe đi vào một vài cửa hàng mua mấy chiếc áo thêu. Đúng tám giờ ba mươi phút, Jimi khoác tay Quang Trung đi vào cửa hàng mỹ nghệ của Chu Bội Ngọc. Jimi bỗng dừng lại sửng sốt trước cái tẩu hình đầu lâu. Cô kéo Quang Trung lại và chỉ vào tủ.

- Anh có thích chiếc tẩu này không?

- Trông ngồ ngộ, độc đáo nhưng cũng chẳng đẹp.

- Cái tẩu này của dượng Nhân đấy.

- Dượng Nhân là ai?

- Là cha dượng của Mi mà. Sau khi ly dị với ba Vượng thì má lấy dượng Nhân. Mi nhớ là dượng rất quý cái tẩu này. Nó luôn luôn được đặt trong tủ kính. Có lần Mi lôi ra nghịch bị dượng cho mấy roi rất đau. Từ đó, mỗi lần nhìn thấy cái tẩu là Mi lại nhớ đến trận đòn và xa lánh dần ông ta.

- Thế thì ta nên mua chiếc tẩu này làm kỷ niệm Mi ạ.

- Một kỷ niệm xấu chăng?

- Cái tẩu không có lỗi. Nó chỉ là tang chứng của một sự kiện đáng buồn. Đối với mỗi người, niềm vui nỗi buồn đều phải nhớ lấy.

- Để em hỏi xem giá bao nhiêu?

Thấy người khách da trắng nói thạo tiếng Việt Chu Bội Ngọc đoán là Việt Kiều về thăm quê hương nên ông ta vồn vã ngay:

- Thưa qúy cô, qúy cô trả bằng đô-la, bằng vàng hay bằng tiền Việt ạ?

- Thưa ông giải pháp nào cũng được.

- Qúy cô thanh toán bằng đô-la thì chúng ta dễ thỏa thuận hơn.

- Vâng. Ông định giá chiếc tẩu đó bao nhiêu?

- Tám trăm thưa cô.

- Trời ơi, sao mắc quá vậy ông. Một chiếc tẩu bình thường thôi mà tới tám trăm đô-la.

- Thưa cô, đó là báu vật. Chiếc tẩu nguyên là của hoàng hậu Giăng Vát-tha-na tặng cho đại sứ Huỳnh Đặng Thụy. Kỷ vật của gia đình họ Huỳnh rơi tay bọn cầm đồ khi sự nghiệp của ông đổ vỡ trong vụ bài trừ tham nhũng năm 1961. Một chiếc tẩu gắn với một thiên tình sử bi tráng như vậy mà cô coi là bình thường sao được!

- Không đúng! - Jimi biết thừa lão già bịa ra một chuyện ly kỳ để quảng cáo cho món hàng cửa lão cao giá. Cô toan nói toạc ra là cô thừa biết lai lịch chiếc tẩu này, nhưng Quang Trung đã kịp đến xen vào câu chuyện.

- Ông có thể hạ giá nữa đi. Thấy lạ chúng tôi mua chơi chứ không quan tâm gì đến những truyền thuyết người ta gán cho nó.

- Thưa ông, nếu ông chỉ quan tâm đến một cái tẩu gỗ bồ đào để hút thuốc thôi thì tôi có thể giới thiệu với ông nhiều chiếc khác rất đẹp mà giá băng quá ba mươi đô-la.

- Năm trăm, đó là khả năng cao nhất chúng tôi có thể chấp nhận được - Jimi đặt giá mạnh mẽ và dứt khoát.

Ngần ngừ một chút, lão già mỉm cười nói với cô.

- Cô chuẩn bị sẵn tiền đi và xin chờ cho một phút.

Lão mở khóa tủ kính lấy chiếc tẩu đặt vào chiếc hộp nhỏ trao cho Jimi rồi mời cô đến bàn thanh toán.

- Xin cô trả tiền cho.

Jimi trao tập giấy bạc cho lão. Lão vờ đếm và khéo léo gạt năm tờ một trăm đô- la xuống đáy ngăn bàn.

- Xin cám ơn cô - Chu Bội Ngọc mỉm cười rất lịch thiệp - Cô xem kỹ lại hàng cho.

- Ôi có lạ gì cái tẩu này đâu mà cần phải xem kỹ.

Cô mỉm cười làm cho lão già ngơ ngác, lão tưởng mình bán hớ.

Khi thấy xung quanh vắng người, Jimi đặt bàn tay lên bàn thanh toán.

- Ông đánh giá giúp cho chiếc nhẫn này ở đây đáng giá bao nhiêu đô-la?

Lão già sửa lại cặp kính, cúi xuống nhìn cái nhẫn rồi ngước lên quan sát nét mặt của Jimi. Lão lật đật mở ngân kéo lấy kính lúp ghé sát mắt xem kỹ lưỡng rồi nói nhỏ:

- Xin cô chờ cho chút xíu.

Chủ tiệm khóa két lại rồi đi vội vào trong nhà. Năm phút sau ông ta quay ra. Một lần nữa lão lại bật đèn bàn lấy kính lúp soi lại chiếc nhẫn trên tay Jimi. Lão mỉm cười đặt mọi thứ xuống rồi nghiêm trang nói với cô gái:

- Tôi cũng có chiếc nhẫn hệt như thế này, mời cô xem, so sánh rồi ta định giá.

Lão đưa cho Jimi chiếc nhẫn thứ hai có mặt ngọc hơi sẫm màu hơn.

- Cô nhìn qua chiếc kính lúp cho rõ - Lão đề nghị.

Jimi ghé sát mắt vào ống kính. Mọi chi tiết trên chiếc nhẫn của lão hiện lên rõ nét. Cô thấy hai chữ "Hồi Phong" khắc chìm trên mặt đá.

- Thưa ông Chu, chúng ta có thể đổi cho nhau được chứ?

- Vâng, tôi xin tuân theo ý cô.

