Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

[Mục 46] Chương 46

Phiên bản Dịch · 12282 chữ

Chương 46

Khi chim chóc bắt đầu kêu, nghĩa là còn khá lâu mới hửng sáng, gã đứng lên, làm nốt công việc. Gã giở tấm chăn ra, lột khỏi người chết như lột một miếng băng dán. Lớp mỡ tróc dễ dàng khỏi da. Chỉ ở những chỗ góc cạnh mới vướng lại một ít và gã lấy que hớt nốt. Gã lấy áo lót của Laure lau những vệt mỡ còn sót rồi chà từ đầu đến chân, kỹ đến nỗi cả chút dầu dính trong lỗ chân lông cũng dính theo, nghĩa là không sót một mảnh vụn mùi thơm nào của nàng. Đối với gã thì chỉ lúc ấy nàng mới thật sự chết, như đống hoa khi thải ra, héo rũ, nhợt nhạt, èo uột.

Gã ném cái áo lót vào cái khăn đẫm hơi nàng, chỉ trong cái khăn này nàng vẫn thành phố tục sống, gã để thêm bộ áo ngủ bọc tóc nàng vào đấy rồi cuộn chặt thành một gói nhỏ, kẹp trong cánh tay. Gã chẳng thèm đậy cái xác lại. Và mặc dù đêm đen đã chuyển sang tờ mờ sáng màu xám xanh và mọi vật trong phòng đã bắt đầu rõ nét, gã cũng không ném lấy được một cái nhìn xuống giường để nhìn nàng bằng mắt một lần duy nhất trong đời.

Gã đâu chú ý gì đến hình dáng của nàng. Đôi với gã thì nàng đâu còn nữa trong cơ thể mà chỉ còn trong cái mùi thơm không thân xác thôi. Cái mùi thơm ấy gã mang theo, kẹp chặt trong tay.

Gã nhẹ nhàng nhảy lên thành cửa sổ, trèo xuống thang. Ngoài trời gió lại nổi lên, bầu trời sáng rõ ra, chiếu sáng lạnh lẽo màu xanh đậm lên cảnh vật.

Nửa tiếng sau những tớ gái nhóm lửa trong nhà bếp. Khi ra ngoài nhà lấy củi, cô thấy cái thang tựa ở đó nhưng vì còn ngái ngủ nên chẳng nghĩ ngợi gì. Sau sáu giờ thì mặt trời ló dạng, vươn lên từ biển giữa hai hòn đảo Lérins, đỏ chói, khổng lồ. Bầu trời không một gợn mây. Một ngày xuân phơi phới bắt đầu.

Richis thức dậy vào lúc bảy giờ trong căn phòng ở hướng tây của ông. Đây là lần đầu từ nhiều tháng nay ông mới thật sự ngủ ngon. Trái với thói quen, ông nằm nán thêm mười lăm phút, vươn người, thở phào sảng khoái, lắng nghe tiếng xôn xao dễ chịu vọng lên từ nhà bếp. Khi ông dứng dậy mở toang cửa sổ, thấy bên ngoài trời đẹp, hít không khí ban mai thơm ngát, nghe sóng biển vỗ bờ thì ông hào hứng tràn trề, chúm môi thổi một khúc hát vui tươi.

Ông huýt sáo lúc mặc áo quần và vẫn tiếp tục huýt sáo khi rời khỏi phòng nhanh nhẹn bước qua hành lang đến phòng con gái. Ông gõ cửa. Ông gõ nữa, rất khẽ để cô khỏi kinh động. Không có tiếng trả lời. Ông cười. Ông biết cô còn ngủ.

Ông rón rén tra chìa khóa vào ổ, nhẹ nhàng quay then gài, thật nhẹ để cô không thức giấc, gần như khao khát được thấy cô còn ngủ, để được đánh thức cô dậy bằng nụ hôn, một lần nữa, làn cuối cùng trước khi ông phải trao cô ột người đàn ông khác.

Cửa bật mở, ông bước vào phòng, ánh sáng mặt trời vụt thẳng vào mặt. Mọi vật sáng choang như thể căn phòng lấp lánh những bạc làm ông phải nhắm mắt một lúc vì chói quá.

Khi mở mắt ra, ông thấy Laure nằm chết trên giường, trần truồng, trắng toát, tóc bị cắt sạch. Giống như cơn ác mộng ông mơ ở Grasse đêm hôm kia mà ông đã quên, giờ đây giấc mơ ấy như được một tia chớp soi rọi lại trong trí nhớ. Mọi sự bỗng dưng y hệt như giấc mơ nọ, có điều sáng chói hơn nhiều.

[Mục 47] Chương 47

Chương 47

Tin Laure Richis bị giết truyền rất nhanh khắp vùng Grasse gây kinh hoàng chẳng kém, có khi còn hơn tin "Đức Vua băng hà!" hay "Chiến tranh!" hoặc "Bọn cướp biển đổ bộ lên bờ!". Bỗng dưng sự sợ hãi mà người ta cố tình quên hết sạch vụt trở về, tai hại như trong mùa thu năm ngoái với mọi biểu hiện kèm theo: hốt hoảng, giận dữ, phẫn nộ, nghi ngờ bừa bãi và tuyệt vọng. Tối đến người ta ở nhà, giấu kín con gái, gài thật chắc mọi cửa giả, nghi kỵ lẫn nhau, không ngủ nữa. Ai cũng nghĩ sẽ lại như trước kia, mỗi tuần một vụ giết người. Chẳng khác gì thời gian quay ngược lại nửa năm.

Sự sợ hãi lần này làm thiên hạ đờ người ra., hơn cả nửa năm trước vì sự quay lại đột ngột của nỗi nguy hiểm tưởng đã qua từ lâu khiến người ta cảm thấy bất lực. Khi mà ngay cả lệnh rút phép thông công của đức giám mục cũng chẳng có tác dụng gì, khi mà ngay cả Antoine Richis, Richis vĩ đại, công dân giàu có nhất thành phố, đệ nhị tổng lý, một nhân vật uy quyền, thận trọng và có đủ mọi phương tiện cũng đã không thể che chở nổi con mình, khi mà bàn tay của tên sát nhân không chùn lại trước sắc đẹp thánh thiện của Laure - quả thật cô như một thánh nữ đôi với những người đã biết cô, đặc biệt bây giờ sau khi cô chết - thì còn hi vọng nào để thoát được kẻ giết người? Hắn tàn bạo hơn cả dịch hạch, vì người ta còn có thể trốn chạy bệnh dịch chứ không thể chạy trốn kẻ giết người, như trường hợp Richis đã cho thấy. Chắc hắn có những năng lực siêu nhiên. Chắc chắn hắn đã liên minh với ma quỷ nếu không phải chính hắn là ma quỷ. Thế là nhiều người, trước hết là những người dễ tin, không biết làm gì hay hơn là đi nhà thờ cầu nguyện. Ngành nghề nào cầu thánh bảo hộ nghê nấy, thợ nguội cầu thánh Aloysius, thợ dệt cầu thánh Krispinius, người làm vườn cầu thánh Antonius, người làm nước hoa cầu thánh Josephus. Và họ dẫn theo cả vợ lẫn con gái, cùng cầu nguyện, ăn ngủ trong nhà thờ, không ra khỏi nhà thờ nữa ngay cả ban ngày, họ tin rằng tìm thấy khả năng an toàn duy nhất, nếu như còn có an toàn, dưới sự che chở của cái cộng đồng tuyệt vọng và dưới mắt của Đức Bà.

Bởi vì giáo hội đã một lần thất bại, những kẻ ranh mãnh hơn họp thành những nhóm bí mật, bỏ ra nhiều tiền thuê một mụ phù thuỷ có giấy phép hành nghề ở Gourdon, rồi chui vào một trong nhiều hang đá vôi dưới lòng đất ở Grasse, tổ chức những buổi lễ cầu quỷ satan mong được quỷ đóai thương.

Còn những người khác, đa số thuộc loại trưởng giả và quý tộc có học thức, lại bỏ tiền vào những phương pháp khoa học tân tiến nhất như "từ trường hoá" nhà cửa của họ, thôi miên con gái họ, tụ tập trong phòng khách thành những nhóm trầm tư mặc tưởng tĩnh lặng, thử dùng sự truyền tư tưởng tập thể để trục hồn của tên sát nhân qua thần giao cách cảm. Các phường hội tổ chức một buổi rước sám hối từ Grasse đi Napoule rồi trở về. Tu sĩ của năm tu viện trong thành phố tổ chức một lễ cầu an thường trực, hát liên tục, thành một lời than vãn không dứt, nay nghe thấy ở góc này, lát nghe thấy ở nơi khác trong thành phố, suốt ngày đêm. Chẳng có ai làm việc cả.

Người dân thành Grasse gần như là sốt ruột mong chờ vụ giết người kế tiếp trong sự thụ động náo nhiệt như thế đấy. Nó sắp xảy ra, không ai hoài nghi nữa cả. Người nào cũng âm thầm chờ cái tin khủng khiếp ấy với niềm hi vọng độc nhất rằng không phải ình mà cho người khác.

Tuy nhiên lần này các quan chức trong thành phố, vùng và tỉnh không để nhiễm phải tâm trạng kích động của đám dân đen như trước nữa. Lần đầu tiên kể từ khi tên sát nhân xuất hiện, một sự phối hợp có kế hoạch và hiệu quả hình thành giữa các cơ quan hành chính của Grasse, Draguignan và Toulon, giữa các biện lý, cảnh sát, quan giám quận, toà án tối cao của vùng và hải quân.

