Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tự Lực Cánh Sinh

Tiểu thuyết gốc · 2031 chữ

Tiếng vỗ tay vang lên khắp hội trường. Thái Úy Trịnh Tú cũng giơ tay muốn nói: “Kính thưa Việt Hoàng, Kính thưa chư vị bách quan. Thần cho rằng chính sách của thái phó mặc dù hay nhưng khó thực hiện. Muốn thành công thì ít nhất đất nước chúng ta cũng lớn mạnh ngang bằng các nước bên cạnh. Như vậy lời nói của chúng ta mới có lực.

Hiện tai, nếu có liên minh thì ta cũng không thể làm minh chủ, không khéo sẽ trở thành pháo hôi cho bọn họ. Nếu chúng ta liên minh với các nước khác thì đại Tống sẽ cảm thấy bị uy hiếp, họ sẽ xua quân xuống đánh liên minh này mà nước chúng ta lại ở tiền phương, tất sẽ trở thành chiến trường cho các bên giày xéo. Thắng chúng ta cũng thiệt hại nặng nề. Mà thua thì mất nước. Cho nên chính sách này không thể thực hiện, ít nhất là bây giờ.

Thần đề cử chính sách giao hảo với nhà Tống, chống lại ba nước kia. Nếu liên minh với tam quốc chúng ta cũng là tiểu tốt thì sao không trở thành tiểu tốt của kẻ mạnh nhất? Xét cho cùng, trong khu vực này Đại Tống cũng là mạnh nhất, theo họ cũng không mất mặt, lại an toàn hơn. Nhân cơ hội đó, chúng ta sẽ đánh xung quanh mở rộng địa bàn, quốc thổ sang phía Tây và phía Nam. Có địa bàn tất có quốc lực, có quốc lực thì có quân đội. Đợi khi quân ta mạnh nhà Tống yếu chúng ta quay qua lấy lại những vùng đất đã mất của tộc Bách Việt. Thần xin hết”.

Đinh Liễn nhìn thấy bách quan thảo luận và phát biểu thì cảm thấy rất vui mừng. Nhân tài không phải không có mà do không có cơ hội phát triển. Đại lão đúng là đại lão. Âm mưu quỷ kế không ngừng.

Đinh Liễn xét thấy các ý kiến đã ít đi thì hướng tới Định Quốc Công Đinh Điền hỏi: “Định Quốc Công, ông có ý kiến gì không?”

Đinh Điền thấy Đinh Liễn hỏi thì trầm ngâm một chút rồi giơ tay xin phát biểu.

“Kính thưa Việt Hoàng, kính thưa chư vị bách quan. Thần cho rằng các ý kiến trên đều rất tốt và có ý nghĩa. Tuy nhiên, để thực hiện được tất cả các chính sách đó cũng phải trên cơ sở lấy dân làm gốc, lấy thực lực của bản thân làm căn cơ. Xét cho cùng, chúng ta cũng chỉ có thể lợi dụng ngoại bang chứ không thể dựa dẫm vào họ. Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính mình, tự lực cánh sinh. Có câu nói thế này: "Dựa vào núi, núi sẽ đổ, dựa vào sông nước sẽ chảy đi, dựa vào người, người bỏ ta đi mất, sống trên cõi đời này, muốn tồn tại chỉ có thể dựa vào chính mình thôi" . Mà cái gốc của quốc gia là dân chúng. Có dân mới có quân đội, có dân mới có lương thực, có dân mới có quốc lực. Không có dân làm gốc, vạn sự đều khó khăn.

Thần trộm nghĩ một mặt chúng ta nên đưa ra các biến pháp cách tân, các chính sách phải xoay quanh dân chúng, lấy lợi ích của dân chúng làm chủ. Một mặt chúng ta phải mềm dẻo ngoại giao với nhà Tống và các nước lân bang để tranh thủ thời gian củng cố nội bộ phát triển quốc lực. Ngoài lỏng, trong chặt. Ngoài mềm trong cứng. Ngoài hòa hảo, trong phát triển. Khi quốc lực đã đủ mạnh thì tất cả các chính sách vừa nêu trên đều có cơ hội thực hiện. Lúc ấy tùy từng tình hình thực tế mà áp dụng. Thần xin hết”.

