Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Kẻ Không Lo Xa, Ắt Sẽ Buồn Gần

Tiểu thuyết gốc · 1881 chữ

Đinh Liễn lại cho người xây dựng hai Kho báu chứa Vàng và Bạc dưới lòng đất. Hai kho này Đinh Liễn “nhờ” chư vị sơn thần đào sâu dưới nền đá cả trăm trượng với nhiều lớp bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt. Hắn muốn dùng Vàng và Bạc làm bản vị tiền cho nền kinh tế quốc gia. Còn kho tiền hắn xây nổi trên mặt đất. Nơi đây là nơi hắn động thủ sản xuất tiền đá quý như dự định. Sau đó sẽ được vận chuyển ra Kho Bạc bên cạnh tòa nhà Ngân Hàng Quốc Gia ngoài Kinh Thành rồi đem đi phân phối khắp quốc gia.

Mấy ngày nay, hắn chính trốn ở nơi đây lao động “tạo tiền”. Các vị sơn thần đem nguyên liệu đá quý dùng để làm tiền tới đây rồi theo mẫu của hắn mà tạo hình thành các loại tiền tệ với mệnh giá khác nhau. Còn hắn thì thi pháp lưu trữ khí vận vào từng đồng tiền. Ví dụ: đồng tiền mệnh giá 2 đồng thì ẩn chứa 2 điểm năng lượng khí vận. Đồng tiền mệnh giá 50 đồng thì ẩn chứa 50 điểm năng lượng khí vận.

Logo Hoa sen cửu sắc và ấn ký Thánh Long chính là nơi lưu trữ và chuyển giao khí vận về cho hắn. Mỗi lần đồng tiền ấy thông qua buôn bán trao đổi sang người khác thì sẽ sinh ra một điểm năng lượng khí vận mới, điểm khí vận dư thừa này sẽ cách không chuyển dời lên người Đinh Liễn. Như vậy, chỉ cần người dân sử dụng tiền tệ càng nhiều thì hắn sẽ càng có nhiều năng lượng khí vận để sử dụng. Đây là một cách vận dụng hệ thống khí vận mới mà hắn đã phát hiện ra trong lúc nghiên cứu. Việc này ngoài hắn ra thì không ai có thể làm được và cũng là bí mật cao nhất cho nên thời gian này hắn trạch nơi đây cả ngày lẫn đêm.

Các vật quý khác như châu báu, sừng tê, ngà voi, san hô ở Kho tàng cũ thì hắn kêu Lương Ngọc xử lý bằng cách, cái thì đem trưng trong viện bảo tàng, cái đem bán lấy tiền nhập kho.

Năm quả núi phía thành Nam cũng được Đinh Liễn nhờ các vị sơn thần đào rỗng cải tạo thành các kho chứa thóc hình trụ khổng lồ. Không gian kín đáo, khô ráo và rộng lớn đủ sức chứa lương thực nuôi dân cả nước một năm. Một mặt hắn ra chiếu lệnh từ nay thu tất cả các loại thuế má bằng tiền chứ không bằng hàng hóa như trước. Mặt khác hắn lại cho người đến các làng, xã thu gom lương thực thừa về đây cất chứa. Mỗi kho lương thực là một năm lưu trữ, năm kho là năm năm lưu trữ. Đến năm thứ sáu thì hắn sẽ xả kho thóc năm thứ nhất đem bán, còn thóc mới sẽ lại đổ vào lưu kho, tuần hoàn khép kín như vậy để đảm bảo an ninh lương thực.