Sự hợp tác giữa các vị có quyền thế một phần là vì họ sợ dân chúng nổi loạn, mặt khác chỉ vì sau khi Laure Richis bị giết, người ta mới có được những đầu mối khiến có thể truy nã được hung thủ một cách có kế hoạch. Có người đã trông thấy tên sát nhân. Hẳn là cái tay thợ thuộc da đáng nghi nọ, trong đêm xảy ra án mạng, hắn có mặt trong chuồng ngựa của lữ quán làng Napoule và sáng hôm sau biến mất không tông tích. Theo những lời khai trùng hợp của chủ quán, của gã giữ chuồng ngựa và của Richis thì hắn nhỏ người, không có gì đặc biệt, áo khoác nâu và túi hành lý bằng len thô. Mặc dù trí nhớ của ba nhân chứng về những đặc điểm khác mơ hồ một cách kỳ lạ, chẳng hạn họ không thể tả được nét mặt, màu tóc hay cách ăn nói của hắn, nhưng chủ quán nói được rằng ông để ý thấy bộ dạng và dáng đi của kẻ lạ mặt có vẻ vụng về, cà nhắc như bị thương ở chân hay một bàn chân què quặt, nếu như ông không nhầm.

Có được những dấu hiệu này, ngay gần trưa hôm sau xảy ra án mạng, hai đội kỵ binh của Maréchaussée (hiến binh) đã theo hướng Marseille truy lùng hung thủ, một đội dọc bờ biển còn một đội kia theo con đường trong đât liền. Người ta cho những người tình nguyện lục soát khắp vùng chung quanh Napoule. Toà án Grasse gởi hai phái viên đến Nice để điều tra về tay thợ thuộc da này. Ở các cảng Fréjus, Cannes và Antibes người ta kiểm soát mọi chuyến tàu rời bến, ở biên giới với Savoy mọi con đường bị chặn hết, ai qua đều phải trình giấy tờ. Một yết thị truy nã tả hung thủ cho những ai biết đọc dán tại các cổng thành Grasse, Vence, Gourdon và tại cổng nhà thờ của tất cả các làng. Yết thị này được rao to một ngày ba lần. Tuy nhiên dữ kiện cái chân tình nghi bị què lại càng củng cố thêm cái quan điểm chính hung thủ là quỷ sứ và vì thế gây hoảng hốt trong dân chúng hơn là được họ cung cấp thêm những thông tin có ích.

Chỉ sau khi chánh án toà án Grasse, được ông Richis uỷ nhiệm, bố cáo một phần thưởng không dưới hai trăm livre cho tin tức nào giúp bắt được hung thủ thì vài thợ thuộc da ở Grasse, Opio và Gourdon mới bị bắt qua tố giác, trong số đó có một tay chẳng may cà nhắc thật. Người ta đã định đem hắn ra tra tấn dù bằng chứng vắng mặt của hắn được nhiều nhân chứng xác nhận, thì - lúc ấy là ngày thứ mười sau khi án mạng xảy ra - một những trong đội lính gác thành phố trình diện ở biện lý và khai với các quan toà như sau: ông ta tên là Gabriel Tagliasco, trưởng một đội gác thành phố, trưa hôm xảy ra án mạng, ông làm nhiệm vụ như bình thường ở Porte du Cours thì một gã khá giống như tả trong yết thị truy nã, như ông ta được biết bây giờ, đã đến bắt chuyện, không ngớt hỏi soi mói ngài đệ nhị tổng lý và đoàn người ngựa sáng hôm ấy đã rời thành phố theo con đường nào. Lúc đó và cả sau này ông không hề thắc mắc về dữ kiện trên, còn về gã nọ thì tự ông ta chắc chắn không tài nào nhớ ra nôi vì gã hoàn toàn chẳng có gì đặc biệt, đáng để chú ý cả nếu như hôm qua ông không tình cớ gặp lại gã ngay tại thành Grasse này, trước xưởng của Maitre Druot và Madame Arnulfi ở Rue de la Louve, khi gã quay vào xưởng thì ông ta nhận thấy gã bị cà nhắc.

Một giờ sau Grenouille bị bắt. Chủ lữ quán ở Napoule và tay giữ chuồng ngựa đang có mặt ở Grasse để nhận diện những kẻ bị tình nghi nhận ngay ra gã là tay thợ thuộc da đã trọ đêm trong quán, chính là gã chứ không ai khác cả, gã hẳn là tên sát nhân đang bị truy bắt.

Người ta lục soát xưởng và căn lều trong vườn ô liu sau tu viện dòng Franciscain. Cái áo ngủ bị rọc, áo lót và mái tóc đỏ của Laure Richis nằm trong một góc, chỉ che giấu sơ. Khi đào nền, lần lần tìm thấy quần áo và tóc của hai mươi bốn cô gái kia. Người ta cũng tìm thấy cái túi hành lý bằng len cùng thanh gỗ gã dùng để nện các nạn nhân. Bằng chứng không chối cãi được. Người ta rung chuông nhà thờ. Viên chánh án cho dán yết thị và rao truyền rằng sau gần một năm truy tìm, tên sát nhân bỉ ổi đã bị bắt giam.

[Mục 48] Chương 48

Chương 48

Thoạt tiên người dân không tin vào bố cáo. Họ cho rằng đó là kế để cơ quan công quyền che đậy sự bất lực của mình và trấn an không khí sục sôi nguy hiểm trong dân chúng. Họ còn nhớ rất rõ cái lần bố cáo rằng tên sát nhân đã đi Grenoble rồi. Lần này sự sợ hãi khắc quá sâu trong đầu óc họ.

Hôm sau, những tang vật được trưng bầy công khai tại quảng trường trước toà thị chính, thật là rùng rợn khi nhìn thấy hai mươi lăm bộ áo quần với hai mươi lăm mái tóc móc thành hàng trên cột trước mặt nhà thờ như những bù nhìn đuổi chim, chỉ lúc ấy dư luận dân chúng mới thay đổi.

Từng đoàn hàng trăm người đi ngang cuộc trưng bày khủng khiếp. Thân nhân của những cô gái nhận ra áo quần của họ, khóc chết ngất. Những người khác muốn được nhìn thấy hung thủ, phần do hiếu kỳ, phần để được thuyết phục hoàn toàn. Người ta lớn tiếng đòi thấy gã, cái quảng trường nhỏ đầy ních người náo động đầy đe doạ khiến viên chánh án quyết định cho đem Grenouille từ phòng giam lên một cửa sổ lầu trên của toà thị chính để trình diện gã trước dân chúng.

Khi Grenouille tới sát cửa sổ thì những tiếng la hét im bặt. Bỗng dưng hoàn toàn im ắng như vào một buổi trưa hè nóng nực và mọi người ở ngoài đồng hay chui vào một xó mát trong nhà. Không nghe một tiếng bước chân, một tiếng hắng giọng, một hơi thở. Đám người trố mắt, há miệng nhìn, mấy phút liền. Không ai có thể ngờ được cái gã nhỏ thó, lom khom, luống cuống nơi cái cửa sổ kia, cái đồ tầm thường kia, cái đống hèn mọn kia, cái con số không kia lại là hung thủ của hơn hai mươi vụ giết những. Gã chẳng có vẻ gì giống một tên sát nhân cả. Tuy không có ai có thể nói được con quỷ sát nhân lẽ ra phải như thế nào nhưng mọi người đều nhất trí rằng không thể như thế kia! Kẻ giết người không giống như thiên hạ tưởng, do đó lẽ ra ai cũng sẽ nghĩ rằng sự trình diên gã ít có sức thuyết phục, vậy mà, nghịch lý làm sao, nội cái chuyện con người này xuất hiện bằng xương bằng thịt trước cửa sổ và dữ kiện chỉ có gã chứ không còn ai khác được trình diện là kẻ giết người cũng đủ thuyết phục rồi. Họ đều nghĩ không đúng! Nhưng ngay lúc ấy họ biết rằng hẳn phải đúng.

Nói cho đúng thì chỉ sau khi lính gác lôi cái con người nhỏ thó kia khỏi cửa sổ, nghĩa là chỉ sau khi gã không còn đó, không còn trông thấy nữa mà chỉ còn như ký ức trong một tích tắc, hay có thể nói chỉ còn như một khái niệm - cái khái niệm về một tên sát nhân ghê tởm trong đầu óc thiên hạ, chỉ lúc ấy sự sửng sốt mới biến đi, nhường chỗ ột phản ứng thích đáng: miệng họ ngậm lại, cả nghìn con mắt hồi sinh. Rồi một tiếng kêu đồng loạt, phẫn nộ đòi báo thù duy nhất vang như sấm "Giao gã ngay!" Họ rục rịch chực xông vào toà thị chính, muốn được tự tay bóp cổ gã, xé xác gã, băm vằm gã. Lính gác phải hết sức mới chặn được cổng, đẩy lui đám đông. Grenouille được đưa ngay xuống phòng giam. Viên chánh án tiến lại cửa sổ, hứa sẽ xử nhanh chóng và nghiêm khắc để làm gương.Nhưng cũng phải mất mấy giờ sau đám đông mới giải tán, mấy ngày sau thành phố mới tạm yên.

Quả nhiên vụ xử Grenouille tiến hành hết sức nhậm lẹ, không những vì tang vật rành rành mà còn vì bị can thú nhận không né tránh tội trạng những vụ giết người quy cho gã trong những lần hỏi cung.

Chỉ khi hỏi về lý do thì gã không trả lời được thoả đáng.