Cuộc trao đổi diễn ra trong nháy mắt. Jimi lấy ve nhựa hình ô van trong ví, món quà qúy của Hứa Vinh Thanh trao cho Chu Bội Ngọc và nói nhó:

- Ngoại tôi trả lại chiếc mặt nhẫn kim cương của ông. Ông còn cần nói gì với tôi nữa không?

- Dạ thế là đủ rồi. Xin cảm ơn cô, chúc cô thượng lộ bình an.

Jimi hiểu ý là cần phải đi ngay khói đây. Cô quay ra kéo tay Quang Trung - Ta về thôi anh.

Chiếc 404 đón chúng về khách sạn. Đôi bạn trẻ vào uống cà-phê. Trung gọi điện cho chú Hai Bền báo tin mọi việc đã xong và sẵn sàng đi chơi Vũng Tàu vào ngay mai.

Nửa giờ sau chúng chuyển sang chiếc Mercedes chạy về ngôi biệt thự vắng vẻ ở phố Duy Tân.

Thấy hai cháu về, bà già mù rất vui vẻ. Sự có mặt của chúng khuấy động nếp sống vốn đơn điệu và trầm lặng của ngôi nhà kín đáo này. Cửa sổ các căn buồng mở tung để đón chào ánh nắng. Những bình hoa tươi bày trên bàn thì bà già không thể cảm nhận nổi. Nhưng tiếng ô tô lăn bánh trên con đường trai sỏi, tiếng con chó Pop sủa anh ách, tiếng xích sắt lạch cạch ngoài cánh cổng đến tiếng cười nói vui vẻ trẻ trung ngoài vườn cây thì đã tác động đến thính giác nhạy cảm của bà, và bà tưởng tượng ra ánh đèn bật sáng trên các tầng lầu. Ngôi nhà bỗng mở mắt nhìn ra vườn cây sau bao năm nằm ngủ li bì và bà có cảm giác như mắt bà lại thất được ánh sáng. Trong một tâm trạng xốn xang hứng khởi như vậy, bà quyết đinh dốc hết bầu tâm sự với đứa cháu ngoại. Nỗi buồn vui ân oán... của cả cuộc đời đã kết lại như một hòn đá đeo nạng trong trái tim bà. Bà định đem theo về thế giới bên kia. Nhưng giờ đây bà muốn để lại cho đứa cháu ngoại như một di sản tinh thần. Bài học của cuộc đời bà có thể giúp cháu tránh được phần nào những tai ương do cái ác gieo rắc. Nhưng câu chuyện của cả năm sáu chục năm đâu có ngắn. Bà phải chắt lọc, thu gọn lại cho nó sáng tỏ, gợi cảm và ít ra cũng phải hấp dẫn. Bọn trẻ đâu có thích chuyện dây cà ra dây muống của người già? Tâm sự mà người nghe hờ hừng, buồn ngủ thì thật không còn gì tệ hại bằng. Vì vậy đã ba ngày nay bà suy nghĩ cho tập "hồi ký" của đời mình. Bây giờ thì bà đã sẵn sàng. Chỉ cần các cháu quây quần ở bên bà là bà nói hết.

Cuối thập kỷ đầu thế kỷ hai mươi triều Mãn Thanh Trung Quốc đã suy đổi. Phổ Nghi mới ba tuổi đã lên ngôi vua. Triều đình năm bè bảy mối, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Mấy tỉnh phía Nam mất mùa luôn. Dân tình đói kém lại thêm nạn nghiện ngập nha phiến khiến trộm cướp lan tràn như dịch bệnh.

Thuở ấy ở đất Vũ Ninh thuộc tỉnh Phúc Kiến có một võ sư nổi tiếng tên là Hứa Tử Mãng. Vì nghèo đói phải bán mình cho bọn thảo khấu kiếm ăn. Ít năm sau ông ta trờ thành trùm một băng cướp nôi tiếng tung hoành ngang dọc cả một vùng rộng lớn ven biển. Sau cách mạng Tân Hợi, bọn ướp bị nhà cầm quyền truy lùng ráo riết. Hứa Tử Mãng sa cơ bị bắt hạ ngục. Nhờ một tên lâu la giúp sức tên tội phạm nguy hiểm đã vượt ngục mang theo đứa con trai duy nhất xuống thuyền, giong buồn cứ theo ven biển đi về phương Nam. Sau nhiều ngày làn lộn với sóng gió trùng khơi, lương ăn đã hết, nước uống cũng cạn, bọn lâu la chết dần phải quăng xác xuống biển. Cái xác của tên lâu la cuối cùng đã cứu được cha con vị chủ tướng. Trước cái chết thì thịt người cũng phải lựa chọn. Ngọn gió đông bắc đã đưa con thuyền tả tơi của Hứa Tử Mãng dạt vào ven biển vùng châu thổ sông Cửu Long. Ngư dân người Việt đã dìu hai cha con kẻ bị nạn vào bờ, cho ăn cho uống và cả hai đều được cứu thoát. Hứa bán thuyền rồi đi làm công cho những chủ vựa cá người Việt. Ở đây ông ta đã gặp được một số người Hoa. Mối tình cố quốc tha hương đã liên kết họ với nhau. Khi đã có lưng vốn nho nhỏ trong tay, biết được một số tiếng Việt đủ để giao thiệp, Hứa Tử Mãng liền đưa đứa con mười hai tuổi là Hứa Vĩnh Thanh lần vào thành phố.

Năm 1930 kinh tế khủng hoảng, Hứa chẳng biết nghề gì kiếm việc cũng khó. Ông ta nhớ đến cài nghiệp mãi võ thuở xưa. Vì vậy ông quyết định về chốn ven đô tìm nơi kiếm sống.

