Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tuyên Bố Cách Tân (2)

Tiểu thuyết gốc · 1999 chữ

“Một chính sách rất quan trọng nữa trẫm cũng thông báo cho toàn thể bách tính được biết. Chính sách này là gọi chính sách giáo dục toàn dân. Ý nghĩa cũng như tên toàn thể dân chúng từ nay trở về sau bất kể già trẻ gái trai thân phận cao quý hay thấp hèn đều được học chữ. Chữ này trẫm mệnh danh gọi là chữ quốc ngữ, chữ dành riêng cho người Việt chúng ta.

Trẫm tuy không phải là bậc thánh nhân nhưng cũng xin học theo thánh nhân để giáo hóa thiên hạ. Con người phân ra giàu nghèo, sang hèn, cao quý hay ti tiện trẫm không thể can thiệp cũng giống như không ai được lựa chọn cha mẹ của mình. Trẫm chỉ có thể tạo ra một điều kiện công bằng cho tất cả mọi người, đó là quyền bình đẳng trước trí tuệ và quyền được phấn đấu.

Thế cho nên, mọi người dân Việt Minh đều được học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí. Dân trí mở mang thì bách tính mới có thêm cơ hội để cải thiện sinh hoạt, làm giàu cho bản thân và gia đình của mình. Chính sách này được coi là quốc sách, bất cứ ai cũng phải học để xóa bỏ nạn mù chữ. Sau ba năm, phải đảm bảo mọi người nhỏ từ 6 tuổi, lớn đến cụ già ai cũng biết đọc, biết viết, biết tính toán đơn giản. Tất cả chi phí dạy học sẽ được nhà nước tài trợ. Mọi người nói cho trẫm nghe: mọi người có làm được không?

“Làm được, làm được, làm được” mọi người trong quảng trường đều phấn khích hô vang.

Bây giờ, bách tính cũng đã được chứng thực lời đồn. Hoàng Đế bệ hạ thương dân như con, ngài ấy truyền bá chữ nghĩa, khai mở dân trí là sự thật, đúng là khí chất của một bậc thánh nhân vậy.

Đinh Liễn giơ ba ngón tay, rồi 10 ngón tay lên thuyết: “Trẫm muốn 3 năm sau toàn dân đều biết chữ, giết chết giặc dốt; 10 năm sau dân Việt ta thoát khỏi cảnh bần cùng nghèo đói giết chết giặc nghèo, 20 năm sau nhà nào cũng xây được nhà gạch, nhà đá tức sinh ra phú quý, quyết không để một người dân nào phải chịu cảnh không nhà để về. Mọi người có ủng hộ trẫm không?

“Ủng hộ, ủng hộ, ủng hộ”

“Người xưa có câu bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm cho nên trẫm cần sức lực và sự đoàn kết của tất cả mọi người. Mình trẫm làm không nổi, Hoàng gia hay bách quan cũng làm không nổi nếu mọi người không chung tay góp sức. Bởi dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Dân là nước, nhà nước là thuyền, nước có thể nâng thuyền cũng có thể lật thuyền.

Thế nên tất cả vạn sự đều từ dân mà ra. Quan nhất thời mà dân vạn đại. Trẫm hy vọng toàn đất nước Việt Minh cùng chung chí hướng để sớm đưa đất nước ta giàu có phát triển. Việt Minh muôn năm”

“Việt Minh muôn năm, Việt Minh muôn năm, Việt Minh muôn năm”. 20 vạn dân chúng điên cuồng hô vang. Tất cả mọi người đều vô cùng kích động và hạnh phúc. Hoàng Đế của bọn họ yêu dân, thương dân như con. Ngài ấy không coi bọn họ là thảo dân hay nô lệ mà là như con cái trong nhà. Vì thế từ trong suy nghĩ đến hành động ngài ấy đều lo lắng cho bọn họ. Hoàng Đế tốt như vậy có đốt đền lồng cũng không tìm ra.

Bình thường mọi người hay va chạm với nhau nhưng nay mọi người lại có cảm xúc đồng tâm. Thấy người mình đã từng ghét bỏ trở nên cũng dễ thương, dễ nhìn. Điều này cũng thật dễ hiểu, mỗi người là một cá thể có mục tiêu riêng nên thường hay va chạm và mâu thuẫn. Nhưng nếu biết cách khéo léo hướng về một mục tiêu chung thì sức mạnh đó chính là vô địch. Đó chính là sức mạnh của sự cộng hưởng.