Một tràng pháo tay tán thưởng vang lên. Lúc này đạo sĩ Trương Ma Ni giơ tay ra hiệu: “Kính thưa Việt Hoàng, kính thưa chư vị bách quan. Bần đạo cũng cho rằng ý kiến của Định Quốc Công rất tốt. Thánh nhân đã dạy rằng trời đất vốn tồn tại Âm Dương, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, trong cứng có giòn, trong mềm có dẻo. Chính sách phải mềm dẻo, linh hoạt như nước nhưng cũng phải kiên quyết cứng rắn như sắt thép. Đạo trời tồn tại chính là ở chữ Cân bằng.

Muốn giành thắng lợi cuối cùng thì phải biết lấy Nhu thắng Cương, lấy ít địch nhiều, lấy tinh nhuệ thắng ô hợp, lấy bất biến ứng vạn biến. Trị quốc như nấu ăn, lửa lúc to , lửa lúc nhỏ, vừa phải, đúng thời điểm. Gia vị khi cho nhiều khi cho ít. Thực phẩm khi chiên, khi hầm, khi luộc, khi xào đều phải xét nhu cầu thực tế. Tất cả phải phù hợp với đạo. Thuận thiên thì đắc đạo. Vô vi thì đắc đạo. Bần đạo xin hết”.

Mọi người lại vỗ tay rầm rầm. Đạo sĩ Trương Ma Ni nói rất hay, có chứng có cứ, có lý có tình. Ngôn ngữ cao siêu huyền bí nhưng dễ nghe, dễ hiểu. Vạn sự đều nâng lên thành đạo. Đúng là bậc cao nhân có khác. Ánh mắt mọi người hướng đến đều tỏ vẻ kính nể. Trương Đạo Sơn nhìn sang cha mình với ánh mắt ngưỡng mộ.

Thấy bách quan tán thưởng lời nói của Tăng Lục Trương Ma Ni, đại sư của Phật Môn là Vạn Hạnh và Pháp Thuận nhìn sang đại sư huynh Khuông Việt. Thấy Khuông Việt đại sư khẽ gật đầu nên lúc này không do dự giơ tay xoát điểm tồn tại:

“Kinh thưa Việt Hoàng, kính thưa chư vị bách quan. Bần tăng tuy thân gửi chốn thiền môn nhưng dòng máu chảy trong người là dòng máu Bách Việt. Không có dân tộc sao có bần tăng, không có tổ tiên sao có hậu duệ. Nước mất thì nhà tan, cửa thiền sao có thể được thanh tịnh tu hành?

Cho nên Phật môn chủ trương lấy dân tộc làm cơ bản, lấy lợi ích quốc gia làm trên hết. Phật pháp không phải là của riêng ai nhưng Thiền sư là của Bách Việt . Đạo là đời mà đời là đạo. Đã thân gửi chốn hồng trần ta bà thì học đạo cũng nghiệm nhân sinh. Phật môn chúng tôi nguyện ý đồng hành cùng sự tồn vong của dân tộc. Bần tăng xin hết”.

“Hay, hay...Hay cho câu lấy dân tộc làm cơ bản, lấy lợi ích quốc gia làm trên hết. Phật pháp không của riêng ai nhưng Thiền sư là của Bách Việt. Thiền sư quả là nói trúng tâm ý của ta.

Đinh Liễn không vui sao được, ngàn lời nói hay không bằng một câu thần phục. Phật Môn phát biểu như thế chính là công khai bày tỏ quan điểm của mình ủng hộ Hoàng Đế, ủng hộ Hoàng tộc, ủng hộ chủ nghĩa dân tộc quốc gia mà hắn đề xướng một cách công khai. Có sự ủng hộ của Phật Môn, Đinh Liễn sẽ bớt đi lực cản rất nhiều. Nên nhớ thời kỳ này Phật Môn rất có tầm ảnh hưởng đối với các tầng lớp dân chúng cũng như tầng lớp thống trị.

Hắn biết kiếp trước trong lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước đã có cái bóng của Phật Môn. Lý Công Uẩn đoạt ngôi nhà Tiền Lê dựng lên nhà Lý cũng có tới một nửa là công lao của họ. Đến thời Trần, thì sự ảnh hưởng của Phật Môn đã lên tầm cao mới khi xuất hiện Vua Phật Trần Nhân Tông và nhánh Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Có thể nói, Phật Môn có công lao vô cùng to lớn trong công cuộc giành được độc lập và xây dựng các vương triều phong kiến.