Gã cứ lập đi lập lại rằng gã cần những cô gái ấy nên phải đập chết họ. Khi hỏi gã cần họ để làm gì và thế nào là cần thì gã im lặng. Cho nên người ta cho tra tấn gã, treo gã ngược đầu luôn mấy tiếng, đổ vào miệng bảy pinte nước, kẹp chân mà chẳng ăn thua gì. Gã như thể vô cảm giác trước những nhục hình, chẳng kêu lấy một tiếng và mỗi khi bị hỏi đều không trả lời gì khác hơn "Tôi cần họ". Quan toà cho rằng gã bị tâm thần. Họ ngừng tra tấn và quyết định xử cho xong, không thẩm vấn nữa.

Điều duy nhất gây nên trì hoãn là sự tranh chấp về mặt pháp lý với biện lý của Draguignan có thẩm quyền cho cả La Napoule và với toà án tôi cao vùng Aix, hai nơi này đều muốn giành xử vụ án. Nhưng quan toà thành Grasse đâu có chịu. Chính họ đã bắt hung thủ, đa số vụ án mạng xảy ra trong phạm vi thẩm quyền của họ, nếu giao tên sát nhân ột toà án khác thì họ sẽ phải chịu hứng cơn thịnh nộ của dân chúng. Máu của hắn phải chảy ở Grasse này.

Ngày 15 tháng Tư năm 1766 bản án được phán quyết và tuyên đọc cho bị cáo nghe trong phòng giam như sau: "Trong vòng bốn mươi tám tiếng, tay thợ làm nước hoa Jean-Baptiste Grenouille sẽ bị điệu ra quảng trường trước cổng thành, tại đây bị trói vào một thập tự bằng gỗ, ngửa mặt lên trời, sẽ bị đánh ngay khi còn sống mười hai lần bằng gậy sắt cho nát những khớp xương tay, chân, hông, vai, sau đó phơi trên thập tự cho đến chết". Viên đao phủ bị nghiêm cấm không được ban ân huệ cuối cùng như bình thường là dùng dây thắt cổ phạm nhân sau khi các xương vừa nói đã bị đánh nát, dù cho gã phải chịu đau khổ nhiều ngày trước khi chết. Xác sẽ đem vùi nơi chôn xác thú vật vào ban đêm và không được ghi dấu.

Grenouille bình thản tiếp nhận bản án. Viên thừa phát lại hỏi gã điều mong muốn cuối cùng, "Không cần gì cả", Grenouille đáp, gã có đủ những thứ cần thiết rồi.

Một linh mục bước vào phòng giam dể cho gã xưng tội nhưng trở ra mười lăm phút uổng công. Kẻ bị kết án ngó ông lom lom, ngớ ra không hiểu khi nói đến Chúa, như thể gã mới vừa nghe đến lần đầu, rồi duỗi dài người trên bục, chìm ngay vào giấc ngủ say. Nói nữa cũng vô ích.

Trong hai ngày tiếp đó người ta lũ lượt đến để được thấy thật gần tên sát nhân nổi tiếng. Người gác ngục cho họ ghé mắt qua cái khe trên cửa phòng giam với giá sáu xu một lần nhìn. Một thợ chạm đồng muốn chạm phác chân dung gã phải trả hai quan. Nhưng mà đối tượng làm họ thất vọng. Kẻ tử tù nằm ngủ miết trên bục, chân tay bị xích. Gã quay mặt vào tường, không phản ứng dù gõ cửa hay kêu. Người vào xem bị nghiêm cấm không được vào phòng giam, nên người gác ngục không dám làm càn dù nhiều đề nghị rất hấp dẫn. Người ta sợ rằng gã có thể bị thân nhân của một trong những nạn nhân giết chưa phải lúc. Cũng vì thế mà không được dúi đồ ăn cho gã. Dám có thuốc độc lắm chứ. Suốt thời gian bị giam, Grenouille được cho ăn thức ăn của đám người làm trong toà giám mục, sau khi viên quản ngục đã nếm trước. Tuy nhiên hai ngày gần đây gã không ăn gì cả. Gã chỉ nằm ngủ. Thỉnh thoảng nghe tiếng xích nghiến, khi người gác ngục chạy vội tới nhìn qua khe thì thấy gã uống một hớp nước từ chai rồi lại ngủ tiếp. Có vẻ như gã chán đời quá rồi, không muốn sống tỉnh táo những giờ cuối cùng nữa.

Trong khi đó quảng trường trước cổng thành được chuẩn bị cho vụ hành quyết. Thợ mộc dựng một giàn hành quyết, vuông vức mỗi chiều ba mét, cao hai mét, có bao lơn và cầu thang vững chắc, người ta chưa từng thấy một giàn hành quyết nào đô sộ như thế ở Grasse. Rồi khán đài gỗ cho quan khách và một vòng rào cản để giữ đám dân đen ở một khoảng cách nhất định. Cửa sổ các nhà hai bên Porte du Cours và trong trại lính canh đã cho thuê với giá cắt cổ từ lâu. Ngay cả ở cái nhà thương nằm hơi chếch, tay phụ tá viên đao phủ cũng đã thuê lại phòng của bệnh nhân rồi cho những kẻ hiếu kỳ thuê tiếp, kiếm lời không ít. Người bán nước chanh pha sẵng hàng thùng nước cam thảo để dự trữ, người thợ chạm đồng cho in hàng trăm bản phác hoạ tên sát nhân mà ông ta đã phác trong nhà giam và gấp gáp thêm thắt qua tưởng tượng. Hàng tá những bán hàng rong đổ vào thành phố, thợ bánh mì nướng bánh lưu niệm.

Mấy năm nay không có phạm nhân nào phải đánh gẫy xương nên viên đao phủ Monsieur Papon, cho rèn một cây sắt nặng, vuông vức rồi vác vào lò mổ quật tới tấp trên xác thú vật. Ông chỉ được phép quật đúng mười hai lần vào mười hai khớp xương, phải nát mà không làm hại đến những bộ phận quý báu của cơ thể, chẳng hạn ngực hay đầu, đúng là một phận sự khó khăn, đòi hỏi một sự cực kỳ thông thạo.

Dân chúng chuẩn bị cho sự kiện này chẳng khác đón một ngày hội lớn. Nghỉ, không làm việc là chuyện đương nhiên rồi. Đàn bà ủi lễ phục cho thẳng thớm, đàn ông rũ áo khoác cho sạch bụi và cho đánh giầy ống thật bóng loáng. Ai có chức tước trong quân đội hay cơ quan công quyền, là trưởng phường hội, luật sư, công chứng viên, huynh trưởng giáo đoàn hay là gì quan trọng khác, thì đóng bộ đồng phục hay y phục chính thức với đủ mề đay, băng vải, dây chuyền và mang tóc giả rắc phấn trắng. Những người mộ đạo định sau khi xong xuôi sẽ họp lai cùng rước lễ, những kẻ khẩn cầu satan định sẽ làm lễ linh đình tạ ơn Ma vương, còn những nhà quý tộc có học thức sẽ đi họp về từ tính tại dinh cơ của các gia đình ở Cabris, Villeneuves và Fontmichels. Trong các nhà bếp, người ta nướng bánh, chiên thịt, lấy rượu vang từ dưới hầm, mua sẵn hoa ở chợ. Trong nhà thờ ban đồng ca đang tập dượt với người đánh đại phong cầm.

Tĩnh mịch phủ lên dinh cơ của ông Richis ở Rue Droite. Ông đã cấm chuẩn bị cho cái Ngày giải thoát - dân chúng gọi cái ngày hành quyết tên sát nhân như thế. Ông kinh tởm tất cả. Sự lo âu bùng lại bất chợt của thiên hạ làm ông gớm ghiếc, sự vui mừng náo nhiệt của họ làm ông kinh tởm. Ngay chính họ, cả lũ, làm ông kinh tởm. ông không dự buổi trình diện hung thủ và những nạn nhân của gã ở quảng trường trước nhà thờ, không dự phiên toà, cũng không ở trong cái dòng người hiếu kỳ đáng ghét lũ lượt trước phòng giam tên tội phạm. Để nhận dạng tóc vào áo quần con gái, ông đã yêu cầu phía toà án đến nhà riêng, ông điềm tĩnh khai ngắn gọn rồi yêu cầu họ để lại những thứ trên để ông lưu niệm và được họ đồng ý. Ông mang vào phòng của Laure, để cái áo ngủ bị rọc và áo lót trên giường, trải búi tóc đỏ trên mặt gối rồi nhìn cả ngày lẫn đêm, không rời khỏi phòng, như thể ông muốn chuộclại qua sự thức canh vô nghĩa này điều sơ suất ở La Napoule đêm hôm đó. Lòng ông chất đầy gớm ghiếc, gớm ghiếc thế giới, gớm ghiếc chính ông đã không thể khóc nổi.

Ông cũng gớm ghiếc cả tên sát nhân. Ông không muốn nhìn gã như người nữa mà chỉ như một nạn nhân bị tàn sát. Ông chỉ muốn nhìn gã ở buổi hành quyết, khi gã đã nằm trên thập tự giá và mười hai lần gậy sắt giáng nát xương gã, lúc ấy ông mới muốn nhìn thấy gã, nhìn thật gần, ông đã cho giữ chỗ ở một hàng đầu. Rồi sau khi dân chúng đã giải tán sau vài ba giờ, lúc ấy ông muốn bước xuống chỗ gã trên giàn hành quyết đẫm máu, ngồi xuống cạnh gã, thức canh suốt đêm, suốt ngày nếu cần thiết, ông sẽ nhìn vào mắt kẻ đã giết con gái ông, nhỏ vào mắt gã tất cả sự kinh tởm chất chứa trong người ông, hắt hết sự gớm ghiếc như a xít nóng bỏng vào gã trong cơn quằn quại hấp hối, cho đến khi con vật này chết một cách khốn khổ...