Thuở ấy vùng Phước An Đông này còn là những mang đồng lầy hoang dã, cỏ lác rậm rạp, chuột, rắn đầy bưng thiếu người khai khẩn. Một số nông dân vào thành phố kiếm ăn bằng đủ mọi nghề, thợ thuyền, buôn bán. Cha con Hứa đi khất thực qua đây xin trú ngụ qua đêm. Hương trưởng của ấp Phước An Đông vốn là người hào phóng hiếu khách. Ông mở rượu khoản đãi người cơ lỡ. Nghe qua tình cảnh của lữ khách thật đáng thương tâm. Ông hương trưởng hỏi:

- Bây giờ ông định đi đâu.

- Dạ, tôi cũng đang tìm một chỗ nương thân để tính kế lâu dài. Nghe ông nói, tôi biết ông là người hào kiệt chứ không phải bọn nông phu vài u thịt bắp. Chỗ tôi đất còn nhiều đất chùa có người khai khẩn. Nhưng trông ông không thích hợp với công việc nông điền. Thật khó mà giúp ông.

- Thưa ngài, tôi cũng có một chút nghề mọn. Tôi đã từng mở trường dạy võ ơ thị trấn Vũ Ninh. Tôi còn biết cả nghề bốc thuốc. Tay phải tôi trị bọn ngông bạo, che chở người yếu hèn. Tay trái tôi bốc thuốc kê đơn cứu giúp người bệnh tật. Ngài xem có thể giúp tôi chút gì chăng? - Ông tướng cướp đã từng ăn thịt người chết nói điều đạo nghĩa cứ ngọt xớt.

Nghe Hứa nói, ông Hương trưởng mừng rỡ:

- Thế thì xin mời ông ở đây với tôi. Tôi sẽ dựng võ trường để ông dạy bảo cho đám trai tráng trong ấp. Nhưng trước hết chúng ta phải làm lễ trước miếu đường, thề trước tiền nhân là chi dụng võ vào việc thiện.

- Xin cảm ơn ngài. Điều kiện ngài nêu ra thật hợp với sở nguyện của tôi. Suốt đời tôi, tôi chỉ nghĩ đến điều thiện.

Ông Hương trưởng cho người dọn đất, dựng võ trường, cất cho cha con võ sư Hứa Tử Mãng một căn nhà riêng biệt. Họ chọn ngày lành tháng tốt làm lễ tế trời cầu chúc cho tình giao kết giữa chủ và khách, giữa thày và trò.

Chẳng bao lâu danh tiếng ông thày Tàu đã lan truyền khắp vùng, từ Phước An Đông, Phước An Trung sang đến cả chợ Tế bên kia kinh Mỹ Hảo. Ba chục võ sinh đến thụ giáo gồm ba môn côn, quyền, và kiếm. Bổng lộc của thày cũng khá, nhưng ông Hương trưởng vẫn hảo tâm giúp đỡ cả tinh thần, vật chất cho người lữ khách tha hương.

Hương trưởng Trần Văn Bảo là một điền chủ giàu có nhất vùng này. Với lợi tức của ba trăm công mẫu, nhà ông là một vựa lúa, một trại gia súc lớn ở vùng ngoại ô thành phố. Chỉ có điều là ông hiếm hoi. Hai vợ, ba nàng hầu mà chỉ sinh được một cô con gái. Cô Hai Ngà là viên ngọc qúy của ông. Hương trưởng bỗng nảy ra ý nghĩ cho con học nghề võ. Nhà ông hiếm đàn ông, ông cần một nữ kiệt để sau này điều khiển kinh doanh cả một trang trại kếch xù này. Sức mạnh chẳng bao giờ thừa. Không đánh đập ai thì cũng dùng để tự vệ hoặc giản đơn hơn là có sức khoẻ để chống chọi với bệnh tật.

Cô Hai sinh năm Bính Thìn, mình rồng, cho học võ là thích hợp. Hai Ngà là nữ võ sinh độc nhất trong số ba chục võ sinh. Cô học môn đoản côn. Võ sư rất chú ý uốn nắn cho cô học sinh cưng này. Thày khen cái đòn "luân thiên" của cô gái lanh như chớp giật. Miếng "thám tinh" vừa mềm mại vừa bất ngờ như gió lốc.

Hai Ngà là một cô gái đầy đặn khỏe mạnh. Khuôn mặt trái xoan, nước da bánh mật, săn bóng, chắc lẳn. Cặp lông mày dài nhanh như nhung. Đôi mắt to tinh anh, hàng mi cong và mượt. Làn môi đỏ với hàm răng trắng đều đặn luôn luôn lấp lánh qua nụ cười trẻ trung nhiệt thành của tuổi mười bảy. Trong những ngày cùng học tập với bạn nam. Hai Ngà đã đem lòng yêu mến một võ sinh người Phước An Trung. Gia đình anh này nghèo, không môn đăng hộ đối với cô. Để ngăn cấm mối tình của con gái, ông Hương trưởng đã khéo léo loại anh ra khỏi trường trong một đợt thi tuyển với sự đồng tình bí mật của Hứa Tử Mãng.

Hứa Vĩnh Thanh năm đó đã hai mươi hai tuổi. Thanh khoẻ mạnh, khôi ngô, trắng trẻo. Lúc đầu cũng là võ sinh. Những sau Thanh được làm trợ giáo cho cha. Sau mấy năm dạy võ, Hứa Tử Mãng kiếm được một số vốn nho nhỏ. Ông ta mua ba công đất xình lầy để lập nghiệp. Dân "chiệc" đến vùng này thường lấy buôn bán làm gốc, nhưng Hứa lại tính chuyện điền trang cũng là chuyện lạ. Nhưng ông ta không trông đợi ở hoa lợi mà đón chờ một sự kiện lớn lao hơn.

Sự phát triển nhanh chóng của thành phố loang ra như một giấc mơ. Chẳng mấy chốc công trường xây dựng đã đến kề bên mảnh đất của ông Hứa. Ông đã khéo léo lựa chọn địa thế gần lộ lớn nên mảnh xình lầy bỗng nhiên cao giá hơn cả nhưng thửa ruộng nhất đẳng điền. Cơ hội đó giúp cho Hứa một dinh cơ lớn mà nhìn bề ngoài còn vượt cả cái trang trại cổ lỗ của ông Hương trưởng Trần Vân Bảo.

