Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Mưu Kế Ném Đá Tạo Sóng Giữa Hồ

Tiểu thuyết gốc · 1828 chữ

Sau khi đạt được thỏa thuận của các bên, Đinh Liễn bắt đầu phân phó nhiệm vụ mới cho mọi người. Ca sáng là dành cho người thường, ca tối là dành cho thần linh, việc ai người đó làm, phân công lao động rõ ràng.

Hắn cho quân lính cầm chiếu chỉ đi khắp các nơi thông báo tuyển mộ dân phu giúp Hoàng Đế xây dựng cung điện. Thay vì bắt dân phu là đàn ông đi lao dịch bắt buộc như trước thì lần này hắn tuyển dụng cả phụ nữ theo phương thức tự nguyện làm công. Người đi làm sẽ được Hoàng Gia cung cấp cơm ăn ba bữa, có chỗ nghỉ ngơi, lại trả thù lao bằng tiền gấp ba lần bình thường.

Thông báo tuyển mộ vừa ra khiến cho các thôn làng xung quanh kinh thành nổi lên sóng to gió lớn. Chưa nói đến việc xây cất cung điện như nào nhưng điều kiện ưu đãi quá tốt khiến cho rất nhiều dân chúng động tâm. Phần vì đạo Hà Nam Ninh là địa bàn của nhà Đinh nên dân chúng vốn đã sẵn sự tin tưởng với Hoàng Gia. Phần vì vụ mùa Thu Đông đã kết thúc, dân chúng cũng đang rảnh rỗi không việc gì làm, nay có công việc bao ăn, bao ở, lại có tiền công, điều tốt như thế mấy khi xảy ra. Phần vì háo hức khi tham dự vào một sự kiện to lớn của đất nước nên lòng hư vinh của dân chúng được thỏa mãn.

Chỉ trong vòng ba ngày đã có hơn 10.000 dân chúng đến đăng ký lao động. Hoàng hậu Ngô Nhật Hoa cùng các Thái hậu và Phi tử của Đinh Liễn lãnh đạo con cháu Hoàng Gia cũng phải xắn tay lên để hỗ trợ. Gia quyến và các quan trong triều cũng huy động con cháu vào cuộc. Biết được tài năng của Đinh Liễn và sự ửng hộ của các thế lực trong dân gian như Phật – Đạo, kế hoạch diễn ra vô cùng thuận lợi.

Đàn bà phụ nữ sẽ được phân công làm các công việc nhẹ nhàng như nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, phục vụ. Đàn ông thì được phân về các tổ khác nhau để làm việc tương ứng. Các lò đốt đá vôi mọc lên san sát trong Hoàng Cung. Các lò nung gạch cũng đua nhau đỏ lửa không ngừng. Nhờ sự giúp sức khai thác của các vị sơn thần mỗi đêm nên ban ngày công việc khá đơn giản trôi chảy. Các tổ xây dựng khác cũng khẩn trượng được thành lập và đi vào hoạt động ngay như tổ tôi vôi, tổ làm vữa, tổ thợ xây, tổ thợ trát, tổ thợ sơn, tổ trồng cây... Tất cả đều được phân công công việc rõ ràng và chuyên môn hóa. Vì thế tiến độ xây dựng cũng rất nhanh, mỗi ngày là một cảnh tượng.

Đối với những người dân chúng thì thời điểm hạnh phúc nhất có lẽ là thời điểm đi ăn. Bình thường ở nhà, họ chỉ ăn có hai bữa trưa và tối, hiếm khi được ăn sáng. Nếu có cũng chỉ là một số củ khoai củ tróc. Nhưng làm việc cho Hoàng Gia, họ được ăn rất nhiều món ngon và lạ lẫm. Có bữa họ được ăn các loại bánh được gọi là bánh giò, bánh tẻ, bánh cuốn, bánh ít, bánh đúc…Có bữa họ được ăn các món như bún riêu, bún cá, bún canh…

Nghe đâu đây là những món ăn do đích thân Hoàng Đế sáng tạo ra và sai nhà bếp Hoàng Gia đích thân động thủ. Món ăn vừa lạ, vừa ngon lại vinh dự là các món Vua ban nên lòng nhiệt tình và yêu thích của dân chúng lên rất cao. Ngay cả các quan và gia quyến tham gia công tác cũng phải trầm trồ khen ngợi. Đinh Liễn cũng cố ý cho người sắp xếp để mỗi bữa, mỗi ngày đều có các món ăn khác nhau khiến mọi người không cảm thấy ngán, ngược lại rất thèm được ăn một lần nữa. Hắn cũng cho người lẫn vào các đội lao động hỏi han nghe ngóng để xem dân chúng nghĩ ngợi và đón nhận chúng như thế nào, sau đó dẫn đạo tâm lí đám đông tìm nơi hưởng thụ.

Mục đích của hắn rất đơn giản. Mười ngàn lao động này sau khi về làng sẽ trở thành mười ngàn nhân viên quảng cáo miễn phí cho hắn. Tiền hắn cũng sẽ trả đầy đủ thậm chí có thưởng thêm để lấy cớ đẩy tiền mới vào trong dân chúng. Sau đó, Hoàng Gia sẽ khai trương một loạt các sản nghiệp như nhà hàng, quán nước, và các hạng mục kinh doanh buôn bán khác. Với hiệu ứng marketing như này, chắc chắn kinh thành sẽ mau chóng lấp đầy nhân khẩu và phồn vinh.