Rồi sau đó? Sau đó ông sẽ làm gì? Ông không biết. Có thể lại sống bình thường, có thể tục huyền, có thể sinh một đứa con trai, có thể không làm gì cả, có thể chết. Ông thấy sao cũng được. Suy nghĩ về câu hỏi này theo ông cũng vô nghĩa như suy nghĩ ông sẽ làm gì sau khi chết, chẳng làm gì, tất nhiên rồi. Chẳng làm gì cả, đấy là cái mà ông có thể biết lúc này.

[Mục 49] Chương 49

Chương 49

Cuộc hành quyết được ấn định vào lúc năm giờ chiều. Những người hiếu kỳ đầu tiên đã tới ngay từ sáng để giữ chỗ. Họ mang theo ghế ngồi và ghế kê chân, nệm con, đồ ăn, rượu vang, và lũ con cái. Gần trưa dân quê từ mọi hướng nườm nượp kéo đến thì quảng trường đầy nghẹt, những kẻ đến sau phải tìm chỗ ở những thửa vườn và ruộng bậc thang thoai thoải phía bên kia và trên đường đi Grenoble. Hàng quán bán rất chạy, người ta ăn uống, ồn ào và náo nhiệt như ở hội chợ. Chẳng mấy chốc đã tới chục nghìn người, đông hơn cả hội chọn nữ hoàng hoa nhài, hơn cả đám rước lớn nhất, chưa từng thấy ở Grasse. Họ đứng tận trên sườn núi cheo leo.Họ bám trên cây, ngồi chồm hổm trên tường và nóc nhà, mười, mười hai người chen chúc nhau ở khung cửa sổ. Chỉ ở giữa quảng trường chừa một khoảng trống cho khánh đài và giàn hành quyết được chắn bởi những rào cản, như thể cái tảng bột được hình thành bởi đám người bị khoét mất chỗ đó vậy, còn giàn hành quyết bỗng dưng trông nhỏ xíu giống như đồ chơi hay như sân khấu dùng úa rối. Một lối đi từ pháp trường qua Porte du Cours tới tận Rue Droite cũng được chừa ra.

Ba giờ hơn, Monsieur Papon và người phụ tá xuất hiện. Tiếng vỗ tay ồ lên. Họ khiêng cái thập tự giá đóng bằng gỗ xà nhà lên giàn hành quyết, đặt trên bốn cái giá gỗ vững chắc để có được độ cao thích hợp lúc ra tay. Rồi một tay thợ mộc đóng đinh cho thật chắc. Mỗi một động tác của viên phụ tá đao phủ và người thợ mộc đều được vỗ tay tán thưởng. Đến khi Papon cầm gậy sắt lại gần, đi quanh giá gỗ, đo từng bước, đánh dứ phía này rồi phía nọ thì tiếng reo hò vang dậy.

Bốn giờ thì khán đài đông dần. Những ông nhà giàu đầy cung cách với gia nhân, những mệnh phụ xinh đẹp mang mũ rộng vành và áo quần óng ánh, nghĩa là có rất nhiều người quý phái để mà ngưỡng mộ. Tất cả giới quý tộc thành phố và vùng quê đều có mặt. Quý ông trong hội đồng thành phố đi thành đoàn, dẫn đầu bởi hai ngài tổng lý. Ông Richis mặc tang phục đen, mũ đen, tất đen. Theo sau Hội đồng là các viên chức toà án do ngài chánh án dẫn đầu. Sau cùng là đức giám mục được khiêng bằng kiệu mặc áo choàng tím rực rỡ, đội mũ màu xanh lá cây. Ai còn đội mũ thì lúc này ngả mũ chào. Không khí trở nên trang nghiêm.

Rồi gần mười phút liền chẳng có gì nhúc nhích. Quý ông qúy bà đã yên vị, dân chúng cũng ngồi yên, không ai ăn uống nữa, mọi người chờ. Papon và tay phụ tá đứng như bị đóng đinh trên giàn hành quyết. Mặt trời to vàng lơ lửng trên ngọn núi Esterel. Một làn gió ấm từ vùng lòng chảo Grasse mang đến mùi thơm hoa cam. Trời rất nóng và im ắng lạ thường.

Rồi khi người ta ngỡ rằng sự căng thẳng không thể kéo dài thêm được nữa vì sẽ nổ bùng ngàn tiếng la ó, náo động hay điên loạn hoặc những hiện tượng gì khác của một đám đông thì trong im ắng có tiếng ngựa phi và tiếng bánh xe kẽo kẹt.

Một xe hai ngựa bít bùng đổ từ Rue Droite xuống, đó là xe của viên thiếu uý cảnh sát. Nó băng qua cổng thành và lúc này mọi người đều thấy nó trong cái lối đi hẹp dẫn ra pháp trường. Viên thiếu uý cảnh sát đòi phải làm như thế vì nếu không ông ta không tin rằng có thể bảo đảm an toàn cho phạm nhân. Tất nhiên hoàn toàn không bình thường tí nào. Nhà tù chỉ cách pháp trường không đầy năm phút và khi kẻ bị kết án vì lý do nào đó không đi bộ nổi một đoạn đường ngăn này thì cho lên xe hở mui, lừa kéo cũng được. Nhưng người ta chưa từng thấy một kẻ được chở đi hành quyết trong xe hòm, có xà ích, có người hầu mặc chế phục và có hộ vệ cưỡi ngựa theo hai bên như thế này bao giờ.

Tuy vậy không thấy đám đông xôn xao hay bực bội, mà ngược lại. Người ta hài lòng thấy có gì mới lạ, họ cho rằng dùng xe ngựa chở tù là một sáng kiến hay, giống như người ta vẫn thích thú khi được xem một vở kịch tuy đã biết rồi nhưng trình diễn bằng cách mới lạ, bất ngờ. Nhiều người còn cho rằng sự xuất hiện như thế là đúng tầm vóc. Một tội phạm ghê tởm lạ thường nhường ấy xứng đáng được đối xử ngoại lệ. Người ta không thể nào lôi gã trong xiềng xích tới pháp trường để gia hình như với một tên cướp đường tầm thường được. Thế thì chẳng còn gì là giật gân nữa cả. Đưa gã từ nệm xe đến thập tự giá, thế mới là sự tàn bạo đầy sáng tạo không gì bằng.

Chiếc xe ngựa dừng lại giữa giàn hành quyết và khán đài. Bọn gia nhân nhảy xuống, mở cửa xe, hạ bục đỡ chân xuống. Viên thiếu uý cảnh sát bước xuống trước, rồi đến một viên sĩ quan thuộc đội canh gác, Grenouille xuống sau chót. Gã khoác áo xanh da trời, sơ mi trắng, tất lụa trắng và giầy đen có khoá. Gã không bị trói. Không ai giữ tay gã cả. Gã bước xuống xe như một người hoàn toàn tự do.

Rồi một phép lạ xảy ra. Hay một cái gì giống như phép lạ vì không thể nào hiểu được, chưa từng thấy, không thể tin nổi khiến sau đó mọi nhân chứng sẽ đều gọi đó là phép lạ nếu như họ còn có dịp nhắc đến điều này. Nhưng dịp này không bao giờ đến bởi vì sau đó hết thảy bọn họ đều mắc cở vì đã có mặt.

Chỉ tại vì cả chục nghìn người trên quảng trường và trên những triền núi chung quanh bỗng chốc chan chứa niềm tin không lay chuyển rằng cái người nhỏ thó trong áo khoác xanh mới vừa từ xe ngựa bước xuống kia không thể nào là kẻ sát nhân được. Không phải họ hoài nghi rằng ở gã có chỗ nào trá ngụy! Đứng kia vẫn là con người mà họ đã thấy ở cửa sổ toà thị chính, trên quảng trường nhà thờ mấy ngày trước, và nếu gã lọt vào tay họ thì họ sẽ nhai sống vì điên tiết rồi.

Vẫn người đó đã bị kết án đúng luật hai ngày trước do những chứng cớ quá hiển nhiên và do tự thú nhận. Vẫn những đó mà một phút trước đây họ còn nôn nóng chờ tay đao phủ gia hình. Đúng là gã, không còn nghi ngờ gì nữa.

Ấy thế mà không phải gã, không thể là gã, gã không thể nào là tên sát nhân được. Cái người đàn ông đứng trên quảng trường kia là hiện thân của sự vô tội. Giây phút này ai cũng biết thế cả, từ đức giám mục đến gã bán nước chanh, từ bà hầu tước cho chí chị thợ giặt, từ ngài chánh án đến thằng nhóc cầu bơ cầu bất.

Cả Papon cũng biết thế. Và hai bàn tay cầm gậy sắt run rẩy. Hai cánh tay mạnh mẽ bỗng yếu xìu, đầu gối nhũn ra, sợ hãi như một đứa trẻ con. Chắc là ông ta không nhấc nổi cây gậy rồi, chẳng đời nào ông ta đủ sức nhấc gậy đánh cái con người vô tội nhỏ thó này. Ôi, ông ta sợ cái giây phút người ta dẫn gã lên giàn, ông - Papon dũng mãnh vĩ đại - run như cầy sấy, yếu đến nỗi phải chống cả cây gậy giết người để khỏi quỵ xuống!

