Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Champa Diệt Phật

Tiểu thuyết gốc · 2028 chữ

Đại Tư Tế Kipasik giọng nhỏ dần nói với Vua Bemithue: “Tâu bệ hạ, nếu ngài muốn dùng võ lực với Đồng Dương Tu Viện thì chắc chắn sẽ không ổn vì ở đây là thánh địa của họ. Các cao thủ của Phật Môn rất nhiều. Không những không diệt được họ lại bị dân chúng là các tín đồ làm loạn thêm nữa. Do vậy ngài cần suy nghĩ theo hướng khác”.

“Ồ. Là hướng nào? Ta thật sự muốn biết có cách khác hay không?” Bemithue hai mắt sáng lên nói

“Bệ hạ, vậy ta hỏi ngài căn cơ của Phật Môn là gì? Kinh sách, chùa chiền, cao thủ hay tín đồ?” Kipasik hỏi vua Bemithue

Vua Bemithue trầm ngâm rồi nói:

“Kinh sách có bị đốt nhưng chỉ cần nơi khác còn có thì tất nhiên sớm muộn họ cũng sao chép ra bản kinh mới. Mà Phật Môn có mặt ở khắp nơi, không nói như bên cạnh chúng ta Đế quốc Khơ me mà phía Bắc nước Đại Cồ Việt hay Đại Tống cũng đều rất tín Phật. Như vậy, kinh sách tưởng như là căn cơ nhưng thật ra không phải thế.

Chùa chiền tu viện là nơi họ truyền bá tín ngưỡng và giảng dạy Phật Pháp cũng rất quan trọng. Sự đồ sộ của các công trình hay sự thịnh vượng hương hỏa chính là biểu hiện rõ nhất sự ảnh hưởng Phật Môn. Tuy nhiên, bốn năm nay ta đã đập phá đi hàng ngàn ngôi chùa lớn nhỏ khiến những người tín Phật dù có giảm nhưng vẫn còn rất nhiều. Chứng tỏ Phật Môn căn cơ rất sâu dày cổ lão. Chùa cũng như kinh sách, dù có phá có đốt đi nhưng chỉ là nhất thời, tương lai vẫn có thể phục dựng lại được nên nó cũng không phải căn cơ.

Cao thủ Phật Môn rất đông đảo, là một lực lượng bảo hộ mạnh mẽ của tôn giáo này. Nếu không phải ta e ngại họ thì đã diệt Phật từ lâu rồi. Thế nhưng nói cao thủ Phật môn là căn cơ thì có vẻ chưa đúng lắm. Đạo Hin du cũng rất nhiều cao thủ đó thôi. Mà cao thủ thì sẽ có tuổi thọ, chỉ cần Phật Môn xuống dốc tất sẽ có cách chế ngự. Thế nên họ cũng không hẳn là căn cơ.

Tín đồ Phật Giáo lại khác, đây chính là nguồn gốc và căn cơ của Phật Môn. Không có tín đồ thì tôn giáo phát triển cho ai xem? Không có tín đồ thì ai cũng dường, ai cung cấp hương hỏa, ai cung cấp cơm ăn áo mặc hàng ngày cho các nhà sư an tâm tu hành? Do vậy, chỉ cần tìm cách cắt đứt nguồn tín đồ của họ, Phật Môn ắt sẽ biến mất.

Thế nhưng điều này thật khó. Ta đã thi hành chính sách hạn chế phát triển Phật Môn bốn năm nay nhưng chưa thấy nhiều thành quả. Chùa cũng đập nhiều rồi, kinh sách cũng đốt không ít, nhà sư cũng giết không thiếu. Tác dụng cũng không được bao nhiêu. Ngài cũng thấy đấy, ngày hôm nay, đứng đằng sau các tu sĩ Tu viện Đồng Dương có rất nhiều người dân. Tất cả họ đều tín Phật. Ta cũng không thể giết hết họ được. Như vậy chẳng khác nào đồ thành. Ngài nói ta phải làm sao đây?”

Đại tư tế Kipasik bình tĩnh trả lời: “Bệ hạ phân tích rất đúng. Chùa chiền, kinh sách chỉ là phương tiện truyền bá tín ngưỡng cho nên mất lại có. Chẳng ai có đủ sức đốt hết, phá hết mọi thứ trên toàn thế giới. Nhưng ngài vẫn phải tiếp tục làm điều đó cho đến khi trên đất Champa không còn một ngôi chùa hay một tượng Phật hoặc một cuốn kinh thư nào. Nó không thể giúp ngài diệt Phật ngay lập tức nhưng lại có tác dụng hạn chế và ngăn cản Phật Môn phát triển tín đồ.