Thời này tiền tuy đã có nhưng thói quen của dân chúng vẫn là trao đổi hàng hóa với nhau. Muốn hình thành nền kinh tế sử dụng tiền thì đầu tiên phải tìm cách cấp tiền cho dân chúng, phải dạy dạy họ biết xài tiền như thế nào, dùng tiền sẽ thuận tiện và nhanh chóng ra sao. Hắn nhớ kiếp trước khi người Mỹ muốn bán dầu hỏa ở Việt Nam, họ đã thi hành chính sách biếu không mỗi nhà mỗi một cái đèn Hoa Hỳ và một lít dầu về dùng thử.

Dân chúng khi được cho mà không phải mất tiền thì mừng lắm, thi nhau đi lấy về. Tối đến thắp lên, cả nhà sáng trưng khiến cho những người dân sống trong đêm tối bấy lâu nay chết mê chết mệt. Sau đó thì hết dầu, nhưngthói quen sử dụng đã hình thành thậm chí đã nghiện sử dụng đèn từ bao giờ, thế là người dân lại tự nguyện móc hầu bao ra để mua dầu. Và hãng dầu hỏa ấy đã thắng lớn, tiền thu vào càng ngày càng nhiều.

Một câu chuyện khác cũng tương tự như thế, đó là câu chuyện bán giày ở châu Phi. Chuyện là thế này:

Có hai hãng sản xuất giày nọ đang cùng cạnh tranh với nhau, hai hãng này đều cử nhân viên của mình đến Châu Phi để khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội, đánh giá khả năng mở rộng kinh doanh của mình ở đây. Sau khi đặt chân đến đất nước Châu Phi theo lệnh của Ông chủ, hai anh nhân viên đều rất chú nguyên cứu, ghi chép thông tin, hình ảnh để làm báo cáo về cho boss của mình. Nhưng, cùng một đất nước, cùng một tình hình…. lại có đến hai báo cáo khác nhau.

Anh nhân viên ở công ty thứ nhất, sau khi xem xét tình hình ở Châu Phi, liền vội vàng chạy về báo với sếp của mình: “Sếp ơi, người dân ở đây chỉ đi chân đất, nếu chúng ta phát triển kinh doanh ở đây có mà chết mất! Thị trường này không tiềm năng đâu, đánh vào chỉ có thua lỗ đậm”. Vừa nói, anh ta vừa đưa hình ảnh, dẫn chứng xác thực mình thu được tại Châu Phi cho sếp mình.

Còn anh nhân viên thứ hai, anh ta cũng cấp tốc chạy về phía công ty để gặp sếp của mình. Với khuôn mặt rạng rỡ, vui mừng và tự tin như đã khai sáng được điều gì đó. Anh ta bảo: “Chúng ta cần nhanh chóng phát triển kinh doanh tại đây, nơi này thật lý tưởng để kinh doanh giày bởi người dân ở đây chưa ai có giày dép để mang”.

Mặc dù, đây là một ý tưởng nghe có vẻ không khả thi, nhưng công ty vẫn quyết định kinh doanh và lấn sang thị phần này.

Cuối cùng, công ty thứ nhất cho rằng thị trường Châu Phi không tiềm năng nên dẹp bỏ hoàn toàn kế hoạch kinh doanh giày tại đây. Công ty thứ hai, sau khi thiết lập toàn bộ kế hoạch phát triển thị trường ở Châu Phi thì gặt hái được rất nhiều thành công vang dội. Và trở thành người đi đầu trong thị phần giày tại đây. Bí quyết của họ là đem rất nhiều giày dép đi biếu cho các tù trưởng và gia quyến của họ, đồng thời dạy cho họ biết cách sử dụng như thế nào.

Khi những người tầng lớp quý tộc sử dụng thì thấy ngay lợi thế của việc đi giày là giúp bảo vệ chân luôn sạch sẽ và không bị thương tích cho nên họ rất yêu thích. Người nổi tiếng khi dùng sản phẩm sẽ tạo nên hiệu ứng idol, khiến cho dân chúng bình thường cũng học theo sử dụng rất nhanh. Vì thế, công ty thứ hai rất nhanh bán được rất nhiều hàng hóa và thành công chiếm lĩnh thị trường châu Phi.

Qua câu chuyện này, có một bài học kinh doanh chúng ta có thể thấy rõ, cùng một sự kiện xảy ra nhưng chính cách nhìn nhận khác nhau, góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Thời điểm đó, Châu Phi là châu lục còn nhiều lạc hậu, kinh tế khó khăn thì việc đi chân đất của người dân như một thói quen hàng ngày trong đời sống. Nếu ta xem đó là điều hiển nhiên và không thể nào thay đổi thì cách nhìn của chúng ta cũng tiêu cực như chính anh nhân viên đầu tiên.

Ngược lại, nếu ta có thêm cái nhìn toàn diện và tầm nhìn xa và bao quát hơn, thì vấn đề khó khăn trước mắt thực ra cũng chỉ là một thử thách dẫn ta đến với thành công trong tương lai.

Bài học khác chính là muốn bán sản phẩm ở một thị trường trống không thì trước hết phải mất thời gian để hình thành thói quen sử dụng sản phẩm mới. Phải dựa vào uy tín và sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng để tạo hiệu ứng bán hàng. Thứ ba là phải chịu bỏ vốn để thực hiện các chiến lược cho, biếu, tặng, khuyến mãi.

Dân chúng Đại Cồ Việt thời kỳ này sao mà tương tự đến kỳ lạ với hai trường hợp trên. Đinh Liễn chính là muốn áp dụng tư duy và chiến lược marketting tương tự để hướng dân chúng kinh thành bước vào nền kinh tế thị trường với trung gian là tiền tệ. Từ Kinh Thành sẽ tạo làn sóng, trào lưu ra các nơi khác trong cả nước. Đây cũng là mưu kế ném đá tạo sóng giữa lòng hồ nổi tiếng.

--------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 3
Lượt đọc 55

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.