Chục nghìn đàn ông, đàn bà, trẻ con, người già tụ tập ở đó cũng đều thế cả, họ nhũn người như một cô bé không cưỡng nổi vẻ quyến rũ của người tình. Lòng họ dạt dào mến thương, trìu mến, mê đắm rồ dại như trẻ nít. Lạy Chúa, họ yêu cả tên sát nhân nhỏ thó ấy nữa cơ, đúng như thế, mà họ không thể, không muốn cưỡng lại. Cũng như người ta không thể cưỡng được khóc, cưỡng được những dòng lệ bị nén từ lâu, nay trào lên từ đáy lòng, làm tan rã một cách kỳ diệu mọi sự dồn nén, hóa lỏng và tràn ngập tất cả. Trong lòng, linh hồn và trí tuệ của họ tan biến hết, họ chỉ còn là chất lỏng, một chất lỏng không hình thể, và không cảm thấy gì khác hơn là trái tim, họ bềnh bồng trong đó như một khối vật vờ, rồi từng người một đặt trái tim ấy vào bàn tay của người đàn ông nhỏ thó khoác áo màu xanh, vô điều kiện: họ yêu gã rồi.

Grenouille đã đứng luôn mấy phút ở cửa xe ngựa, không nhúc nhích. Tên gia nhân cạnh gã quỳ gối, cúi người xuống mãi cho đến khi hoàn toàn phủ phục như ở các nước phương Đông người ta vẫn làm thế trước vua hay trước Allah. Vậy mà hắn vẫn còn run rẩy, lắc lư, muốn cúi người xuống nữa, nằm dài trên đất, chui sâu xuống đất. Gã muốn chui mãi đến tận đầu kia của trái đất để tỏ sự khúm nụ Viên thiếu uý cảnh sát và viên sĩ quan đội gác là những kẻ dũng cảm, có phận sự điệu tội nhẩn lên giàn hành quyết giao cho viên đao phủ mà không thể làm nổi một hành động ăn ý nào. Họ khóc lóc, ngả mũ rồi lại đội mũ, quăng xuống đất, túm lấy nhau, rồi bỏ nhau ra, khoa tay múa chân như rồ dại, bàn tay vận vẹo, co quắp người, mặt nhăn nhó như bị động kinh.

Những bậc danh giá ngồi phía xa cũng để lộ sự xúc động không kín đáo gì hơn. Mỗi người đắm mình theo sự giục giã của trái tim. Có những mệnh phụ nắm chặt tay trong lòng, thở dài vì khoái cảm, những bà khác ngất đi lúc nào chẳng biết vì khao khát chàng trai họ thấy tuấn tú kia. Có những ông cứ không ngớt đứng lên rồi lại ngồi xuống, thở như bò rống, tay nắm chặt đuôi kiếm như muốn rút ra, rồi mới rút ra lại tra vào liền khiến kiếm cứ rung lách cách trong bao, những vị khác câm nín, ngước mắt nhìn trời, hai bàn tay cứng đờ vì cầu nguyện, còn Đức Ông giám mục như thể bị nôn nao, chúi người ra phía trước, trán va phải đầu gối, cái mũ xanh lá cây to bằng bàn tay rơi ra khỏi đầu, lăn lông lốc, nhưng ngài đâu có nôn nao, lần đầu tiên trong đời ngài được đắm mình trong sự say mê đạo giáo vì một phép lạ xảy ra trước mắt mọi người: chính Đức Chúa Trời đã ngăn chặn bàn tay của viên đao phủ kia khi Người tiết lộ cho hắn biết cái kẻ bị coi là giết người trước bàn dân thiên hạ kia là một thiên thần. Ôi một sự kiện như thế vẫn xảy ra trong thế kỷ thứ 18 này. Người thật vĩ đại biết bao! Còn cái kẻ đã tuyên cáo rút phép thông công mà chẳng hề tin, chỉ cốt để trấn an dân chúng, kẻ ấy mới hèn hạ làm sao! Ôi kiêu ngạo! Ôi thiếu lòng tin! Để rồi giờ đây Người làm phép lạ! Ôi quả là ân sủng khi thân làm giám mục mà được Người trừng trị bẽ bàng mà tuyệt diệu, nhục nhã mà ngọt ngào như thế.

Trong khi đó đám dân chúng đàng sau rào chắn càng buông thả trắng trợn hơn nữa theo cái tình cảm mê say kỳ quái do sự xuất hiện của Grenouille gây ra. Ai mới thoạt nhìn gã đều cảm thấy tội nghiệp và xúc động thì giờ đây không che giấu sự thèm muốn, ai mới đầu thán phục và thèm muốn thì giờ đây trở nên ngây ngất. Mọi người đều cho rằng cái gã đàn ông trong cái áo khoác xanh kia là kẻ đẹp đẽ nhất, quyến rũ nhất, hoàn toàn nhất mà người ta có thể hình dung được: gã như thể là hiện thân của Chúa Cứu Thế đối với các nữ tu sĩ, là Chúa tể rực rỡ của Bóng tối đối với các đỗ đệ satan, là Đấng Tối Cao đối với những bậc trí giả, là Hoàng tử trong chuyện thần thoại đối với những cô gái, là cái hình ảnh lý tưởng của chính họ đối với đám đàn ông. Ai nấy đều thấy gã như biết được và nắm được chỗ nhậy cảm nhất của mình, gã điểm trúng cái trung tâm tình dục của họ. như thể gã có cả vạn bàn tay vô hình đặt lên bộ phận "quý" của vạn người quanh gã, ve vuốt nó đúng cái cách mà mỗi người, dù đàn ông hay đàn bà, thèm khát nhất trong sự tưởng tượng bí mật của mình.

Hậu quả là cuộc hành quyết dành cho tên tội phạm ghê tởm nhất thời bấy giờ biến thành cơn cuồng lạc lớn nhất mà thế giới từng được chứng kiến từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên đến nay. Đúng là địa ngục.

Grenouille đứng đó, cười. Hay đúng hơn, những người nhìn gã thấy có vẻ gã đang có một nụ cười vô tội nhất, đáng yêu nhất, duyên dáng nhất đồng thời quyến rũ nhất thế gian. Nhưng thật ra đó không phải là nụ cười mà là một cái nhếch mép ngạo báng đáng ghét trên môi gã, phản ánh sự toàn thắng và tất cả sự khinh miệt của gã. Gã, Jean-Baptiste Grenouille, sinh ra không có mùi ở một nơi hôi hám nhất thế gian, giữa rác rưởi, phân súc vật và những thứ thối rữa, lớn lên không tình thương, sống thiếu hơi ấm của một tâm hồn người, chỉ dựa vào sức mạnh của phản kháng và kinh tởm, nhỏ con, gù, cà nhắc, xấu xí, bị xa lánh, một tên khả ố cả trong lẫn ngoài, gã đã đạt được chuyện làm cho cả thế gian yêu thích mình. Sao lại chỉ là thích? Phải là Yêu! Kính! Sùng bái! Gã đã hoàn thành một kỳ công chẳng khác thần Prometheus [1]. Nhờ khéo léo không cùng, gã đã bền gan lấy được những tia lửa thần vẫn được dễ dãi đặt vào nôi mọi người nhưng riêng nôi gã lại không. Hơn nữa chứ. Vì đúng ra gã đã tự làm bật ra những tia lửa kia trong chính người của gã. Gã còn vĩ đại hơn cả Prometheus nữa. Gã đã tạo được một tinh hoa rạng rỡ và có tác dụng hơn mọi người trước gã. Và gã chẳng phải hàm ơn ai khác, cha không, mẹ cũng không, lại càng không một vị Chúa nhân đức nào, ngoài chính gã ra. Quả thật gã chính là chúa của gã, một vị chúa tuyệt diệu hơn vị chúa hôi mùi trầm hương trong nhà thờ nọ. Một giám mục bằng xương bằng thịt quỳ trước gã, khóc thút thít vì sung sướng. Những người giàu có, những kẻ quyền uy, những ngài và những mệnh phụ kênh kiệu chết lịm trong sự khâm phục, trong khi dân chúng khắp chung quanh, trong đó có cha, mẹ, anh chị em những nạn nhân của gã, nhân danh gã mừng cuộc cuồng lạc để vinh danh gã. Một cái vẫy tay của gã sẽ làm mọi người chối bỏ Chúa của họ, và tôn sùng gã, Grenouille Vĩ Đại.

Đúng, gã là Grenouille Vĩ Đại! Bây giờ thì thật rành rành. Năm xưa gã vĩ đại như thế nào trong cái giấc mơ gã tự yêu mình thì bây giờ cũng thế, nhưng mà trong thực tế. Gã đang sống những giây phút vinh quang nhất trong đời. Nhưng sự vinh quang lại làm gã kinh khủng.

Gã kinh khủng vì gã không thưởng thức được nó lấy một giây. Trong lúc gã bước từ xe xuống cái quảng trường chói nắng, phủ trên người lớp nước hoa mà gã đã thèm khát cả đời và phải mất hai năm làm việc ròng rã mới có được, cái nước hoa làm cho người ta yêu thích... trong cái lúc gã nhìn và ngửi thấy cái nước hoa ấy toả nhanh như gió, chế ngự mọi người quanh gã, không cưỡng lại được, thì cũng chính lúc ấy tất cả sự kinh tởm con người lại cuộn lên trong gã, làm ô uế mọi vinh quang khiến gã chẳng những không thấy gì vui mà cũng chẳng mảy may toại ý. Trong cái khoảnh khắc của sự thành công thì nỗi khát khao được con người yêu thích trở nên không thể chịu đựng nổi vì gã không yêu họ, gã ghét họ. Gã chợt hiểu rằng gã không bao giờ tìm thấy thoả mãn trong tình yêu, mà chỉ có thể trong thù ghét, ghét người và bị người ghét.

