Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Ý trời ý dân.

Phiên bản Dịch · 2444 chữ

Cuối thu qua đi, tuy trời không có tuyết rơi, nhưng thời tiết càng ngày càng lạnh.

Trong Ngọc kinh thành, dưới mái hiên từng nhà đọng những cột băng to tựa cánh tay trẻ con, trong suốt sáng lấp lánh, sắc bén tựa đao kiếm, có vậy mới cảm nhận được mùa đông khắc nghiệt đến dường nào.

Ngọc kinh là đô thành của Vương triều đại Kiền.

Vương triều đại kiền hiện ở thời kì đại thịnh phồn hoa, đất đai mênh mông rộng lớn, nhân khẩu đến mấy trăm triệu, đúng là thiên triều thượng bang(1).

Năm nay vừa tròn sáu mươi năm lập quốc. Xây dựng quyền thống trị triều đại tròn một giáp.

Trong sáu mươi năm này, bốn đời hoàng đế vương triều đại Kiền đều hết sức chăm lo việc nước, sách lược sáng suốt, mở ra một thời kì hưng thịnh.

"Võ Ôn Hầu" phủ nằm ở phía đông nam Ngọc kinh thành, chiếm trăm mẫu đất, địa thế khai dương, trước đại môn có một đôi kỳ lân đá màu hồng cao ba bằng ba người, đồng đinh, đồng hoàn sáng lấp lánh, gia đinh quần áo sáng sủa, trung khí thuần chất, ánh mắt sắc sảo, tất cả đều cho thấy địa vị của Võ Ôn Hầu.

"Võ Ôn Hầu" là nhân vật hiển hách của vương triều Đại Kiền, họ Hồng, tên Huyền Cơ.

Người này chẳng những tước vị long trọng, mà còn là một vị quan có địa vị cực cao, là quan đại học sĩ nội các, thái tử thái bảo. Văn võ song toàn, khi còn trẻ có thể bắn được cường cung cửu thạch, cưỡi ngựa xông pha giữa mấy trăm quân địch tựa như dạo chơi chỗ không người ( ở vương triều đại kiền một thạch tương đương một trăm cân, cửu thạch tương đương với chín trăm cân)

Hai mươi hai tuổi, sau khi lập chiến công hiển hách thì dừng võ mà luyện văn, đề tên bảng vàng,thi đỗ thám hoa. Nhận chức quan, tham gia triều chính. Được tứ đại hoàng đế vương triều Đại Kiền tặng mười chữ bình phẩm tối cao "Thượng mã năng trì quân, hạ mã năng an dân.(2)"

...............................................

"Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính....(3)"

Vào một buổi sáng tinh mơ, ở một tiểu viện hẻo lánh phía tây bắc phủ Võ Ôn Hầu truyền đến tiếng đọc sách.

Hồng Dịch hé mở nửa cánh cửa sổ, trong phòng còn đốt một chậu than, hắn đang đứng cạnh bàn đọc sách, dáng điệu nghiền ngẫm đoán nghĩa kinh thi, chuẩn bị cho khoa khảo.

Hắn mặc thanh sam, mi thanh tú mục, chừng mười sáu tuổi, thân thể hơi gầy yếu.

Trong phòng rất đơn sơ, chậu đốt than là chậu sắt, than cũng là loại than thông thường, không phải là "thú thán",loại chậu đồng tinh xảo có chạm trổ muông thú mà các thế gia vọng tộc thường dùng.

Trong lúc hắn đọc sách cũng không có thư đồng, tỳ nữ mài nghiên trải giấy. Tất cả điều này cho thấy địa vị của Hồng Dịch trong Hầu phủ cũng không cao, nhưng còn có thời gian đọc sách, điều này không phải hạng tôi tớ có được.

"Có thể hay không vì danh phận của mẫu thân đã khuất, mà nghĩ thông suốt khoa thi mùa xuân và hội thi toàn quốc vào mùa thu. Trước đỗ cử nhân, sau đạt tiến sĩ, đề tên bảng vàng, gia phong tam đại(4).... triều đình sẽ hạ chỉ sắc phong mẫu thân ta là phu nhân. Phần mộ của mẫu thân có thể tiến vào phần mộ tổ tiên họ Hồng, linh vị cũng có thể được thờ phụng trong từ đường."