Quan trọng là người lãnh đạo biết cách lợi dụng sức mạnh ấy như thế nào. Nếu mục tiêu là cao quý thì kết quả sẽ là tốt đẹp. Nếu mục tiêu là xấu xa thì kết quả chính là loạn lạc. Rất may mắn, Đinh Liễn là một hoàng đế tốt và có tài năng.

Đông Phương Thiên Thiên nội tâm sóng dậy ầm ầm. Chỉ hai chính sách của Đinh Liễn đưa ra thôi khiến cho nàng không thể không khâm phục. Lo cho cái ăn, cái mặc của dân, Hoàng Đế tốt nào đều muốn làm vì dân mà đói tất sinh loạn gây nên phiền phức cho chính mình. Nhưng dám khai phóng dân trí toàn dân đi học như Đinh Liễn chủ trương thì xưa nay chưa từng có ai. Ngày từ thời cổ đại đến nay, chỉ có thánh nhân mở trường dạy học chứ chưa từng có Hoàng Đế muốn toàn dân đi học.

Nguyên nhân là bởi những người thống trị sợ dân chúng thông minh hơn mình sẽ lật đổ quyền lợi của mình. Vì thế họ cùng những gia tộc quyền quý liền lũng đoạn tri thức, tự coi chữ là ngôn ngữ của thánh hiền và chỉ dành cho những người xứng đáng.

Qua so sánh mới thấy Việt Hoàng có tầm nhìn quá xa, cũng đủ bá đạo và phách lực nên mới dám quyết đoán như vậy. Chẳng mấy chốc mà dân chúng đất nước này trở nên thông minh hơn, giàu có hơn, mạnh mẽ hơn, đại Tống cùng chư quốc vây quanh nguy đến nơi rồi. Nếu không thể lật đổ vương triều này nhanh chóng, để cho nó có thời gian trưởng thành, sớm muộn Việt Hoàng cũng sẽ thống nhất thiên hạ.

Nghĩ đến đây, Đông Phương Thiên Thiên thấy cha nàng thật rất buồn cười. Đăng quang Hoàng Đế xong không để nhân dân nghỉ ngơi lấy lại sức, vậy mà tiếp tục lao vào các cuộc chiến giành giật lãnh thổ với Đại Liêu, Tây Hạ. Một đất nước đã quá khổng lồ cai trị còn chưa xong đã vội vàng đi xâm lược nơi khác.

Một con rồng ngủ bên cạnh sắp thức tỉnh cũng không biết, thật là bi ai. Tuy cùng tuổi với nhau mà đã phân cao thấp. Tầm nhìn không bằng, bá lực cũng không, chỉ có quốc lực to lớn hơn nhưng lại đang tiêu hao nhanh chóng bởi các cuộc chiến tranh vô nghĩa.

Nàng hiện tại cũng rất mâu thuẫn trong lòng, một mặt nàng muốn cảnh báo cho Tống Đế và khuyên cha nàng phát binh xâm phạm Việt Minh, bóp chết kỳ tích từ trong trứng nước. Một mặt nàng lại muốn để yên cho kỳ tích sinh ra. Cuộc đời con người có bao nhiêu lần được chứng kiến kỳ tích sinh ra. Nàng không nỡ…

Thật ra Đông Phương Thiên Thiên không nhận ra sự chuyển biến tinh vi trong nội tâm nàng. Ban đầu là sự hiếu kỳ với Đinh Liễn. Tiếp đó là sự ngạc nhiên và hứng thú. Bây giờ tâm tư nàng lại đang hãm sâu vào tình kiếp. Sự so đo do dự trong nội tâm chính là biểu hiện cho sự chuyển hóa tâm tư của thiếu nữ. Cũng do nàng mới 18 tuổi, địa vị lại quá cao quý, nàng trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều nên khi gặp một đối tượng xuất sắc hơn về ngoại hình, khí chất, cốt cách, tài năng nàng không tự chủ được sa đọa.

“Tổ trưởng, chúng ta có báo cáo sự việc hôm nay cho Tống Đế hay không?” Một người bảo hộ nàng hỏi nhỏ.