Nhưng sự thù ghét gã dành cho con người không được con người đáp lại. Lúc này gã càng ghét họ thì họ lại càng tôn sùng gã bởi vì họ không cảm nhận được gì từ gã ngoài cái tinh hoa vay mượn, cái mặt nạ mùi của gã, cái nước hoa ăn cướp của gã. Mà cái nước hoa tuyệt diệu này đáng hâm mộ thật.

Gã chỉ muốn tiêu diệt cái bọn người ngu xuẩn, hôi hám, trở thành dâm ô này ra khỏi mặt đất, y như trước kia đã tiêu diệt những mùi lạ ở cái vương quốc trong tâm hồn u tối của gã. Gã mong họ nhận ra rằng gã ghét họ biết mấy, bởi vì đó là cái tình cảm thật duy nhất của gã, để họ ghét gã và cũng muốn tiêu diệt gã như đã định lúc đầu. Gã muốn được bộc lộ một lần trong đời. Gã muốn được một lần bộc lộ cõi lòng như mọi người khác, họ bộc lộ tình yêu và sự tôn kính ngu xuẩn còn gã bộc lộ sự thù ghét. Một lần, chỉ một lần duy nhất thôi, gã muốn rằng sự hiện hữu thật sực của gã được ghi nhận sự thù ghét, cái tình cảm thật duy nhất của gã, được đáp lại.

Nhưng chẳng được gì. Không thể được gì. Hôm nay lại càng không. Vì gã đã nguỵ trang dưới lớp nước hoa tuyệt diệu nhất thế gian. Dưới nó gã không có bộ mặt nào cả ngoài sự không mùi hoàn toàn. Gã cảm thấy nôn nao vì chợt thấy sương mù bốc lên trở lại.

Giống như thời kỳ còn ở hang, khi ngủ trong trái tim của sự tưởng tượng, sương mù bỗng bốc lên trong giấc mơ, cái sương mù khủng khiếp của chính mùi gã mà gã không thể ngửi ra vì chính gã không có mùi. Như thời ấy, gã kinh hoàng tột cùng, tin rằng sẽ chết ngộp. Nhưng giờ đây là sự thật trần truồng, không chỉ là mơ, là ngủ như xưa. Và gã cũng không một thân một mình như thời ở hang mà đứng trên quảng trường, trước mặt cả vạn người. Cũng khác xưa, ở đây không một tiếng kêu nào giúp được gã choàng tỉnh, giải thoát gã, không một sự trốn chạy nào giúp được gã trở về với cái thế giới bao dung, ấm áp, tốt đẹp. Bởi vì chính nơi đây, ngay lúc này là thế giới, và chính nơi đây, ngay lúc này, giấc mơ của gã thành sự thật. Chính gã đã muốn như thế.

Làn sương mù khủng khiếp, ngột ngạt tiếp tục bốc lên từ cái đầm lầy của tâm hồn gã, trong khi đám dân quanh gã rên rỉ, co quắp vì khoái lạc của cuộc truy hoan. Một người đàn ông chạy gấp tới gã. Ông ta nhảy vọt lên từ hàng đầu của khán đài danh dự, đột ngột đến nỗi rơi cả cái mũ đen đang đội, phóng qua chỗ hành hình, áo choàng đen phấp phới trông như một con quạ hay thiên thần báo oán. Đó là Richis.

Ông sẽ giết ta thôi, Grenouille thầm nghĩ. Ông là người duy nhất không để bị lưa bởi cái mặt nạ của ta. Ông không thể nào để bị lừa được. Mùi thơm của con gái ông bám chặt vào ta, rõ ràng lật tẩy ta chẳng khác gì máu. Nhất định ông nhận ra và sẽ giết ta. Nhất định thế.

Rồi gã dang tay ra để đón thiên thần đang lao tới. Gã đã tin rằng cảm thấy dao găm hay kiếm thọc vào ngực, nhói lên tuyệt vời, xuyên thủng lớp áo giáp của mùi thơm và làn sương mù ngột ngạt, đâm vào giữa trái tim lạnh lẽo của gã. Có thế chứ, rồi tim gã cũng đã có được cái gì khác chứ không phải chỉ có chính gã mà thôi! Gã thấy như sắp được giải thoát.

Nhưng bỗng dưng Richis ngả đầu vào ngực gã, không không phải là một thiên thần báo oán mà là một ông Richis quá đỗi xúc động, nức nở đến tội nghiệp, ôm chầm lấy gã, bấu hết sức chặt như thể không tìm ra chỗ bám nào khác giữa trùng dương của hạnh phúc tột cùng. Không có cú đâm giải thoát, không có cú thọc vào tim, không có được lấy một lời nguyền rủa hay chỉ một tiếng gào oán ghét. Thay vào đó ông Richis áp má đẫm lệ vào má gã, đôi môi run rẩy thút thít với gã "Tha lỗi cho ta, con trai của ta, con yêu quý, tha lỗi cho ta!".

Thế là mắt gã hoa lên, trời đất tối sầm lại. Sương mù bị giam hãm đọng lại thành chất lỏng, réo ầm ầm như sữa nấu sôi sủi bọt. Nó tràn đầy người gã, căng lên với một sức ép không thể nào chịu nổi vào vách chắn bên trong người gã mà không thoát ra được. Gã muốn chạy trốn, chạy trốn, nhưng chạy đi đâu được hở trời...Gã muốn được rách toác ra, vỡ tan ra để khỏi bị chêt ngộp. Rồi gã ngục xuống, bất tỉnh.

Chú thích:.

[1] Thần thoại Hy lạp: vì yêu thương loài người, Prometheus lấy cắp lửa đem cho, trái lệnh của thần Chúa tể Zeus, nên bị Zeus trừng phạt xích vào núi đá, ngày ngày bị chim ưng rỉa gan. Sau được thần Hercules giải thoát.

[Mục 50] Chương 50

Chương 50

Khi hồi tỉnh lại thì gã thấy mình đang nằm trên giường của Laure Richis. Những kỷ vật về cô gái, áo quần, tóc, đã được dọn đi. Trên cái bàn đêm leo lét một ngọn nến. Qua cửa sổ khép hờ gã nghe vọng từ xa lại tiếng reo hò của cả thành phố đang ăn mừng. Antoine Richis ngồi trên chiếc đẩu kê gần giường để trông chừng gã. Ông đặt bàn tay Grenouille trong lòng bàn tay mình, ve vuốt.

Trước khi mở mắt ra, Grenouille còn muốn kiểm nghiệm bầu không gian bao quanh mình đã. Trong nội tâm của gã thì lặng như tờ. Không có gì sôi sục và dồn ép nữa. Bóng đêm lạnh lẽo cố hữu lại chế ngự tâm hồn gã, cái bóng đêm rất cần thiết để ý thức của gã trở nên giá lạnh và trong suốt, hoàn toàn tập trung vào thế giới bên ngoài: chính ở đó gã ngửi thấy nước hoa của mình giờ đã có gì biến đổi. Những mùi đậm nhất giờ có phôi phai bớt đi nên hơi hướng của Laure lại tung những tia sáng lấp lánh trong màn đêm. Gã thấy yên tâm. Gã biết không có ai uy hiếp được mình trong vòng mấy tiếng đồng hồ nữa và mở mắt ra.

Ánh mắt của Richis dừng lại trên người gã. Trong đấy là tấm lòng nhân hậu không bờ bến, sự trìu mến, nỗi xúc cảm, sự thâm trầm ngu xuẩn, rỗng tuếch của một người tha thiết yêu thương.

Ông cười, siết chặt bàn tay của Grenouille hơn rồi nói "Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Công tố viên đã huỷ bản án của con rồi. Mọi nhân chứng đều đã rút lại lời khai. Con được tự do. Con có thể làm những gì mà con muốn. Nhưng ta muốn con ở lại với ta. Ta đã mất đứa con gái nên muốn có được con làm con trai. Con giống con gái ta, con cũng đẹp như nó: tóc đen, miệng con, bàn tay con...Ta nắm bàn tay con suốt nãy giờ, thấy giống như bàn tay nó vậy. Và khi ta nhìn vào mắt con, như thể con gái ta đã nhìn thấy ta vậy. Con là anh nó và ta muốn con là con trai của ta, niềm tin, niềm tự hào và là người thừa kế của ta. Cha mẹ con còn sống cả chứ?"

Grenouille lắc đầu và Richis đỏ bừng mặt vì sung sướng "Con bằng lòng làm con trai của ta nhé?" Ông lắp bắp, nhỏm dậy, ngồi ghé xuống cạnh giường, siết nốt bàn tay kia của Grenouille "Nhé? Nhé? Con nhận ta làm cha nhé? Đừng nói gì cả. Đừng nói. Con còn quá yếu. Đừng nói. Gật đầu là đủ rồi".

Grenouille gật đầu. Hạnh phúc làm mồ hôi vã ra từ mọi lỗ chân lông trên làn da đỏ ửng của Richis, ông cúi xuống hôn lên trên môi gã.

"Ngủ đi con yêu qúy của ta," ông vừa nói vừa đứng lên "Ta sẽ canh giấc cho đến khi con ngủ". Sau khi đã yên lặng nhìn ngắm gã một lúc lâu trong niềm vui rạng rỡ, ông nói tiếp "Con đã làm cho ta vô cùng sung sướng".

Grenouille khẽ nhếch mép như đã nhìn thấy người ta cười.

Rồi gã nhắm mắt lại. Gã đợi một lúc mới để cho hơi thở đều và sâu như ở những người ngủ thật. Gã cảm thấy ánh mắt thương yêu của Richis trên khuôn mặt gã. Có lần gã cảm thấy Richis lại cúi xuống, định hôn nhưng lại thôi vì sợ làm gã thức giấc. Rồi Richis thổi tắt nến đoạn nhón gót đi ra khỏi phòng.