Vấn đề của ngài là làm sao diệt được tất cả các cao thủ Phật Môn để dễ dàng uốn nắn tư tưởng tín ngưỡng của người dân theo hướng khác. Thật ra các cao thủ Phật Môn, ngài cũng biết họ đều rất mạnh mẽ nhưng họ lại có những yếu điểm chết người. Thứ nhất người Phật môn sẽ không chủ động gây chuyện thị phi, không được phép sát sinh càng không nói đến chuyện giết người.

Thế nên trời sinh họ chỉ biết phòng thủ, tự vệ và chống đỡ mà không phải là tấn công hay hủy diệt. Điểm này ngài an tâm là họ sẽ không chủ động ra tay với ngài hay binh lính của ngài. Sự an toàn của ngài trước họ đã được đảm bảo.

Người của Phật Môn có tư tưởng chúng sinh bình đẳng, từ bi hỷ xả nên họ không coi trọng sự sống chết của bản thân. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình để thành toàn người khác. Đây chính là điểm yếu thứ hai. Trong kinh thư của Phật Môn có viết một câu chuyện như sau:

Thuở ấy, có một gia đình Bà-la-môn danh giá và thông thái, thường làm tròn phận sự của mình và ăn ở chân thật. Một đứa bé con đã được sinh ra trong gia đình ấy. Cậu bé lớn lên, nhờ trí thông minh sẵn có, nhờ sự cần mẫn và tìm tòi học hỏi, nên cậu đã thông thạo hết thảy các môn văn chương, triết học, tôn giáo và mỹ thuật.

Anh ta gặp được nhiều sự may mắn và sẵn có rất nhiều đức tính có thể giúp cho bản thân thành công vượt bực trên con đường danh lợi của đời sống thế tục. Song anh ta lại hướng đến việc xuất gia cầu đạo chứ không màng gì những sự phú quý vinh hoa.

Anh ta từ bỏ gia đình lên rừng ẩn cư, dứt bỏ tất cả sự quyến luyến thế tục, và giữ tâm thanh tịnh nhờ noi theo đạo lý trong sạch. Rồi trở về giáo hoá cho hết thảy mọi người. Khi anh ta ẩn cư trên núi, nhiều người kính mộ đức độ của ngài đã lìa bỏ gia đình, cha mẹ, thân quyến, xuất gia làm đệ tử.

Một hôm, anh ta đi vào một chốn núi sâu để ngồi thiền, có vị đệ tử là A-si-ta (Ajita) theo hầu. Anh ta nhìn thấy trong động đá có một con cọp mẹ vừa mới sanh con, sự đau đớn làm cho nó mệt nhọc uể oải lắm.

Cọp mẹ trông rất gầy ốm, mắt sâu, da bụng xếp từng lớp. Nó nhìn mấy con cọp con vừa sanh ra như những miếng mồi. Trong khi đó, những con cọp con tỏ vẻ tin cậy nơi mẹ, chực đến gần tìm vú để bú. Song cọp mẹ bỗng gầm lên rất to, chồm đến muốn vồ lấy những con cọp con như vồ mồi.

Anh ta nhìn thấy tình cảnh cọp mẹ muốn ăn con, lòng xúc động vô cùng, tâm từ bi rung chuyển vì nạn khổ của chúng sanh. “Hãy nhìn cọp mẹ với bầy con kia, chỉ vì quá đói mà quên đi tình mẫu tử, sắp ăn thịt con để được no lòng. Than ôi! Lòng vị kỷ của chúng sanh thật là đáng sợ, vì muốn giữ lấy thân mình mà phạm vào những tội ác ghê gớm, cho đến như cọp mẹ kia còn muốn ăn thịt con mình!”

Rồi anh ta quay sang bảo người đệ tử: “Con hãy đi tìm món gì đó cho cọp mẹ ăn đỡ đói để cứu bầy con nó. Còn ta ở đây, ta sẽ cố làm cho nó quên cái ý định quá độc ác ấy.” Vị đệ tử vâng lời, nhanh chân chạy đi ngay.