Tuy đã thành đạt nhưng ông Hứa văn giao du thân mật với đám võ sinh, vẫn đi lại thù tạc với ông Hương trưởng như người trong nhà. Ông muốn tình thày trò, tình bàng hữu sẽ là cơ sở xã hội tốt cho những hoạt động kinh doanh của ông sau này.

Cô võ sinh Trần Thị Ngà đã rực rỡ như bông hoa đến độ. Hứa Tử Mãng có ý định hỏi cho con trai mình. Hai bên đều con một, đều giàu có, đều thuộc loại trai tài gái sắc. Một cuộc hôn nhân như vậy là tương xứng. Thế nhưng ông Hương trưởng không bằng lòng. Ông đã hứa gả Ngà cho con một người bạn cũ. Tham vàng bỏ ngãi ông không đang tâm. Hơn nữa, dù sao Hứa Tử Mãng cũng là dân ngoại bang. Dân bản địa tuy không có mâu thuẫn gì với cha con ông này nhưng họ rất ngán chú "Chiếc". Nhất là sau vụ buôn đất lời lãi lớn. Dựng nên một ngôi nhà đồ sộ nhất vùng thì tình cảm mọi người đối với ông ta có chút gì như dè dặt, xa lánh. Do đó dù có mất lòng với ông bạn Tàu, ông Hương trưởng cũng từ chối khéo. Cuối năm đó ông cho cưới con gái. Ngà vâng lời cha chứ thực ra cô chẳng yêu chồng. Mấy năm chung chăn gối nhưng vẫn chưa có tin mừng. Nhà Hương trưởng vốn hiếm người nên rất lo lắng đường nối dõi. Nhân nghe Hứa Tử Mãng giỏi cả nghề bốc thuốc nên Hương trưởng ngỏ lời nhờ ông bạn thày Tàu giúp đờ ông Hứa nhận lời xem mạch rồi bốc thuốc cho hai vợ chồng trẻ. Thày lang nói riêng với Hương trưởng về bệnh tình người chồng: mạch trì, chân dương suy. Uống mười thang nếu thuyên giảm mới có cơ cứu chữa.

Nhưng càng uống thuốc vào, dương tinh người đàn ông càng kiệt. Lúc đầu anh chàng còn thờ ơ, nhưng sau thì hoảng sợ khi phải nằm bên cô vợ trẻ. Trái lại, cô vợ uống thuốc vào càng mơn mởn sức xuân. Dục tình cuồng nhiệt. Anh ta đã bộc lộ toàn bộ sự bất lực thảm hại của mình trước đòi hỏi của vợ. Hai Ngà đau buồn không biết chia sẻ cái sâu kín của mối quan hệ vợ chồng với ai.

Một bữa cô bơi suồng trên kinh Mỹ Hảo bất ngờ gặp lại người tình cũ. Anh lấy vợ, có con, nhưng tình cảm hai bên vẫn còn vương vấn. Nhân chỗ vắng vẻ, họ áp thuyền bên nhau hỏi han, tâm sự Hai Ngà khóc lóc than thân trách phận lấy phải anh chồng bệnh tật. Dòng tàm sự đã tuôn trào lênh láng phơi bày một cách tự nhiên tấn bị kịch thầm kín trước người tình cũ. Anh an ủi ve vuốt nàng... và chẳng bao lâu cơn sóng tình đã vùi dập hai người trong một trận mây mưa dữ dội giữa thanh thiên bạch nhật, trong một vùng dừa nước hoang vắng.

Một tháng sau, Hai Ngà thấy trong người có những chuyển biến mới lạ. Cồn cào, buồn nôn, ngán cơm, thèm trái chua. Đó là dấu hiệu của sự hoài thai. Hai Ngà vừa mừng lại vừa lo vì nhiều tháng nay chẳng hề ân ái với chồng. Chuyện vỡ lở thì biết ăn nói làm sao. Cô suy nghĩ và bỗng nảy ra mót sáng kiến. Cô sẽ tự đi cắt cho chồng một chén thuốc kích dục mạnh để anh chồng có khả năng dù một lần "dây máu ăn phần" vào cái trò ngoại tình bất chính của cô.

Nhưng hôm Hai Ngà đến Hứa Tử Mãng lại đi vắng, chỉ có anh con trai ở nhà. Ngà có vẻ ngượng ngùng vì trước đây ông thày có ướm hỏi cô cho Hứa Vĩnh Thanh. Thấy cô, Thanh đon đả mời chào cô vào nhà bằng được.

- Thày đi vắng thì để đến chiều em lại.

- Ngà vào đây chút xíu, đi đâu mà vội. Có việc gì đấy cô Hai?

- Em đến lấy thuốc cho chồng em.

- Ô, ngỡ chuyện chi. Ngà cứ kể bệnh tôi sẽ thay thày bốc cho cũng được. Thày đã dạy tôi tất cả mọi điều để sau này kế nghiệp cha. Ngà đừng ngại, nhiều khi tôi bốc còn mát tay hơn cụ. Thế bệnh tình của anh ấy hồi này ra sao?

- Chồng em đã uống gần ba mươi thang của thày. Sức khoẻ có khá hơn, nhưng bệnh lại nặng thêm - Cô lúng túng không biết nói thế nào.

- Sức khỏe khá mà bệnh lại nặng thêm? - Vĩnh Thanh cười - Cô Hai nói chi mà kỳ quá.

- Dạ em muốn nói, trông dung nhan thì hồng hào, người mập ra nhưng... đã hai tháng nay không ngó ngàng đến vợ.

- Trời! Hai tháng này không ngó đến vợ. Bộ anh ấy có bồ bịch đâu chăng?

- Dạ không. Đêm nào cũng nằm bên nhau mà tình cảm cứ như âm dương cách biệt.

- Sao lại thế được nhỉ? Bộ cô Hai không biết chằm vập, âu yếm gợi tình chứ sao?

