Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Đại Náo và Thỉnh Kinh

Tiểu thuyết gốc · 1590 chữ

▪️ Đại Náo Thiên Cung:

- Tôn Ngộ Không được Ngọc Hoàng mời lên thiên đình với mục đích giao cho một chức vụ nhỏ để dễ điều khiển Tôn Ngộ Không hơn. Tuy nhiên, Ngộ Không tính nào tật nấy, sau khi không được mời dự tiệc, đã ăn quả đào Trường Thọ và uống những viên thuốc trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân. Thiên đình đành phải tìm cách khống chế Ngộ Không.

Ngộ Không liên tục kháng cự lại 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Nhị Lang Thần - cháu Ngọc Hoàng Đại Đế - và Na Tra. Cuối cùng, vì bảo toàn cho đám Hầu Tử Hầu Tôn mà Ngộ Không bị bắt. Tuy nhiên, tất cả cố gắng hành hình bằng mọi cách của thiên đình đều thất bại: lần thì sai đao phủ đến chém; lần thì là đốt; rồi lần ba là sai Thần Sét tới đánh. Thế cho nên thiên đình phải nhốt Ngộ Không vào lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân (dùng để luyện đan) đốt lửa Thần Tinh nhằm nấu chảy. Sau khi bị nung đốt suốt 49 ngày, Ngộ Không làm nổ tung lò và thoát ra, càng mạnh hơn trước (vì Ngộ Không từ hòn đá mà ra). Chẳng những Ngộ Không không bị tổn thương gì, mà còn thu được phép nhìn thấu yêu tinh dưới bất cứ hình thức ngụy trang nào nhờ "Hoả nhãn kim tinh".

Đến đường cùng, thiên đình đành phải xin Phật Thích Ca Mâu Ni giúp đỡ. Phật đánh cuộc với Ngộ Không rằng Ngộ Không sẽ không thể thoát khỏi lòng bàn tay của Phật được, nếu Phật thua thì xin dâng cả Thiên giới cho Ngộ Không. Ngộ Không tự tin vì có thể nhào lộn một cái trên một vạn tám ngàn dặm, đã đồng ý. Ngộ Không nhảy xa và đi đến một nơi xa lạ như là nơi tận cùng của trời đất. Xung quanh chỉ có năm cây cột, Ngộ Không tưởng rằng mình đã đi đến tận chân trời và viết tám chữ Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất du trên cột ở giữa rồi tiểu tiện xuống gốc cột thứ nhất. Hớn hở, Ngộ Không bay trở lại lòng bàn tay của Phật, Phật bảo Ngộ Không quay lại. Thì ra Ngộ Không đã viết trên ngón tay của Phật, cho nên chưa ra khỏi lòng bàn tay. Ngộ Không thua cuộc, tìm cách trốn chạy, nhưng Phật úp lòng bàn tay và nhốt Ngộ Không lại dưới một dãy núi Ngũ Hành Sơn. Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm.

▪️Đi Thỉnh Kinh:

- Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm cho đến khi gặp Đường Tam Tạng đi sang Tây Thiên thỉnh kinh. Đường Tam Tạng đánh lừa Ngộ Không và đặt trên đầu Ngộ Không một "vòng kim cô" (金箍 / đai vàng) để mình có thể khống chế. Chỉ cần đọc một câu thần chú thì vòng kim cô có thể siết chặt đầu Ngộ Không, gây đau đớn khủng khiếp.

Trên chặng đường còn lại, Ngộ Không bảo vệ sư phụ trên đường thỉnh kinh. Họ gặp được Trư Bát Giới và Sa Tăng, hai vị tiên đã bị đày xuống trần gian và theo thầy trò Tam Tạng. Con ngựa chở Tam Tạng cũng là một vị thần.

Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh

Họ đã đối đầu với nhiều yêu tinh và học nhiều học thuyết Phật giáo trước khi trở về nước Đường sau khi lấy được kinh. Sau khi lấy được kinh, bốn thầy trò Tam Tạng được phong làm Phật.

Có nhiều văn bản viết khác nhau về chức vị của 4 thầy trò Đường Tăng và con Bạch mã, theo kinh thư của Đường Huyền Trang ghi chép

▪️ Chức vị của 4 thầy trò đường tăng:

- Đường Huyền Trang do có tâm tu hành hướng Phật, từ bi phổ độ chúng sinh, được phong làm Chiên Đàn công đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.

- Tôn Ngộ Không do có tài phép đánh yêu tinh, ngay cả chư Thần Tiên cũng khó sánh, lại có công phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật.

- Trư Bát Giới do không có tâm tu hành, còn bị tham, sân, ái, ố làm ảnh hưởng dục tâm, không được làm Phật, nhưng có công phò tá Đường Tăng, được khôi phục tướng người và nhận chức Tịnh Đàn Sứ Giả.

- Sa Ngộ Tịnh có tâm hướng phật, phò trợ Đường Tăng, thoát khỏi thất tình lục dục và được phong làm Kim Thân La Hán (La Hán Mình Vàng).