Nói sâu về đặc sắc của Phật giáo Việt Nam thì rõ ràng có sự khác biệt với Phật giáo của các quốc gia khác. Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ chủ trương tu tại thân để đoạn nhân quả, tránh hồng trần cầu giải thoát cho bản thân. Họ không quan tâm đến chính trị, chiến tranh, y tế, dân sinh bởi họ coi kiếp này chỉ là kiếp tạm, thân này chỉ là ảo ảnh của tứ đại (phong, thủy, địa, hỏa) tạo ra. Do đó, người theo Phật giáo tiểu thừa không tham gia chính trị hoặc ủng hộ chính quyền sở tại.

Phật giáo đại thừa Trung Hoa có mở rộng hơn về đối tượng tu hành và giải thoát. Họ chủ trương tu hành cho mình nhưng phải độ cho người khác. Quan niệm này có điểm tương đồng với quan niệm của Nho môn tức nghèo thì lo thân mình, giàu thì lo cho người khác. Vì thế mà có rất nhiều vị Phật, Bồ tát, La hán xuất hiện tại thế gian để hành hiệp trượng nghĩa, hành ác dương thiện, ban phước giáng họa cho con người. Tuy nhiên, về đại thể họ vẫn chủ trương không ăn khói lửa nhân gian cho nên không quan tâm nhiều đến các vấn đề quốc gia, dân tộc, dân sinh, bách tính.

Hơn nữa các chính quyền phong Kiến phong kiến Trung Hoa vô cùng cảnh giác với các tôn giáo và môn phái ngoại trừ Nho gia. Cũng bởi vì trong lịch sử, rất nhiều thủ lĩnh lợi dụng tôn giáo làm bình phong để quy tụ lực lượng chống đối lật đổ chính quyền. Xưa có Trương Giác lợi dụng Đạo Môn để thành lập giăc Khăn Vàng thời nhà Hán. Võ Tắc Thiên lợi dụng Phật Môn chiếm ngai nhà Đại Đường. Sau này còn có Chu Nguyên Chương lợi dụng Hỏa Thần Giáo và Phật Giáo lật đổ nhà Nguyên, Thái Bình Thiên Quốc thời nhà Thanh, Bạch Liên Giáo thời cận đại và Pháp Luân Công thời hiện đại.

Phật giáo Việt Nam thì khác biệt hoàn toàn về tư tưởng. Thời bình nhà sư khoác áo cà sa, gõ mõ, tụng kinh, niệm phật cầu giải thoát. Thời loạn, cất áo cà sa, mặc chiến bào, cất mõ gỗ cầm kiếm đao, thôi tụng kinh kim cang, chuyển tụng kinh địa tạng. Thấy nhân dân khổ vì ngu muội thì mở lớp dạy văn hóa, thấy nhân dân đói khổ thì mở phường nấu cháo từ thiện, thấy nhân dân đau ốm vì bệnh tật thì nghiên cứu y học cứu người...

Có thể nói, Phật giáo rất gần gũi, bình dị với người Việt. Tu hành chính là thế tục, thế tục chính là tu hành. Đạo là đời, đời là đạo. Phật pháp đồng hành cùng với Đạo pháp dân tộc. Vì thế cho nên mọi tầng lớp nhân dân đều có thiện cảm với Phật Môn. Dù ngươi không quy y cửa Phật nhưng vẫn có thể đi lễ chùa ngày rằm mùng một. Không đọc kinh nhưng vẫn khấn cầu Phật độ cho mình. Phật Môn cũng không chủ trương tranh đoạt tín đồ, hương hỏa mà tự do tín ngưỡng, lấy chữ duyên để giảng, lấy nhân quả để dạy, lấy hiếu nghĩa làm mục đích, lấy dân tộc làm căn cơ.

Dân tộc Bách Việt vốn là một dân tộc đầy bất hạnh và đau thương. Thời gian chiến tranh loạn lạc nhiều hơn thời gian hòa bình. Lịch sử người Việt là một lịch sử phủ đầy máu và nước mắt. Từ vài ngàn năm trước, tổ tiên chúng ta đã bị đánh không ngừng. Tiếp theo là hơn 1117 năm bị giáng làm nô lệ cho các triều đại phương Bắc. Sau này, còn phải làm nô lệ cho Pháp 80 năm, cho Nhật 4 năm... Lãnh thổ bị cướp, Văn minh bị mất, văn vật bị trộm, chữ viết không còn, triết học bị thay tên đổi họ, phong tục bị xóa bỏ hoặc thay nhãn mác...Ôi...

--------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 5
Lượt đọc 52

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.