Hồng Dịch mở một quyển sách, đọc hai câu, trong lòng lại nhớ mẫu thân mất năm mình mới bảy tuổi.

Mẫu thân Hồng Dịch trước khi gả cho Võ Ôn Hầu là một tài nữ nổi danh ở Ngọc kinh thành, cầm kỳ thi hoạ đều tinh thông, thi từ ca phú lẫn tài văn chương đều hơn người, bán nghệ không bán thân, cùng Võ Ôn Hầu ,vào một lần sau khi kết thúc đường hội, đối xướng văn thơ mà từ đó nhận biết nhau, về sau được gả vào gia đình họ Hầu.

Nói là tài nữ, kỳ thực là giới thanh lâu bị người đời coi rẻ. Sau khi vào gia đình quyền thế giàu sang, địa vị lại cực kỳ thấp.

Huống chi, mẫu thân Hồng Dịch được gả vào nhà họ Hầu khi mà Võ Ôn Hầu đã có chính thê, bình thê(5), thân phận của nàng chỉ là tiểu thiếp.

Pháp luật của Vương triều Đại Kiền, một chính thê, hai bình thê, bốn tiểu thiếp. Thiếp có địa vị vô cùng thấp, những quý tộc, sĩ phu giàu sang quyền thế còn tặng nhau tiểu thiếp để vui chơi.

Trong lúc ăn cơm, thiếp không được ngồi cùng, phải đứng giống như tỳ nữ.

Hồng Dịch là nhi tử của thiếp, căn bản không có quyền kế thừa tước vị và gia sản. Chỉ có một con đường duy nhất là thông qua con đường thi cử.

Hồng Dịch trong lòng hiểu rõ ràng, nếu như bản thân mình có thể đỗ tiến sĩ, không chỉ có khả năng thoát ly khỏi Hầu phủ để làm quan, mà tối quan trọng là mẫu thân có một danh phận "phu nhân".

Vương triều đại kiền coi trọng khoa cử, một khi tên đề bảng vàng thì mới có thể gia phong ba đời.

"Phu nhân" , cái danh phận này không đơn giản. Hiện giờ trong hầu phủ có ba vị phu nhân. Hồng Huyền Cơ lập công lớn, triều đình cũng đặc biệt ban ơn này.

Trong các gia đình quý tộc cũng chỉ có vợ cả được gọi là "phu nhân".

Những quan lại có công lớn, triều đình ban thưởng phong cho thê tử là phu nhân, đó là ân vinh lớn vô cùng, so với việc thăng chức còn đáng coi trọng hơn.

"Nếu như ta đỗ tiến sĩ, nếu ta là tiến sĩ, triều đình sẽ phong mẫu thân ta là phu nhân. Đến lúc đó không biết vị chính phòng kia, vị Triệu phu nhân kia không biết có biểu tình gì?"

Hồng Dịch thì thào lẩm bẩm hai câu:"Triệu phu nhân, Triệu phu nhân...."Trong ánh mắt loé ra hận ý.

Hồng Dịch vĩnh viễn không quên được, vào năm bảy tuổi, lúc mới hiểu chuyện, trong Hầu phủ tổ chức yến hội trung thu ngắm trăng, phụ thân cùng khách nhân đối thơ, bởi vì mẫu thân cùng đối một câu mà bị chính thất phu nhân quở mắng "Cử chỉ lẳng lơ, không tuân theo đạo đức phụ nữ, thói xấu thanh lâu không thay đổi."

Buổi tối hôm đó, mẫu thân tức giận đến huyết mạch ứ đọng, thổ huyết tổn hại đến sức khoẻ, hai tháng sau thị bệnh qua đời. Lúc qua đời, mẫu thân mới có hai mươi lăm tuổi.

"Cuộc thi đầu xuân này, ta đều chuẩn bị không tệ, nhưng cũng chỉ là ước đoán mà thôi."

