Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thần Nông( Đế Viêm) và ý nghĩa chữ Nông

Tiểu thuyết gốc · 1045 chữ

(Nội dung chương này chủ yếu để khẳng định Thần Nông là tổ tiên của người Việt và nêu ra ý nghĩa thật sự của chữ Nông trong cái tên Thần Nông)

Theo truyền thuyết thì Thần Nông là vị vương thứ nhì trong tam vương(sau đổi thành tam hoàng). Ông là vị thần nông nghiệp có đầu giống hình đầu bò, người dậy dân chúng cách làm ruộng, trồng trọt cũng như dùng cây cỏ làm thuốc. Ngày nay còn quyển sách thuốc có tên là Thần Nông Bản Thảo.

Ông có hiệu là Viêm Đế. Theo truyền thuyết này, người Trung Quốc luôn vỗ ngực tự xưng là những người đầu tiên trồng cây lúa đầu tiên và là cái nôi của những nền văn minh lúa gạo, mọi nền văn hóa khác đều phải học tập từ họ.

Nhưng những khai quật khảo cổ học cho thấy việc trồng trọt cây cỏ sinh sống đã có từ lâu được thực hiện bởi tổ tiên chúng ta chứ không phải chỉ mới có 5.000 năm gần đây thôi.

Người Trung Hoa gốc dân du mục săn bắn mà có ông tổ nông nghiệp chung với chúng ta thật là phi lý. Vua Thần Nông chuyên nông nghiệp có hiệu là Viêm đế tức vua lửa, vua nóng thật là tréo ngeo. Cái niên hiệu Viêm đế trái ngược với tên Thần Nông hiểu theo nghĩa nông nghiệp.

Trồng trọt canh tác cần nước nhất. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Một ông vua Nông nghiệp mà lấy hiệu là vua nóng vua lửa thì cây cỏ bị hạn hán chết hết. Viêm đế không thể nào đi với Thần Nông có nghĩa là nông nghiệp. Có người lại cho rằng Thần Nông đem lửa vào Trung Hoa nên mới hiệu là Viêm Đế.

Con người biết tới lửa rất lâu chứ không phải mãi tới đời vua Thần Nông chỉ cách đây có 5.000 năm thôi. Như thế vua Thần Nông chuyên về trồng trọt lại kiêm là vua biết gầy ra lửa hay giữ lửa chỉ cách đây có 5.000 thì quá gần không thể chấp nhận được.

Ðể giải thích sự vô lý giữa cái tên Thần Nông trồng trọt và tên hiệu Viêm đế, các học giả Trung Hoa ngày xưa đã cố thêu dệt cho ông cũng là thần gió nóng có khả năng làm hết được hạn hán.Theo các sách cổ Trung Hoa thì vua Thần Nông đánh diệt Bổ Toại nhưng Bổ Toại là ai? người ở đâu? lại không nói rõ.

Vậy đây chỉ là hoang ngôn? Người Trung Hoa đã ăn cắp, cóp nhặt, chiếm đoạt văn hóa từ các dân tộc khác để tạo ra cái gọi là văn hóa Trung Hoa. Điển hình là nhận Phục Hy, Hiên Viên, Thần Nông cả ba đều là tổ tiên của mình nhưng cả ba đều chẳng liên quan gì tới nhau cả.

Vậy chữ Nông trong Thần Nông nghĩa là gì? nông ở đây có nghĩa là trứng. Thần Nông có nghĩa là thần bọc trứng, Mẹ Trứng vũ trụ Thần Nông. Thần Nông là thần Nọng-Lọng(lọng tròn đỏ là biểu tượng cho mặt trời, vòm trời ), Thần Vòm Trời, Thần Mặt Trời.

Thần Nông với nghĩa là Thần Nung(Theo chuyển hóa o=u tôi = tui, nông = nung) có hiệu là Viêm đế thì chuẩn không cần chỉnh rồi. Theo quan niệm của người xưa cổ cho rằng trời đất là một quả trứng và mọi sinh vật đều sinh ra ở trong đó. Việc thở trứng thể hiện qua: Thờ cúng trái cau (trái nang, trái trứng) vật biểu của Mẹ Trứng Vũ Trụ Thần Nông. Sự tích trầu cau có từ đời Hùng vương; Truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ ra một trăm cái trứng nở ra trăm con(ngoài hình ảnh biểu trưng trăm tộc Việt đều cùng một cội còn là hình bóng của Mẹ Trứng vũ trụ Thần Nông) Núi Tản Viên vừa có nghĩa là núi hình "tán tròn", núi hình lọng tròn tiêu biểu cho vũ trụ, vòm trời, mặt trời vừa có nghĩa là núi Tản, núi Ðản nghĩa là núi Trứng, núi Ðẻ. Ngày nay dân Việt cũng còn coi trứng là tiểu biểu cho sự đầu thai, tái sinh.

Chúng ta ngày nay cũng còn tục lệ cúng người chết với một chén cơm bên trên có một quả trứng luộc bóc vỏ để kẹp giữa hai cái đũa vót còn để dăm bào xù một đầu. Truyền thuyết về tạo sinh vũ trụ của nhiều tộc thờ mặt trời(họ Hồng Bàng cũng thờ mặt trời) như Nhật, Ðại Hàn, Ai cập, Thổ dân châu Mỹ... cũng chia xẻ quan niệm Mẹ Trứng như chúng ta. Trong các cổ mộ thời sơ khai tiền sử người ta tìm thấy nhiều trứng bằng đất sét biểu tượng cho bất tử, tái sinh. Người La Mã chôn trứng với người chết. Người Maori ở New Zealand, trước khi giống chim Moa tuyệt chủng, có tục là để trứng của loài chim lớn này vào tay người chết. Thiên Chúa giáo cũng coi trứng là biểu tượng cho tái sinh, Phục Sinh.

Mẹ Trứng vũ trụ Thần Nông là của người Việt, là một nữ thần tạo sinh ra vũ trụ là Mẹ, là Nàng. Trung Hoa đã "hấp thụ" của tổ tiên chúng ta rồi nhận là của mình. Để rồi tạo một ông Thần Nông-nông thần lơ lửng trong sử Trung Hoa chẳng ăn nhập đâu vào đâu cả. Lại vá víu với nông thần và y học và chỉ có khoảng 5.000 tuổi. Cái gì chép nhặt bao giờ cũng chẳng ăn nhập gì với nhau, chép nhặt bao giờ cũng dấu đầu lòi đuôi.

Tóm lại Thần Nông tuyệt nhiên không phải là Nông thần "đầu bò, đầu bướu", chuyên về canh nông và y học. Thần Nông của chúng ta là Mẹ Trứng Vũ trụ Thần Nông có hiệu là Viêm Ðế ăn khớp với với Hùng(Hừng) Việt, với Mặt Trời. Ngày nay chứng tích còn ở đền Hùng: Trên đền Trung là đền Thượng, tức Kính Thiên tĩnh điện (nơi các vua Hùng thờ Trời, Ðất và Thần Lửa).

Bạn đang đọc Nguồn Gốc Người Việt sáng tác bởi BăngLinh
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi BăngLinh
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 2
Lượt đọc 36

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.