“Tạm thời chưa cần báo, để nhìn xem biến hóa thế nào?” Đông Phương Thiên Thiên im lặng do dự hồi lâu rồi đáp.

“Dạ!”

Định Quốc Công Đinh Điền hô lớn: “Nghi thức cắt băng khánh thành quảng trường bắt đầu, kính mời Bệ Hạ cùng PCTBCHTU Đảng Nguyễn Bặc, CTQVVVM Trịnh Tú cùng TTCPVM Lưu Cơ cùng tiến lên thực hiện nghi thức…”

Khi Đinh Điền ngừng nói, bốn cung nữ mặc áo dài đỏ thêu hoa sen mang một tấm lụa dài màu đỏ đi ra phía trước rồi căng lên. Đại Việt Minh Hoàng Đế Đinh Liễn cùng tứ trụ triều đình cùng tiến lên cầm một cái kéo cắt băng hoàn thành nghi thức.

Mọi người vỗ tay hoan hô chúc mừng. Dân chúng ai nấy cũng tỏ ra vui mừng hân hoan.

“Đó ngươi thấy chưa, ta nói không sai mà. Việt Hoàng của chúng ta chính là một vị thánh nhân. Tất cả mọi hành động của ngài cũng vì dân vì nước. Ta rất tự hào vì đã trở thành người Việt Minh”. Một người qua đường khoe khoang

“Uh. Ngươi nói đúng. Chưa bao giờ ngươi nói đúng như lần này cả. Về nhà ta mời ngươi nhậu một bữa. Được chứng kiến giây phút lịch sử và tham dự sự kiện vĩ đại này, ta cảm thấy tam sinh hữu hạnh, vui quá là vui.” Một người qua đường khác phối hợp

“Ta tuyên bố, Việt Hoàng từ nay sẽ là thần tượng, thánh nhân trong lòng ta. Mọi lời nói, hành động của ngài đều là ánh sáng soi đường chỉ lối cho ta đi. Ta nguyện dâng hiến tất cả thân thể cùng linh hồn cho ngài. Nguyện vì ngài mà lên núi đao biển lửa. Nguyện trở thành người hộ đạo cho ngài”. Một người qua đường khác tuyên bố

“Đúng vậy, chúng ta phải trở thành những người hộ đạo trung thành nhất cho thánh thượng. Bất cứ ai bất kính hay có ý gây hại đến ngài, kẻ đó chính là kẻ thù của ta”. Một người qua đường thề độc

“Nếu người đó là bà nương hay con cái của ngươi thì sao?” một người qua đường hỏi khó

“Nếu vợ ta không chung chí hướng với ta thì có nghĩa ta đã lấy nhầm vợ, ta phải có trách nhiệm sửa sai bằng cách trả về nơi sản xuất. Nếu con ta không cùng chung chí hướng với ta, thì có nghĩa nó đầu thai nhầm gia đình, nhầm gia tộc, ta phải có trách nhiệm sửa sai, đưa nó đi đầu thai đúng chỗ” Một người qua đường vẻ mặt quyết liệt tuyên bố câu danh ngôn

“Ngươi học lỏm câu này của ai vậy? Sao mà bá đạo như thế?” Người qua đường kia hỏi

“Ha Ha. Câu này do chính Việt Hoàng nói trong buổi triều hội để tỏ rõ quyết tâm sắt đá canh tân đất nước không không ai cản nổi. Ngươi thấy bá đạo lắm đúng không? Bất quá ta thích nó.” Người qua đường này vẻ mặt vênh váo đáp

“Thế thì từ nay câu nói đó cũng là của ta. Ta cũng thần tượng bệ hạ. Ngươi không phải là người duy nhất”.

Khi mọi người đang say xưa chém gió qua lại khiến nước bọt văng tứ tung thì bất chợt có tiếng vó ngựa gấp gáp từ xa vọng lại. Mọi người dần dần yên tĩnh ngỏanh lại phía sau.

Từ phía đằng sau có ba con ngựa do một kỵ sĩ điều khiển chạy gấp về phía Hoàng Cung. Thấy đám đông mọi người tụ tập, kỵ sĩ này vội vàng hô lớn

“Mọi người tránh lối ra đi, ta có việc khẩn cấp muốn báo cho Bệ hạ và triều đình” anh ta hô liền một lúc ba lần

---------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 2
Lượt đọc 63

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.