Hồng Dịch nghĩ trong lòng, đóng sách kinh thi lại, mở một quyển thảo đường bút ký.

Bìa quyển sách này rất mới, nhưng chất giấy lại rất cũ, hiển nhiên là loại sách cổ không ai đọc mấy. Bởi vì thảo đường bút ký cũng không phải là loại sách thi cử như kinh nghĩa, lễ pháp, sách luận mà là loại sách hoang đường, là bút ký thần tiên ma quái.

Người đọc sách không nói quái, lực, loạn, thần. Loại sách này, người chuẩn bị cho khoa thi chả ai thèm đọc.

Nhưng Hồng Dịch xem nó, chính là vì chuẩn bị cho khoa thi.

Bởi vì....quyển sách này, là một quyển bút ký của tể tướng tiền triều Lý Nghiêm, viết về yêu ma quỷ quái, đạo sĩ thần tiên, tài tử giai nhân, nữ tiên hồ tiên.

"Bản thảo đường bút ký tuy rằng đều là nói về thần tiên ma quái hồ quỷ, tài tử giai nhân cùng nữ tiên, nữ hồ, nhưng kỳ thực mỗi thiền đều là ẩn chứa ý tứ sâu xa, không hổ là một vị tể tướng, là người sáng lập ra học phái Lý thị."

"Hiện tại tuy Lý Nghiêm đã già, nhưng trong triều đình, một đại bộ phận quan viên đều là môn sinh của ngài, quan chủ khảo trong cuộc thi lần này cũng khẳng định là một người nào đó của học phái Lý thị. Nếu về phương diện này mượn chuyện hồ ly quỷ quái của Lý Nghiêm mà đưa ra các tư tưởng ngụ ngôn, hợp với khẩu vị của vị quan này, tất nhiên sẽ được đánh giá cao."

"Tông phái của thư sinh này, cứ coi như là ưu tú thì cũng chỉ là biết đọc sách, mà không biết nhân tình thế thái thì văn chương của ngươi cũng chỉ là sao chép, cho dù bút pháp của ngươi có thần ký nhưng nếu không phù hợp với học phái của quan khảo thí thì cũng không nghi ngờ gì cũng đem ngươi loại bỏ."

Trước một cuộc thi, đoán được học phái, tư tưởng, sở thích của quan khảo thí mà viết văn, đó là điều hết sức quan trọng. Hồng Dịch tuy còn nhỏ tuổi, nhưng trong lòng rất sáng tỏ điều đó.

"Hay cho một cái thiên ý dân ý, hoá ra còn có thể giải nghĩa như vậy."

Hồng Dịch bỗng nhiên thấy cố sự thứ nhất, đọc kĩ một lần, cảm thấy kinh ngạc.

Cố sự là như vậy:

Dân gian có một người con dâu và bà mẹ chồng, vào ban đêm, trong lúc ngủ, bức tường đột nhiên đổ sập xuống, người con dâu nằm phía trong cố sức đỡ vách tường để mẹ chồng chạy ra, bản thân bị đè chết. Sau khi con dâu chết, bà mẹ chồng rất đau lòng, mọi người trong thôn thấy thế liền an ủi dỗ dành bà, nói đó chỉ là giấc mộng, mơ thấy con dâu lên trời được phong làm thành thần hoàng.

Khi đó Lý Nghiêm cùng một đám sĩ phu trao đổi ý kiến về chuyện này, đám sĩ phu cho rằng nói người con dâu có hiểu thì còn có khả năng, nhưng mà nói được phong thần đều là lời nói lỗ mãng của đám thôn dân.

Thế nhưng Lý Nghiêm lại phải đối ý kiến đó, nói rằng người con dâu kia đúng là được phong thần, bởi vì trong sách thánh hiền có nói: "Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính", trăm họ cho rằng người con dâu thành thần, đó cũng là ý trời, như thế nàng cũng trở thành thần.