- Tây Hải Long Vương Tam Thái Tử do có công lao cõng Đường Huyền Trang trên đường đến Tây Thiên nên được phong làm Bát Bộ Thiên Long.

▪️ Ý nghĩa của tây du ký:

- Năm thầy trò Tam Tạng đại diện cho Thân, Tâm, Tình, Tính, Ý. Trong đó, Tôn Ngộ Không chính là đại diện cho Tâm, cái tâm của người tu hành. Vì đại diện cho cái tâm, mỗi chi tiết về Tôn Ngộ Không đều mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc về tâm con người.

- Trước khi tu hành, cái tâm của con người tức Tôn Ngộ Không, là thứ luôn bay nhảy, từ thiên đàng cho tới địa ngục, nhảy liên tục, khiến cho cái tâm dễ dao động đến cái tốt và cái xấu. Quả thật, chúng ta có thể thấy một cách vô cùng rõ ràng là Ngộ Không đôi khi là kẻ trượng nghĩa, trẻ con và rất tốt bụng, thương yêu những người xung quanh, nhưng nhiều khi, hắn là kẻ ích kỉ, kiêu căng và tàn bạo, giết người không ghê tay. Đó chính là sự dao động giữa thiện và ác. Do sự dao động này mà cái tâm khi tu cần phải có sự kiềm chế, do đó mà Bồ Tát đã ban cho Ngộ Không "món quà" Vòng Kim Cô đội lên đầu và tặng thầy Huyền Trang bài Khẩn Cô Chú đọc lên là khiến cho Ngộ Không đau đầu.

- Cái tâm không sinh ra đã tốt, phải luyện mới trở nên tốt lên, do đó mà khi "được" luyện trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, Tôn Ngộ Không không những không chết mà còn luyện được Hỏa Nhãn Kim Tinh mắt lửa tròng vàng, thân mạnh hơn trước. Sự sâu sắc trong Tây Du Ký thoắt ẩn thoắt hiện trong những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé. Những con số trong Tây Du Ký có dính đến Ngộ Không cũng mang đầy những đặc điểm của Tâm:

- 72 phép biến hóa mà Tôn Ngộ Không học được ở chỗ Bồ Đề Tổ Sư là con số khớp tương ứng với 72 tướng của tâm trong Kinh Lăng Nghiêm, ý muốn nói rằng tâm con người có thể biến hóa khôn lường, từ dạng này sang dạng khác.[4]

- Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa hàm nghĩa sâu sắc qua con số cân nặng: 13500 cân, con số tương ứng với số nhịp thở của con người trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh, tức là đại diện cho khí độ của con người.[4] Cân Đẩu Vân lộn một cái bay được 108000 dặm, con số tương đương số dặm mà từ Đông Thổ tới Tây Trúc. Điều này tức ám chỉ rằng con chỉ cần 1 niệm của tâm cũng tới được Linh Sơn mà thành chính quả.[4] Tinh thần Phật giáo trong truyện được thể hiện rất kĩ, như Ngộ Không có bay tới đâu cũng không thoát được khỏi tay Phật Tổ. Điều này ý muốn nói rằng Tâm con người có đi đến đâu, cũng không thoát được sự chi phối vận hành của vũ trụ là nhân quả và nghiệp lực.

- Hành trình đi lấy kinh cũng là hành trình rèn luyện cái tâm, như đã nói ở trước, những yêu quái trong truyện đại diện cho những khó khăn của con người tu hành, việc Hành Giả đánh chết yêu ma cũng là loại bỏ đi những ma tính trong Tâm. Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự chuyển biến về tính cách của Ngộ Không theo thời gian, đặc biệt là sau khi giết chết Lục Nhĩ Mĩ Hầu (1 trong Tứ Hầu Hỗn Thế), Lục Nhĩ Hầu chính là đại diện cho sự không chuyên tâm tu hành, sự ham muốn trần tục của Ngộ Không. Đập chết con yêu này, tâm trong sáng nên cũng đổi thay đi nhiều.

- Cái Tâm luôn phải đấu tranh với cái Tình (ý chỉ sắc dục, ham muốn), do đó là Ngộ Không luôn cãi nhau với Bát Giới (đại diện cho Tình) là ý vậy. Cái Tâm là Ngộ Không, khi cái tâm không thanh tịnh, không nghiêm chỉnh, chỉ thích làm càn làm bậy thì cũng chẳng có tương lai. cũng như Hành Giả 500 năm dưới núi Ngũ Hành. Đến khi thoát ra, biết mình sẽ về đâu, tâm không còn càn nữa, vậy mới thành chính quả, thành Đấu Chiến Thắng Phật và chiếc vòng kim cô trên đầu cũng tự động mất vì không cần phải kiềm chế cái Tâm nữa.

--------------------------------

(Chống dịch thật tốt thực hiện đúng quy định 5k của chính phủ)

Bạn đang đọc Hầu Vương Xuất Thế (Tây Du Ký) sáng tác bởi H203@610
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi H203@610
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 12

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.