Hai Ngà lấy khăn tay thấm nước mắt và cũng để che đôi gò má ửng hồng.

- Em đã thử làm mọi cách mà không có hiệu quả. Anh ấy bất lực hoàn toàn rồi.

- Hay là tại cô Hai đấy. Có khi hai người không hợp nhau, thủy hỏa xung kỵ, kim mộc phân ly. Đưa tay tôi xem mạch cho cô Hai nào.

Hai Ngà đưa bàn tay mũm mĩm cho Hứa Vĩnh Thanh. Anh ngồi sát vào bên cô mân mê cổ tay, nhìn thẳng vào đáy mắt cô. Anh kéo mi để xem võng mạc, kéo môi xem lợi, bắt há miệng xem lưỡi cởi áo xem ngực... và sau đó thì chẳng còn gì giống công việc của thày lang nữa. Nó gần với kỹ thuật của lão tầm quất hơn.

Một giờ sau Hai Ngà mới vờ mếu máo:

- Thế này thì anh giết em rồi. Lỡ ra thì em biết làm thế nào?

- Em yên tâm. Anh bốc cho thang thuốc này thì chồng em sẽ hồi phục nhanh chóng để gánh vác cái hậu quả đau thương của cả kiếp người.

Mấy thang thuốc cô Hai mang về cho chồng chẳng những không giúp được gì cho trong chuyện ái tình mà chỉ để tiễn anh bước nhanh về bên kia thế giới. Cô Hai góa chồng lúc hai ba tuổi. Chưa chờ đến ngày xanh cỏ trên mộ chồng cô đã tái giả lấy Hứa Vĩnh Thanh và ít lâu sau sinh được Hứa Quế Lan. Thanh tin chắc đây là dòng máu của mình nên anh ta rất yêu quý cô con gái xinh đẹp. Bà Hứa Vĩnh Thanh tức cô Hai Ngà được thừa kế toàn bộ tài sản của vị Hương trưởng giàu có của đất Phước An Đông. Cái vốn đó đã tạo nên một sản nghiệp lừng lẫy ở vùng Chợ Lớn sau này.

Tình yêu của Hứa Vĩnh Thanh với Hai Ngà cũng nhanh chóng phôi pha. Thanh có nhiều nhân tình nhân ngãi, chơi bời trác táng trong các tổ quỷ. Bà vợ là tay có võ, có tiền, thuê hàng tá du côn đi lùng sục đánh ghen cũng không nổi. Bà uất ức, đau buồn khóc lóc, mắt bị đau nặng. Ông chồng trở về tỏ ra hối hận thuốc thang chạy chữa. Càng tra thuốc mắt bà càng thoái hóa. Khi bà thấy nghi ngờ lòng tốt của ông thì đã quá muộn. Trước mắt bà, thế giới chỉ còn là một màu đen ảm đạm. ông Thanh lấy thêm hai bà vợ trẻ măng kiến tạo thêm. Cả hai cơ nghiệp nữa. Từ đấy người vợ già cam chịu thất bại sống cô đơn, tụng kinh niệm phật ăn chay mỗi tháng một tuần để mong có một kiếp sau tốt đẹp hơn.

...

Ký ức của bà ngoại thổi vào tâm hồn Jimi một nỗi xúc động mạnh mẽ. Nước mắt cô gái lã chã tuôn rơi, đồng cảm với nỗi đau của người bà mù lòa.

- Nếu đúng như bà nói thì má cháu không phải là con ông Thanh, và cháu với ông ấy cũng không có liên quan gì về huyết hệ.

- Đúng như vậy. Bà đã chôn sâu chuyện đó ở đáy lòng cho đến bây giờ. Bà sắp từ giã cõi đời này rồi. Có lẽ đây là lần cuối cùng bà cháu ta gặp nhau. Bà muốn cho các con biết sự thật để bà có chết cũng được thanh thản.

- Bà ơi cháu rất thương bà. Nếu có dịp là cháu lại về thăm bà.

- Bà cảm ơn cháu. Nhiều lần bà định nói chuyện này nhưng bà cứ ngần ngại. Bà sợ chuyện lộ ra ông Thanh sẽ có những hành động ti tiện mà không sao lường hết được.

- Sự chênh lệch về ngày sinh so với quy luật chung chẳng lẽ ông Thanh không đoán nổi sao.

- Có thể ông ấy không quá chi li về chuyện này. Sự sinh nở con đầu lòng xê dịch hàng tháng là chuyện thường. Cũng có thể ông ấy có nghi ngờ nhưng phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Mục tiêu chính của ông ấy là của hồi môn, là thừa kế cái gia sản to lớn của cụ Hương trưởng để lại chứ không phải là sự trinh bạch, là dòng máu của đứa con trong bụng. Giá như má cháu là con ông ấy mà bà lại nghèo khó thì ông ấy cũng bỏ mặc. Sau này ông ấy đã làm hại đời bao cô gái nguyên trinh trong các hộp đêm siêu hạng, các trò nhất dạ đế vương, tiền trao xong là quên hết, ông ấy đâu có mủi lòng đến số phận sau này của họ.

Một nỗi khinh bỉ trào lên trong tâm hồn Jimi. Có thể ông Thanh thầm đoán má cô là con người khác nên ông đã đẩy cả hai mẹ con vào bao nhiêu công việc nguy hiểm. Ngay chuyến đi này Hứa Vĩnh Thanh cũng bí mật lừa gạt để Jimi mang theo cái "án tử hình" trong người mà cô không biết. Cuối cùng thì Jimi nhận thấy hành động tự thú của mình với cơ quan an ninh vừa là để cứu mình, vừa đáp lại âm mưu độc ác của lão "ngoại hờ" là đích đáng.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Đức đã hẹn gặp Jimi và Quang Trung ở một ngôi nhà hèo lánh ở Hóc Môn. Hai cháu đã ngồi chờ ông ở một căn phòng được chú Hai Bền bố trí Hôm nay trông ông giống một giáo sư hơn là một tài xế xe đò. Các cháu quây quần bên ông chuyện trò. Thời gian rộng rãi cho phép chúng kể chuyện về bán đảo Nelson, về Cali và Hồng Kông, về bố mẹ và sự học hành của chung. Ông cũng đã biết trước về chuyện tình yêu của hai cháu qua thư của ba, má chúng. Mấy ngày qua ông lại được chứng kiến nhiều hành động và cử chỉ của cô cháu dâu tương lai. Thiếu tướng thấy hài lòng về chúng. Tuy chúng chưa gia nhập tổ chức của ông, chưa chính thức là quân ông, nhưng nhìn về một tương lai không xa thì công việc rồi sẽ đến tay chúng.