Thật ra, anh ta đã khéo léo đưa người đệ tử tránh đi nơi khác, vì trong thâm tâm đã nảy sinh một ý định khác rồi. “Ta sẵn có đây một xác thân bằng xương thịt để có thể tùy ý sử dụng, sao phải đi tìm thức ăn cho cọp ở nơi khác cho xa? Hơn nữa, dù tìm nhưng chưa chắc đã có, mà như thế thì hóa ra ta cũng không sống được trọn vẹn theo đạo từ bi.

Nghĩ cho cùng, cái xác thân bằng xương thịt này cũng đâu có hoàn toàn thuộc về ta? Nó vốn giả hợp, nay còn mai mất ta không làm chủ được, nó ngày càng suy yếu, khi tan rã rồi thì nhơ nhớp, thối tha. Nay có dịp dùng nó mà cứu giúp chúng sanh, bậc hiền nhân càng thỏa ý biết bao!

Người ta ở đời, vì chạy theo cuộc sống sung sướng ích kỷ, nên thấy người khác đau khổ mà đành làm ngơ, hoặc là muốn cứu giúp mà không đủ phương tiện, tài lực. Còn như ta đây, nhìn thấy chúng sanh đau khổ ta đâu có vui sướng gì! Ta lại sẵn có phương tiện mà cứu giúp, nỡ nào lại làm ngơ sao?”

Rồi lại nghĩ: “Nếu ta có thể cứu giúp chúng sanh, song lại làm ngơ trước cảnh khổ, như vậy có khác nào là phạm tội. Thấy sự nạn khổ của chúng sanh, trong lòng ta nóng nảy bồn chồn như đám rừng trong cơn hỏa hoạn. Nay ta nên tự mình dứt bỏ sự sống của cái xác thân hèn hạ nhơ nhớp này, mượn dùng nó mà làm món ăn bố thí cho cọp mẹ để nó khỏi giết bầy con.

Việc làm này có thể nêu gương cho những ai có lòng thương người xót vật, khuyến khích những ai chưa có đủ quyết tâm cứu vật giúp người, làm vui cho những kẻ ưa thích sự bố thí, và làm thích ý những người có lòng lương thiện…”

Suy nghĩ như vậy xong, anh ta tự đến gần hang cọp, gieo mình xuống đất. Nghe tiếng động, cọp mẹ vểnh tai nhìn ra. Ấy là lúc nó vừa định vồ lấy cọp con, song đã kịp dừng lại và nhìn ra. Nó thấy một thân người vừa ngã xuống trước hang, liền mừng rỡ nhảy ra và vồ lấy, xé ra ăn một cách ngon lành”.

Đại tư tế Kipasix kể xong câu chuyện rồi quay sang hỏi vua Bemithue.

“Sinh tồn vốn là phép tắc của tự nhiên. Ích kỷ cũng là một pháp tắc của muôn loài. Nếu là ngài, ngài có thể làm như anh ta hay không?”

“Ta không làm được, điều gì không có lợi cho ta thì ta sẽ từ chối làm huống chi đã không có lợi lại còn có hại đến bản thân thì nhất quyết lại không thể làm. Câu chuyện đó chỉ có trong thần thoại mà vốn ta không tin thần thoại Phật môn” Bemithue khẳng định chắc nịch.

“Đúng vậy, con người vốn đều có tư tâm và mục đích khi làm bất cứ điều gì. Dù là cha mẹ với con cái thì sự yêu thương đều là kiểu yêu thương có điều kiện. Thế nhưng, từ bi hỷ xả hy sinh bản thân thành toàn người khác lại là lời dạy của những người theo Phật. Nếu họ không giữ giới Phật Tâm của họ sẽ bị phá. Nếu giữ giới, bản thân họ phải tự tiêu vong.

Nếu bệ hạ muốn diệt cao thủ Phật Môn hãy ra chiếu lệnh rằng: “Nếu Trụ trì Nuwgalam tu trong viện Đồng Dương dám tự thiêu vì chúng sinh thiên hạ, ngài sẽ buông tha Phật tử mà không ngăn cản họ theo Phật nữa. Bằng như các tu sĩ trong tu viện tham sống sợ chết chịu thừa nhận những lời trong Kinh Phật đều là lừa dối chúng sinh, ngài cũng vì thế mà tha cho các Phật tử đã lầm tin Phật, cho phép họ cải giáo sang Hin đu”.

------------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 3
Lượt đọc 117

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.