Grenouille vẫn nằm cho đến khi không còn nghe tiếng động trong nhà và ngoài phố. Khi gã đứng dậy thì trời đã tờ mờ sáng. Gã mặc quần áo, nhẹ nhàng chuồn ra ngoài hành lang, rón rén xuống cầu thang, đi ngang qua phòng khách, ra ngoài hàng hiên.

Vào những ngày đẹp trời từ đây người ta có thể nhìn qua tường thành, qua cả lòng chảo vùng Grasse tới tận biển. Lúc này một màn sương mù, một làn hơi thì đúng hơn, đang phủ lên đồng ruộng, và mùi thơm của cỏ của kim tước chi, của hoa hồng thoảng lại từ phía đó như được gột rửa, tinh khiết, mộc mạc, làm cho nhẹ nhõm. Grenouille băng ngang vườn, vượt qua tường.

Tới quảng trường, gã còn phải đột phá hơi người một lần nữa trước khi ra được tới vùng quê thênh thang. Cả sườn đồi lẫn quảng trường chẳng khác nào một doanh trại tiêu điều Hàng nghìn thân thể say mèm nằm ngổn ngang ,kiệt sức sau cái đêm ăn mừng trác táng. Đây đó khói vẫn còn cuộn lên từ những đống lửa họ đã dùng để nướng thịt, ngồi nhậu và nhảy múa chung quanh. Đó đây vẫn còn tiếng ngọng líu và tiếng cười khùng khục lẫn trong nghìn tiếng ngáy. Hẳn là vẫn còn có người thức và uống cho đến khi mẩu ý thức cuối cùng biến khỏi óc. Nhưng không ai nhìn thấy Grenouille cả khi gã thận trọng nhưng nhanh nhẹn bước qua những thân thể nằm rải rác như thể đi trên đầm lầy. Ai có thấy gã cũng không thể nhận ra được nữa. Gã đã mất sạch mùi rồi. Phép lạ đã chấm dứt.

Đến cuối quảng trường gã không theo đường rẽ đi Grenoble hay Cabris mà băng qua đồng ruộng đi về phía tây, không ngoái nhìn lại một lần cuối. Khi mặt trời đã lên cao, to tròn, vàng ửng và nóng gắt, thì gã đã biến mất từ lâu rồi.

Người dân thành Grasse thức giấc với một dư vị ghê gớm. Ngay những người không hề nhậu nhẹt cũng thấy đầu nặng như chì, bao tử nôn nao, lòng dạ xốn xang. Trên quảng trường, ngay giữa ban ngày ban mặt, những nông dân trung hậu đi tìm kiếm áo quần họ đã quăng đi trong cuộc cuồng lạc quá trớn, những phụ nữ đoan trang tìm kiếm chồng con, những người quen biết nhau, những hàng xóm, những vợ chồng, chợt đối diện nhau cực kỳ lúng túng bởi sự loã lồ trước mắt mọi người.

Đối với nhiều người thì sự kiện này ghê sợ quá, hoàn toàn không giải thích nổi, không phù hợp với những quan niệm đạo đức đích thực của họ nên họ vội xoá khỏi trí nhớ ngay lúc sự kiện diễn ra, xóa bỏ thật sự, nên hậu quả là về sau họ không thể nhớ gì về nó cả. Những người khác, không làm chủ được giác quan của mình một cách thần diệu như thế, nên tìm cách không nhìn, không nghe, không nghĩ, nhưng thật không dễ vì sự nhục nhã quá rõ ràng và liên quan đến quá nhiều người. Tới gần trưa thì quảng trường vắng hoe.

Người dân thành phố ở lì trong nhà và chỉ ra đường lúc giấc chiều, nếu phải mua sắm những thứ thật cần thiết. Có gặp nhau cũng chỉ chào sơ, có trò chuyện cũng chỉ vô thưởng vô phạt. Không một lời về sự kiện hôm qua và tối vừa rồi. Hôm qua họ mặc sức phóng túng bao nhiều thì bây giờ họ cảm thấy xấu hổ bấy nhiêu. Ai cũng thế vì ai cũng có lỗi. Chưa bao giờ người dân thành Grasse sống hoà hợp như bây giờ. Như thể họ sống trong bông gòn vậy.

Tất nhiên vì chức trách của mình, một số người phải đụng chạm trực tiếp hơn với chuyện vừa xảy ra. Tính liên tục của đời sống công cộng cũng như tính bất khả vi phạm luật pháp và trật tự đòi hỏi phải nhanh chóng có ngay biện pháp. Hội đồng thành phố họp ngay lúc xế trưa. Các vị uỷ viên, trong đó có ngài đệ nhị tổng lý, lặng lẽ ôm nhau, chẳng khác chi thông qua cử chỉ này nhất trí đặt lại nền móng cho cơ quan của họ. Rồi họ nhất trí quyết nghị cho gỡ bỏ ngay "khán đài và giàn hành quyết ra khỏi quảng trường và lập lại tình trạng ngăn nắp trên những cánh đồng bị xéo nát chung quanh" mà không hề đả động gì đến những cuộc đã xảy ra, ngay cả cái tên Grenouille. Một trăm sáu mươi livre được chấp thuận cho những việc vừa nói.

Toà án cũng họp cùng lúc trong toà thị chính. Không thảo luận gì hết, công tố viện đồng ý coi "vụ G" như đã kết thúc, khóa hồ sơ, lưu trữ không danh mục và mở một vụ án mới mà bị cáo là kẻ đến nay hãy còn vô danh, đã giết 25 cô gái trong vùng Grasse. Viên thiếu úy được lệnh tiến hành tức khắc cuộc điều tra.

Ngay ngày hôm sau đã bắt được kẻ sát nhân. Căn cứ vào những khía cạnh tình nghi rõ rệt người ta bắt giữ Dominique Druot, Maitre Parfumeur ở Rue de la Louve, bởi vì dẫu sao người ta quả đã tìm thấy trong lều của gã áo quần và tóc của các nạn nhân. Các quan toà không bị lừa dù thoạt tiên hắn chối. Sau mười bốn giờ tra khảo, gã thú nhận tất cả và còn xin được hành hình càng sớm càng tốt, lời thỉnh cầu của gã được đáp ứng ngay ngày hôm sau. Người ta treo cổ gã ngay lúc trời tờ mờ sáng, không rền rang, không giàn hành quyết và khán đài, chỉ có tay đao phủ, một vài vị trong công tố viện, một bác sĩ và một linh mục. Sau khi đã chết, xác được xét nghiệm ghi vào biên bản rồi đem chôn ngay. Vụ án như thế là kết thúc.

Dù sao thành phố này đã quên rồi, quên sạch, khiến khách qua đường có dịp đến đây những ngày sau, ngẫu nhiên muốn hỏi về kẻ đã giết thanh nữ nổi tiếng vùng Grasse, không tìm ra được một người biết điều gì để cung cấp tin cho họ. Chỉ có mấy người điên trong nhà thương, bị bệnh tâm thần ai cũng biết, còn lảm nhảm chút gì về một buổi ăn mừng lớn ở Place du Cours, và vì thế mà họ phải nhường phòng.

Rồi cuộc sống nhanh chóng bình thường hoàn toàn trở lại. Người ta làm việc cần mẫn, ngủ ngon, lo việc kinh doanh và cư xử đàng hoàng. Nước vẫn trào lên như thưở nào từ biết bao nguồn và giếng, làm các ngõ hẻm ngập bùn. Thành phố, vẫn tồi tàn và kiêu hãnh, tiếp tục chênh vênh dọc những sườn núi trên cái lòng chảo màu mỡ. Trời đã ấm rồi. Sắp tháng năm. Sắp đến mùa hái hoa hồng.

[Mục 51] Chương 51

Chương 51

Grenouille chỉ đi khi đêm xuống. Giống như bắt đầu chuyến đi, gã tránh các thành phố, đường xá, ngủ khi ngày vừa bắt đầu, thức dậy khi chiều tối và tiếp tục đi. Trên đường đi tìm thấy gì gã ăn nấy, cỏ, nấm, hoa, chim chóc chết, giun đất. Gã đi xuyên qua vùng Provence, vượt sông Rhône từ phía Nam Orange bằng một cái thuyền lấy cắp, theo dòng Ardèche đi sâu vào vùng núi Cévennes, rồi ngược dòng Allier về hướng Bắc.

Gã đến gần ngọn Plomb du Cantal ở vùng Auvergne. Nó nằm bên phía tây, khổng lồ, xám bạc dưới ánh trăng, gã ngửi làn gió lạnh đến từ hướng núi. Nhưng gã không có nhu cầu phải đến đó. Gã không khao khát cuộc sống trong hang nữa. Gã đã có kinh nghiệm rồi và thấy sống không được. Kinh nghiệm sống với con người cũng thế thôi. Ở đâu cũng ngộp thở cả. Gã không còn thiết sống nữa. Gã muốn về Paris và chết ở đó. Gã muốn như thế.

Thỉnh thoảng gã lại cho tay vào túi, nắm cái lọ con bằng thuỷ tinh đựng nước hoa của gã. Cái lọ gần như còn đầy ắp. Cho cái lần ra mắt ở Grasse, gã dùng có mỗi một giọt. Chồ còn lại này đủ cho cả thế giới say mê. Ở Paris, nếu muốn, gã có thể làm cho hàng trăm, chứ không phải hàng chục nghìn người tung hô, hay thả bộ đến Versailles để cho nhà vua hôn chân gã, hay viết một lá thư tẩm nước hoa gởi cho Giáo hoàng, cho biết gã là Đấng Cứu thế mới, hay tự làm lễ xứcdầu thánh trong Notre Dame để trở thành Hoàng đế Tối cao trước mặt các quốc vương và hoàng đế, thậm chí thành Chúa trên trần thế, nếu Chúa tự xức dầu...