- Cảm tưởng về đất nước của các cháu thế nào?

Jimi lanh chanh nói trước:

- Thưa ông cháu rất vui. Ở bên ngoài họ nói đất nước là một địa ngục. Là đất nước của quân đội, của cảnh sát, của bắt bớ, nhồi sọ, tập trung và tù đầy. Nhưng cháu thấy không đúng như vậy. Mọi người vẫn sống tạm gọi là đầy đủ. Chợ rất nhiều hoa, trái, thịt, cá... Nếu tính theo đô-la thì rẻ gấp năm lần Cali. Thí dụ như gạo nàng hương ở đây có mười ba đô-la một tạ thì bên nhà cháu ở Cali phải mua tới sáu chục đô-la.

- Cháu là một người lạc quan - ông Đức cười - Sự thực là cháu lấy mức lương ở Mỹ để mua thức ăn ở đây, cháu sẽ thấy quá rẻ. Nhưng lấy mức lương ở đây để mua thì cháu sẽ thấy còn quá mắc. Đất nước mình còn gian khổ lắm. Thực tế vẫn tồn tại hai cuộc chiến ở hai phía, tuy là ở mức độ thấp. Đã nói đến chiến tranh là vẫn phải chi phí không ít tiền của. Mặt khác, chúng ta điều hành nền kinh tế còn kém hiệu quả, vì vậy cuộc sống chưa bao giờ thực sự ổn định. Nhân dân và Nhà nước đang có những nỗ lực lớn đê làm thay đổi tình thế, nhưng biến chuyển còn chậm, thậm chí còn thụt lùi. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ sụp đổ như mong muốn của bọn phục thù.

- Thưa ông, chúng cháu lạc quan có lẽ vì ở nước ngoài, nghe đài, đọc báo của họ, xem phim ảnh, vô tuyến truyền hình của họ thì thấy khủng khiếp quá. Tưởng như cả dân tộc nghẹt thở vì áp bức chính trị, đói khát rách rưới, án mày ăn xin đầy đường. Trường học, công viên hoang vãng. Nhà hát kịch trường chỉ hò hét những khẩu hiệu chính trị cực đoan v.v... Nhưng chúng cháu không gặp cảnh đó. Tất cả đều vượt lên sức tưởng tưởng, lên ý niệm cố hữu của mình. Vì vậy chúng cháu trở nên lạc quan. Nếu họ nói tốt cho Việt Nam hơn thì có thể họ đã tìm kiếm được một chút hiệu quả.

Đại đa số Việt kiều không có điều kiện trở về đất nước. Vì vậy họ vẫn đạt được mức độ hiệu quả tương xứng với đồng đô-la họ bỏ ra. Điều quan trọng nhất là họ nuôi dưỡng được tâm lý cuồng nhiệt của bọn phục thù, bọn ảo tưởng khôi phục lại thiên đường đã mất.

- Đi lại dễ dàng thế này thì hàng năm chúng cháu sẽ xin về chơi. Có thể ba má cháu cũng muốn về nữa. Người ta cứ nói xin hộ chiếu nhập cảnh vào việt Nam phải mất hàng năm cứu xét. Nhưng ở Westland có ba ngày mà chúng cháu đã có giấy đi ngay?

Ông Đức cười:

- Trường hợp của các cháu là gặp may đấy. Nói chung việc xin vào Việt Nam còn gặp ít nhiều phiền hà. Quy định của ngành An ninh chưa làm vừa lòng ngành Du lịch. Nhưng dù sao khuynh hướng mở rộng cửa vẫn đang thắng thế và có triển vọng hơn.

- Khí hậu, phong cảnh, món ăn, đồ lưu niệm và cả con người Việt Nam cũng có nhiều nét hấp dẫn đấy chứ ạ. Ngoài Việt kiều, cháu nghĩ có thể còn nhiều ngoại kiều muốn đến đây lắm. Ngành Du lịch có thể giúp cho sự hưng thịnh của quốc gia. Ở Cali, hàng năm thu hút số lượt khách du lịch lớn hơn dân bản địa Los Angeles.

- Điều đó thì chẳng cần bàn cãi. Nhưng ngành An ninh cũng có lý do của họ. Ngay như chuyến đi của hai cháu vừa rồi cũng bị bọn gián điệp lợi dụng.

Jimi giật mình nhưng cô đã tìm ra lý lẽ của mình:

- Nhưng chính chúng cháu, hai Việt kiều đã giúp cho cơ quan An ninh khám phá ra nhưng mưu đồ của bọn gián điệp. Nếu như chúng cháu không báo với An ninh thì có thể chiếc ve nhựa đã đi thoát và ông Chu hoàn toàn tự do trong mọi hoạt động của ông ta. Một Việt kiều bị bọn gián điệp lợi dụng thì có cả ngàn Việt kiều yêu nước khác giúp cho nền An ninh quốc gia. Vậy thì có gì đáng sợ!

- Hoan hô cháu gái. Ý kiến của cháu thật xác đáng. Ông sẽ truyền đạt lại tinh thần này cho ngành An ninh để họ có được niềm tin lớn hơn vào những đồng bào tha hương của họ.