Với cách này, hắn tự tin ngay cả khi thiên tai, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, mất mùa cũng đủ sức đưa đất nước vượt qua khó khăn. Thời cổ sợ nhất là dân đói bởi khi đói bụng thì lý trí và lương tâm sẽ biến mất nhường chỗ cho bản năng cướp bóc, nổi loạn. Các thế lực khác sẽ lợi dụng nó kích động dân chúng làm phản để thay đổi triều đại. Hắn phải chuẩn bị ngay phương án đối phó từ bây giờ. Đợi nước đến chân mới nhảy thì e tất cả đã muộn màng. Người ta bảo lúc nhàn hạ phải nghĩ tới lúc an nguy. Người không lo xa ắt sẽ buồn gần. Người làm chủ đất nước lại càng phải biết nhìn xa trông rộng. Huống chi linh hồn hiện đại của hắn lại làm nghề tư vấn Bảo hiểm nhân thọ trong nhiều năm.

Có một sự thật hiển nhiên là người ta làm việc lâu năm trong một lĩnh vực sẽ hình thành nên nền tảng tư duy, khí chất đặc thù của nghề nghiệp ấy. Ví như người làm nghề kinh doanh thì nhìn đâu cũng có cơ hội buôn bán hái ra tiền. Người làm nghề chính khách lâu năm thì nhìn đâu cũng thấy có kẻ thù chính trị, bản năng luôn cảnh giác trước mọi người. Người làm nghề tư vấn bảo hiểm như hắn thì đã hình thành thói quen và suy nghĩ lo xa trong mọi tình huống. Hắn luôn nghĩ đến những rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình sinh hoạt hoặc đầu tư hơn là các tình huống thuận lợi huy hoàng. Và theo bản năng, hắn sẽ thành lập nên các phương án dự phòng ngay từ khi mới khởi sự.

Bảo hiểm nhân thọ vốn là một kênh đầu tư dài hạn với mục đích phòng ngừa rủi ro. Cho nên không phải ai cũng có thể mua bảo hiểm. Ngoài vấn đề về tài chính và sức khỏe thì vấn đề quan trọng nhất chính là tầm nhìn của khách hàng. Nếu chỉ nhìn đến chuyện làm bữa nay và ăn bữa mai thì khó mà nghĩ đến việc mua bảo hiểm. Phải là cái nhìn vượt thời không đến vài chục năm sau hoặc vài trăm năm sau mới tạo thành hành vi tham gia. Đời người vốn sinh ra ắt đã chịu bị gông cùm bởi quy tắc sinh lão bệnh tử. Ai mà chẳng đôi lần mắc bệnh nặng phải nằm nhà thương. Ai chẳng đôi lần bị tai nạn cần phải chữa trị. Không có bảo hiểm thì coi như tai họa lâm đầu.

Lúc ấy là lúc khí vận cạn kiệt, xui rủi bủa vây. Người xưa nói rằng: họa vô đơn chí mà phúc bất trùng lai, có nghĩa là cái phúc ít khi cùng nhau đến thăm nhưng cái họa thì kéo năm đời họ hàng nhà nó đến viếng. Thí dụ như việc trúng giải độc đắc đã là hiếm có, việc liên tục trúng giả độc đắc lại càng hiếm hơn, đó chính là ứng với câu Phúc bất trùng lại. Con câu họa vô đơn chí thì có rất nhiều ví dụ. Hắn đã từng thấy một gia đình này kinh tế khá bình thường, người chồng vốn có tính khí của người đàn ông Phong kiến nên đã kham hết việc đi kiếm tiền ngoài xã hội, người vợ chỉ việc ở nhà chăm con và nội trợ.

Có một ngày khí vận không tốt, xui rủi ghé thăm, người đàn ông này đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo, cần một số tiền để chữa trị. Đây là tai họa thứ nhất: mắc bệnh. Người vợ phải bán đi đồ đạc tài sản và căn nhà đang ở để lấy tiền chữa bệnh cho chồng, đây là tai họa thứ hai: mất tài sản. Tài sản và căn nhà đã bán hết vẫn chưa đủ tiền chi trả viện phí nên người vợ phải đi vay nặng lãi để tiếp tục hy vọng cứu chồng, đây là tai họa thứ ba: mắc nợ.