Chúng sĩ phu đều cười Lý Nghiếm đọc sách quá bảo thủ nhưng Lý Nghiêm lại một phen đưa ra đại đạo lý: " Kỳ thật thần chỉ là ý niệm trong đầu mọi người mà biến thành, miếu thờ thần phật sở dĩ nhiều lần hiển linh, là bởi vì được mọi người thừa nhận rồi mới mang hương hỏa cung phụng, tín ngưỡng. Thế gian này vốn không có thần, nhiều người có cùng tín ngưỡng, cùng ý niệm trong đầu tập trung lại, thế là thần phật được sinh ra. Muốn tiêu diệt thần phật cũng rất đơn giản, chỉ cẩn phá huỷ miếu thờ, khiến người ta không có tín ngưỡng, không hương hỏa thờ phụng, lâu ngày tự nhiên biến mất."

Trong đó có sĩ phu gật đầu, lại hỏi: "Phá huỷ miếu thờ thần phật, khiến người không có tín ngưỡng, vạn nhất thần phật xuống báo ứng thì sao?"

Lý Nghiêm lại nói:"Trong sách thánh hiền nói, chính trực thông minh là thần, người đọc sách chỉ cần nội tâm cương chính nghiêm minh, ý niệm trong đầu tự nhiên mạnh mẽ như thần, thần phật chẳng lẽ có thể báo ứng ngươi sao?"

"Người đọc sách cương chính nghiêm minh, ý niệm tự thân trong đầu mạnh mẽ tinh thuần, đã gần như dương thần thiên tiên của đạo gia, so với Âm thần khô thể hiện hình, chỉ có thể báo mộng báo ứng, thì cường đại hơn nhiều."

Chúng sĩ phu nghe Lý Nghiêm chậm rãi nói, trong tâm đều sinh kính ngưỡng. Vì vậy hỏi Lý Nghiêm về đạo lý tu luyện thiên tiên dương thần.

Lý Nghiêm nói:"Âm thần có khả năng thoát xác xuất du, mắt người không thể thấy được, vô hình vô chất, hồn phách một đoàn, chỉ có thể dựa vào ngoại vật mà hiển linh kỳ dị, mà dương thần thì lại sinh ra không giống, biến hoá các loại phép thuật, bay lên trời chui xuống đất, trường sinh bất hủ."

Những sĩ phu trước mặt đang muốn tiến thêm đặt câu hỏi, nhưng Lý Nghiêm nghiêm mặt nói: " Người đọc sách chỉ nói dân sinh triều chính, nhân nghĩa lễ pháp, hoàn toàn dứt bỏ việc thần quỷ, hiện tại thật là quá mức rồi."

"Thần phật vốn không có, chỉ là ý niệm, tín ngưỡng của con người mà sinh ra sao? Theo như trong sách nói thì "Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính", lại có thể giải thích như vậy sao? Chính trực, thông minh là thần? Âm thần dương thần?"

Hồng Dịch cảm giác thật mới mẻ, cố sự này hình như khai mở cho hắn một cánh cửa thần bí lớn.

Bịch bịch bịch!

Trong lúc Hồng Dich trầm tư, đột nhiên ngoài cửa truyền đến tiếng gõ cửa.

Có người gõ cửa, nhưng âm thanh rất lớn, chỉ có thể là dùng chân đá.

Hồng Dịch nhướng mày, đứng dậy mở cửa.

Chú thích

(1) Thiên triều thượng bang: đất nước giàu có phồn thịnh, được ví như thiên quốc.

(2) Thượng mã năng trì quân, hạ mã năng an dân: lên ngựa có thể trị quân, xuống ngựa có thể chăm lo cho dân.

(3) Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính: trời nhìn là dân ta nhìn, trời nghe là dân ta nghe.

(4) Gia phong tam đại: phong chức tước ba đời cho dòng họ.

(5) Chính thê, bình thê: vợ cả, vợ lẽ.

Bấm thích ở cuối chương để nhận kinh nghiệm, vật phẩm, linh thạch nhé các đạo hữu :D

Bạn đang đọc Dương Thần của Mộng Nhập Thần Cơ
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi thieuquocviet1999
Phiên bản Dịch
Ghi chú DOCX
Thời gian
Lượt thích 16
Lượt đọc 1945

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.