- À nhưng cháu quên chưa hỏi ông. Những tài liệu chứa trong ve nhựa cháu mang về cho ông Chu có quan trọng lắm không ông.

- Tài liệu của bọn đặc vụ được mã hóa phải cần một thời gian mới đọc được. Chắc chắn đấy không phải là những lời êm dịu của một bản tình ca.

- Thế cơ quan An ninh đã cho bắt lão chủ hiệu kim hoàn Minerva's Treasure chưa ông?

- Chưa - Họ còn phải đảm bao an ninh cho cháu. Nếu Chu bị bắt ngay, cơ quan tình báo ngoại quốc sẽ lần ra mắt xích bị hở. Jimi sẽ là điểm hội tụ của sự điều tra.

- Ông nói làm cháu lo quá.

- Cháu yên tâm. Kỳ này trở về cháu cứ đưa chiếc nhẫn tín vật của Chu cho ông Hứa Vĩnh Thanh và không được để lộ bất cứ chi tiết nào của các cuộc gặp gỡ giữa ông và hai cháu. Ngay với những bà con thân thích cũng không được nói.

- Dạ, cháu xin vâng lời ông.

- Thế các cháu đã mua quà gì cho ba má, cho gia đình chưa?

- Dạ chúng cháu mới mua được một cái tẩu làm quà cho ba cháu. Cháu định bữa nào sắp lên đường mới mua tiếp các thứ khác vì chúng cháu còn đủ thời gian lựa chọn.

- Ba cháu có hút thuốc đâu mà mua tẩu.

- Tẩu để chơi thôi ông ạ. Cái tẩu này rất kỳ. Nó nguyên là cái tẩu bày trong tủ của dượng cháu đại tá cảnh sát Hoàng Qúy Nhân đấy ông ạ.

- Của đại tá Hoàng Qúy Nhân? Chắc không? - Mắt ông Đức sáng lên.

- Dạ, chắc chứ? Có lẽ trên đời này chỉ có một chiếc tạo dáng như vậy nên cháu không thể lầm được.

- Nhưng sao nó lại trôi dạt đến cửa hàng đồ cổ?

- Có thể ai đã nhặt được hoặc ăn cắp rồi đem ra bán cho cửa hàng.

- Cháu mua bao nhiêu?

- Năm trăm đô-la.

- Năm trăm! Mắc quá đấy. Cháu có mang theo không, cho ông xem hình dáng nó thế nào.

- Dạ có.

Jimi mở xắc lôi chiếc tẩu trong hộp ra. Ông Đức thờ ơ ngắm chiếc tẩu, đầu óc ông lại mải tập trung vào hướng khác. Có thể lần dọc theo đường phiêu bạt của cái tẩu mà tìm đến kho tàng bí mật của Hoàng Qúy Nhân được không? Chiếc tẩu bị bán ra, liệu những thứ khác quan trọng gấp ngàn lần đã bị phát tán đi chưa? Tâm can Thiếu tướng nóng như lửa đốt.

Ông ngắm nghía cái tẩu rồi hỏi lại:

- Cháu nhớ đúng chiếc tẩu này trước đây của dượng Nhân chứ?

- Dạ cháu nhớ lắm. Đầu tẩu bằng gỗ bồ đào nâu đỏ có đường vân đen trên trán. Hai mắt gỗ hình xoáy ốc đối xứng hai bên "thái dương" chiếc đầu lâu Thân tẩu nạm vàng và phần bót ngậm tiện bằng đồi mồi. Có lần cháu lôi ra chơi bị dượng beo tai rồi quất cho mấy roi rất đau, cháu quên làm sao được.

- Cháu có thể cho ông mượn đến mai được không?

- Dạ được. Ông cứ giữ giúp cháu, bữa nào đi cháu xin lại.

- Chỉ cần vai trò của nó trong một giờ thôi. Ông muốn biết xem Chu Bội Ngọc còn tàng trữ những thứ gì của Hoàng Qúy Nhân nữa hay không. Chuyện ông mượn tẩu các cháu cũng phải giữ kín nhé.

- Dạ vâng.

Jimi vừa thấy lạ lùng vừa tò mò hào hứng muốn biết thêm về người ông kỳ dị của Quang Trung nhưng không dám hỏi.

Mấy giờ sau ông cháu chia tay.

...

Chu Bội Ngọc đang trông cửa hàng thì có hai người vận đồng phục hải quan đi vào. Họ chào ông và hỏi rất nhã nhặn:

- Xin lỗi ông cho tôi hỏi: ông là chủ cửa hàng Minerva's Tresure?

- Dạ vâng thưa chính tôi. Minerva's Tresure là cái tên từ thời ngụy, thời vong quốc chứ bây giờ nó chẳng mang tên nữa. Thưa hai ông có việc gì đấy ạ? Vẻ mặt Chu hơi thất sắc.

- Có một việc cần nói chuyện riêng với ông.

- Tôi sẵn sàng. Xin mời hai ông vào phòng khách bên trong.

Khi chủ khách đã an tọa, nhân viên hải quan đặt trước mặt ông ta cái tẩu hình đầu lâu.

- Cái này ông mới bán cho một người Việt lai Mỹ phải không?

Chân tay lão già bủn rủn. Lão không lo cái tẩu mà lo cho người Việt lai Mỹ nhiều hơn. Cô ta là người bắt liên lạc với lão, chẳng may gặp chuyện thì rất nguy hiểm. Lão vờ ngắm lại cái tẩu và đành nhận.

- Dạ thưa cái này đúng là của tôi bán ra.

- Ông bán thứ này được bao nhiêu?

- Dạ, thưa qúy anh... cũng kiếm được chút đỉnh.

- Bao nhiêu?

- Năm trăm.

- Năm trăm đồng? Rẻ vậy?

- Dạ năm trăm "đôn"

- Năm trăm đô-la? Thế thì đắt quá.

- Dạ đối với bọn ngu đó thì bóp được chửng nào cứ bóp. Chúng nó giàu, chúng có biết đau đâu! - Lão cười xun xoe như cố làm duyên cho câu nói hóm hỉnh của mình.