Người chồng vì thấy vợ con cực khổ, tài sản đội nón ra đi, lại thêm mắc nợ nần nên đâm ra buồn rầu đau khổ, từ tâm bệnh dẫn đến thân bệnh ngày càng nặng thêm nên đã đau khổ mà chết, đây là tại họa thứ tư: mất người trụ cột. Người vợ lo tang lễ cho chồng xong, trên vai gánh thêm món nợ, hai con cũng phải gửi về cho ông bà chăm, đây là tai họa thứ năm: biệt ly.

Tiền làm ra bao nhiêu, người vợ đem đi trả nợ hết nên không có dư mà gửi về cho hai con ăn học thế nên chúng phải dang dở việc học hành, đây là tại họa thứ 6: thất học. Những đứa trẻ không được cha mẹ gần gũi, dạy bảo, không được ăn học đàng hoàng dẫn đến lạc lối vào con đường nghiện ngập, bụi đời, mại dâm, hư hỏng, tội phạm, ấy là tai họa thứ 7: mất tương lai…

Tất cả chuỗi liên hoàn tai họa ấy đều bắt nguồn từ việc người chồng bị bệnh. Và mấu chốt dẫn đến các tai họa tiếp theo chính là hai chữ tài chính. Nếu có bảo hiểm nhân thọ, ít ra tai họa có thể dừng ngay ở bước thứ nhất tức cắt đứt chuỗi tuần hoàn ác tính kia. Đó là đối với những người biết lo xa. Còn nếu người chồng không có tầm nhìn, không định lượng được các nguy cơ rủi ro trong cuộc sống, anh ta sẽ không chuẩn bị quỹ dự phòng cho gia đình trong quá khứ.

Cho nên vấn đề tầm nhìn là rất quan trọng. Có một sự thật khá là buồn cười vẫn diễn ra hàng ngày trong xã hội, là người ta có thể bỏ tiền ra mua ốp lưng, dán kính cường lực và mua bảo hiểm cho cái điện thoại hoặc mua bảo hiểm cho cái xe ô tô nhưng người chủ của nó thì chẳng có gì để bảo vệ. Cho đến khi bị đau ốm, rủi ro thì lại đem bán điện thoại, xe cộ, nhà cửa cho mục đích chữa bệnh cứu mình.

Thông thường những người còn trẻ dưới ba mươi tuổi sẽ không quan tâm lắm đến dịch vụ bảo hiểm bởi họ tự tin vào sức khỏe và tương lai mạnh mẽ của mình. Họ không tin bản thân mình sẽ đụng phải rủi ro bất trắc. Họ có nhiều mối quan tâm khác như làm đẹp, du lịch và mua sắm. Ngoài ra, vấn đề túi tiền hạn chế cũng là lý do chính ngăn cản bọn họ. Đàn ông trẻ không nói nhưng phụ nữ trẻ thì lại càng ít quan tâm. Thật sự thì những người phụ nữ trẻ không tin vào bảo hiểm nhưng những người đàn bà góa thì rất tin. Người ta mua bảo hiểm không phải để cho người đã chết bởi người chết thì đã chết rồi nhưng người còn sống thì vẫn cần phải tồn tại.

Thấu hiểu quy luật thời vận, sinh tử, luân hồi, nhân quả thì lại càng thấm câu nói đầy tính triết ly: kẻ không biết lo xa ắt phải buồn gần. Đinh Liễn đã trải qua hai đời làm người nên hắn càng thấu hiểu quy luật của nhân sinh. Vì thế từ tư duy, hành vi, thái độ, chính sách của hắn kiếp này đều thấm đẫm triết lý Phật – Đạo – Nho với tầm nhìn xa rộng.

Nho gia vốn giảng về quan hệ giữa người với người, Phật gia thì giảng quan hệ giữa người với chính bản thân, Đạo gia lại giảng về quan hệ giữa người với tự nhiên và vũ trụ. Bọn họ thật ra giống nhau: tu tâm học Phật, làm người học Nho, hành sự học Đạo, tam vị nhất thể.

--------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 5
Lượt đọc 46

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.