Gã có thể làm tất cả những điều này nếu gã muốn. Gã có đủ quyền lực mà. Gã nắm nó trong tay. Quyền lực này mạnh hơn cả quyền lực của tiền tài, của khủng bô' hay của sự chết, đó là cái quyền lực vô địch tác động lên tình yêu của con người. Chỉ có một thứ mà quyền lực này không làm được: nó không thể làm cho gã tự ngửi ra mình. Thế thì dù cho gã có xuất hiện như là Chúa trước toàn thế giới, mà gã lại không thể tự ngửi ra gã và vì thế chẳng ma nào biết được gã là ai thì gã cóc cần Chúa, cóc cần thế giới, cóc cần ngay cả gã, cóc cần cái nước hoa của gã nữa.

Bàn tay nắm lọ nước hoa rthơm ất nhẹ và khi đưa lên mũi hít như thể đánh hơi gã thấy buồn, quên không đi tiếp mà dừng lại ngửi. Không ai biết cái nước hoa này thật sự tốt thế nào, gã thầm nghĩ. Không ai biết nó nó được chế công phu đến mức nào. người ta chỉ bị tác dụng của nó chế ngự, đúng vậy, nhưng không biết nổi rằng đó là nước hoa để tác động vào họ làm cho họ mê đắm.

Kẻ duy nhất từng được biết vẻ đẹp thật sự của nó là ta, bởi vì chính ta đã tạo ra nó. Đồng thời ta cũng là kẻ duy nhất không bị nó làm ê đắm. Duy nhất với ta nó vô nghĩa hoàn toàn.

Một lần khác, khi đã tới Bourgogne, gã nghĩ thầm: khi ta đứng ở bờ tường dưới vườn một chút, và hương thơm của cô bé tóc đỏ đang đùa chơi ở trong ấy bay đến với ta...hay đúng hơn chỉ là sự hứa hẹn của mùi thơm thôi, vì lúc ấy cô đâu đã có cái mùi thơm sau này...có thể cái mà ta đã cảm thấy ngày ấy tương tự với những gì đám đông trên quảng trường cảm thấy khi mùi thơm của ta tràn ngập họ chăng? Nhưng rồi gã gạt ngay cái ý nghĩ ấy: không , khác chứ. Bởi vì ta biết ta chỉ thèm muốn cái mùi thơm chứ không phải cô bé. Lũ người kia lại tin rằng họ thèm muốn ta, họ thật sự thèm muốn gì thì đó vẫn là điều bí ẩn đối với họ.

Rồi gã không suy nghĩ nữa vì suy nghĩ không phải là sở trường của gã, vả lại gã đã tới Orléans.

Từ Sully gã vượt sông Loire. Một ngày sau, mùi của Paris đã ở ngay trước mũi. Sáu giờ sáng ngày 25 tháng Sáu năm 1767 gã bước vào thành phố qua ngã Rue Saint-Jacques.

Hôm đó trời nóng, nóng nhất từ đầu năm đến nay. Hàng nghìn thứ mùi và uế khí như rịn ra từ hàng nghìn cái nhọt đầy mủ vỡ toác. Không một chút gió. Còn lâu mới trưa mà rau cỏ trên các quầy trong chợ đã héo rũ ra cả. Thịt cá ôi với ươn hết. Không khí ô nhiễm ứ trong các ngõ hẻm. Ngay cả dòng sông cũng như ngừng chảy, đứng ỳ ra đó, hôi rình. Giống y như cái ngày Grenouille sinh ra.

Gã đi qua Pont Neuf sang bờ bên phải rồi tiếp đến khu Les Halles tới Cimentìere des Innocents. Gã ngồi xuống dưới mái vòm của khu nhà để hài cốt dọc theo Rue aux Fers. Trước mắt gã là khu nghĩa địa bị đào bới trông như một bãi chiến trường bị dội bom, bị cắt ngang dọc bởi những nấm mồ, ngổn ngang những sọ và xương, không một ngọn cây, một bụi cỏ, không có đến một cọng cỏ, đây chỉ là nơi để vùi xác người.

Không một dấu hiệu của người sống. Mùi xác chết nặng nề đến nỗi phu đào huyệt phải bỏ đi. Họ chỉ trở lại sau khi mặt trời lặn, đào bới dưới ánh đuốc cho đến mẫi tận khuya huyệt mới cho những người chết hôm sau.

Chỉ sau nửa đêm, khi những phu đào huyệt đã đi khỏi, nơi này mới lại sinh động với đủ loại cặn bã xã hội: ăn cắp, giết người, dân đâm chém, đĩ điếm, đào ngũ, thanh thiếu niên liều mạng. Một đống lửa nhỏ được nhóm lên để nấu nước và để bớt mùi hôi.

Khi Grenouille tiến ra từ mái vòm, xen vào giữa bọn người thì thoạt tiên họ cũng chẳng hay biết gì. Gã lại gần ngọn lửa mà không bị cản trởm chẳng khác nào gã là một người trong bọn họ vậy. Sự kiện này càng khiến họ nghĩ rằng gã phải là hồn ma hay thiên thần hoặc một thứ siêu tự nhiên nào đấy, như chứng tỏ sau này. Bởi vì bình thường họ hết sức nhậy khi có người lạ lại gần.

Người đàn ông nhỏ thó trong áo khoác xanh thình lình đứng đó, như từ dưới đất chui lên, mở cái lọ con gã cầm ở tay. Bọn họ nhớ lại điều này trước nhất: gã đứng đó, mở nút một lọ con. Đoạn gã không ngừng vẩy cái chất trong lọ lên người để rồi bỗng dưng được phủ bởi một sắc đẹp giống như một ngọn lửa rực sáng.

Thoạt tiên họ lùi lại kính cẩn và sửng sốt. Nhưng họ đã cảm thấy ngay lúc đó rằng họ lùi thật ra chỉ để lấy đà phóng tới và sự kính cẩn biến thành thèm khát, nỗi sửng sốt biến thành hâm mộ. Họ cảm thấy bị cái con người như thể thiên thần kia cuốn hút. Từ gã phát ra một cơn lốc mãnh liệt, một con nước ào ạt khiến không cai có thể cưỡng lại nổi, huống chi có ai muốn cưỡng lại đâu, bởi con nước ấy đè bẹp mọi ý chí của họ, cuốn họ theo: lại với gã.

Họ đứng quanh gã thành một vòng tròn với chừng hai ba chục người và khép lại gần. Chỉ một lát sau vòng tròn quá hẹp, không đủ chỗ cho tất cả: họ chen lấn, xô đẩy, ai cũng muốn được gần trung tâm nhất.

Bỗng dưng hết cả ngại ngùng và cũng hết còn vòng tròn. Họ đâm bổ vào thiên thần, đè lên gã, vật gã xuống. Ai cũng muốn sờ được vào gã, có được một chút gì của gã, một cái lông cánh, một cái cánh, một tia lửa của gã, cái ngọn lửa tuyệt vời này.Họ giật phăng quần áo của gã, tóc, da gã, vặt lông gã, bập răng và móng vuốt vào da thịt gã, cắn xé gã như một bầy linh cẩu.

Nhưng cơ thể con người dai lắm, đâu dễ xé ngay được, ngay đến ngựa cũng phải khó nhọc mới phanh được thây người. Thế là ánh dao găm loé lên, đâm xuống, rạch ra, rồi đến rìu với dao đồ tể chém xả xuống các khớp xương, chặt xương vỡ răng rắc. Chỉ một loáng là thiên thần đã thành ba mươi mảnh, mỗi con thú trong bầy chộp vội một miếng, thèm thuồng rút ra một chỗ, nhai ngấu nghiến đầy khoái lạc. Nửa tiếng sau Jean- Baptiste Grenouille biến khỏi mặt đất, không còn lại gì, dù chỉ là một mảnh nhỏ.

Sau khi ăn xong bữa, lũ ăn thịt người tụ lại bên đống lửa, không ai nói một lời. Họ hơi lúng túng, không dám nhìn nhau. Mỗi kẻ trong bọn họ, dù nam hay nữ, đều đã từng một lần giết người hay phạm một tội ác đê tiện. Nhưng mà ăn thịt người? Một sự khủng khiếp đến như thế thì không đời nào có đủ can đảm, họ thầm nghĩ. Họ ngạc nhiên sao họ lại có thể ăn dễ dàng như vậy và cho dù băn khoăn, họ không cảm thấy lương tâm cắn rứt tí nào. Ngược lại! Tuy bao tử có hơi anh ách nhưng lòng họ lâng lâng. Trong cái tâm hồn u ám của h. chợt lao xao một niềm hoan hỉ. Rồi gương mặt của họ hơi bừng sáng vì hạnh phúc như gương mặt thiếu nữ. Có thể vì thế mà họ ngượng ngùng, không dám ngước mặt lên, nhìn vào mắt nhau.

Rồi khi họ dám nhìn nhau, mới đầu còn lén lút sau chẳng e dè gì nữa, thì họ không nhịn được cười. Họ vô cùng tự hào. Lần đầu tiên họ đã hành động vì tình yêu.

HẾT.

Bạn đang đọc Mùi Hương của Patrick Süskind
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 8

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.