- Nếu chỉ có cái tẩu thì đắt đấy. Nhưng còn cái nhân bên trong. Thứ này cũng của ông chừ? - Nhân viên hải quan moi trong cái tẩu ra một hạt kim cương cỡ ba mươi carats đặt lên cái đĩa.

- Không, thưa ông không. Tôi đâu có thứ này ạ Thực tình tôi chỉ bán cái tẩu còn hạt kim cương cô ta mua ở đâu tôi không biết. Nó nằm trong cái tẩu và cô ta cũng khai là mua ở cửa hàng này.

- Dạ, tôi xin thề viên kim cương này không phải của tôi. Nếu là của tôi thì tôi đâu có chịu cái giá năm trăm đô-la cả hai thứ.

- Điều đó chưa đủ chứng minh lòng thành thật của ông. Giá năm trăm đô-la do ông nêu ra thôi ông cũng có thể nói năm mươi hoặc năm ngàn - Viên hải quan cười chế giễu - Ông có cái tẩu này từ bao giờ?

- Thưa ông, tôi mới mua được cách đây vài tháng.

- Ông có biết chủ có nó là ai không?

Lão già vờ vịt ngơ ngác. Lão thoáng thấy vấn đề chỉ khuôn trong chuyện tài chính thôi nên không tỏ ra bối rối lắm.

- Tôi không thể nhớ được. Chẳng qua nó chỉ là vật mọn thôi, thành ra tôi không hỏi địa chỉ người bán.

- Một vật mọn mà đáng giá năm trăm đô-la sao?

- Dạ tôi bịp họ thôi. Tôi mua tính ra không đến một phần mười giá đó.

- Nếu ông không tìm được người có chiếc tẩu thì ông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc buôn bán đá quý cho người nước ngoài bất hợp pháp này.

- Trời ơi, ông cho tôi xem lại sổ sách chút xíu. May ra tôi có ghi chép được điều gì không.

Lão lật đật mở tủ, bày mấy tập hồ sơ thương mại lên bàn, lão giở từng trang và cuối cùng đành hé ra một phần sự thật.

- Một người đàn bà chừng ba chục tuổi tên là Lili. Bà ta không ghi địa chỉ lại cho tôi...

Sở dĩ lão không muốn khai tuột ra vì sợ liên quan đến cả bức tranh "Chiếu bạc", một tác phẩm hội họa cổ điển giá hàng chục ngàn đô-la, lão vừa mua và gửi ở nhà người quen.

- Thôi được, xin ông ký vào biên bản này cho.

Chu Bội Ngọc đọc qua biên bản rụng rời tay chân:

- Xin quý anh đừng bắt tôi ký vào đây. Tôi xin nộp phạt cho Nhà nước. Vâng, tôi đã vi phạm quy định về ngoại tệ. Tôi xin nộp lại quý anh năm trăm đô-la. Hãy tha cho tôi lần đầu.

Lão mở két lấy năm trăm đô-la dúi vào tay nhân viên Hải quan:

- Mong quý anh nhận giúp và bỏ qua cho tôi chuyện này.

Hai nhân viên Hải quan nháy nhau rồi bỏ tiền vào túi. Vụ hối lộ coi như êm đẹp. Họ cất chiếc tẩu và viên kim cương vào xà cột rồi mỉm cười chào lão già. Chu Bội Ngọc tiễn hai người ra cửa. Khi quay vào, lão nhổ nước bọt lẩm bẩm: Quân ăn cướp! Lũ đê tiện!... Nhưng cũng còn may... gặp được hai thằng kẻ cướp lại yên tâm, cùng hội cùng thuyền có thể nhờ cậy vào nhau. Đụng vào mấy thằng cha liêm khiết bữa nay thì còn khốn nạn hơn. Nhờ trời vẫn còn những thằng kẻ cướp, những đứa tham ăn. Nó đã hớt tay trên của mình năm trăm đô-la! Ôi quân chó đẻ... đáng yêu!

...

Tướng Nguyễn Hữu Đức đã mời trung tá Nguyễn Văn Bền đến cùng nghe hai trinh sát viên đóng giả nhân viên hải quan về báo cáo. Họ đã làm đúng kịch bản của trên khi đến hiệu kim hoàn Minerva's Treasure. Họ không được phép đánh động quá mạnh làm cho Chu Bội Ngọc cụp vòi lại trong lúc này.

- Thưa Thiếu tướng, tôi nghĩ là lão già đã khai thực. Một chiếc tẩu chẳng có gì phải cần đến biên lai. Lão đã phải hối lộ bọn tôi năm trăm đô-la chứng tỏ lão muốn làm êm chuyện. Nếu biết địa chỉ người bán chắc chắn lão đã tuôn ra chĩa mũi dùi sang chỗ khác để giảm tội.

- Có thể đây là một chuy-ô quan trọng, y còn mua ở đây nhiều thứ hàng quốc cấm đáng giá hơn nên phải bịt đầu mối thì sao? - Hai Bền đặt câu hỏi.

- Nếu giả thuyết trung tá nêu là đúng thì lời khai về người đàn bà ba chục tuổi tên là Li bán cho lão chiếc tẩu phải là lời khai láo.

Thiếu tướng Đức bỗng nhớ tới cuộc dạo chơi của ông với Đỗ Thúc Vượng ở quán giải khát bên bờ sông Sài gòn. Có thể nhờ Vượng tìm ra tung tích người đàn bà đó. Ông quyết định kết thúc buổi tường trình. Thiếu tướng yêu cầu trung tá Bền trao lại năm trăm đô-la cho Jimi và hai đứa trẻ có thể còn phải ở lại đây một thời gian lâu hơn chúng dự định. Ông hy vọng Jimi còn nhận ra được nhiều đồ vật liên quan đến Hoàng Qúy Nhân.

Bạn đang đọc Sao Đen của Triệu Huấn
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 15

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.