Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

MÙA HÈ NÓNG BỎNG (1

Tiểu thuyết gốc · 2497 chữ

Chương 43 : MÙA HÈ NÓNG BỎNG (1)

Mỗ quốc, Thạch Gia Trang. Mỗ tạp hóa điếm.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ, một ngày lễ truyền thống quan trọng của người Hoa. Tiểu Trương quyết định đóng cửa sớm để đi chơi. Tuy nhiên, khi dọn dẹp xong, ăn diện gọn gàng hết rồi, cậu ta vẫn cảm thấy mình quên điều gì đó quan trọng, nhưng không thể nhớ ra được. Đến khi khóa cửa, cậu ta mới chợt vỗ đầu nói :

- Quên chờ lấy báo rồi ! Không được ! Chờ chút nữa đi !

Hôm nay là ngày “Nam Phương Thời Báo” ra số đầu tiên. Cậu ta là game thủ của “Age of Heroes”, là fan của MGM, đương nhiên cũng là fan của ‘Ngài Fujiwara vĩ đại’. Khi lướt mạng, cậu ta nghe nhiều người bàn tán về các ‘siêu phẩm’ của Ngài Fujiwara cũng như các học sinh của Ngài, nhưng vì chúng đều được phát hành bằng tiếng Anh, như nhiều người nội địa khác, cậu ta không đủ khả năng ‘thưởng thức’. Do đó, khi biết được tin về tờ “Nam Phương Thời Báo” sắp phát hành, cậu ta đã đặt mua dài kỳ, mong chờ có thể đọc các ‘siêu phẩm’ trên bằng tiếng Hán.

Gần tối, bưu tá mang báo đến giao. Cậu ta nhanh chóng giở ra xem phần mục lục, chuẩn bị ‘thưởng thức’ các chuyên mục hấp dẫn. “Nam Phương Thời Báo” tuy cũng gọi là báo, nhưng không phải là một tờ báo khổ rộng truyền thống, mà là một quyển tạp chí phát hành hàng ngày, thiết kế tương tự như tờ La Paz ở Lĩnh địa Fujiwara.

- A ! Quang minh chi tử !

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngài Fujiwara, nguyên văn là “The Light’s Son”, được dịch sang tiếng Hán là “Quang minh chi tử”. Tiểu Trương chăm chú xem và chỉ 10 phút sau, nội dung trong tiểu thuyết đã hấp dẫn cậu ta.

- Oa ! Còn có loại tiểu thuyết như thế này nữa nha !

Cậu ta làm sao cũng không thể tưởng tượng được, trên đời ngoài tiểu thuyết vũ hiệp, còn có thể loại tiểu thuyết hấp dẫn như thế này nữa. Xin lỗi ! Xin tha thứ cho sự vô tri của cậu ta ! Cậu ta không biết phải phân loại cho thể loại này như thế nào.

- Thật là kỳ diệu nha !

Sự huyền ảo của ma pháp, sự phong phú của ma thú (cậu ta từng biết đến ma thú qua game của Mars’ Studio), sự kỳ diệu của quá trình tu luyện, đã giúp cậu ta mở ra đôi cánh của sự tưởng tượng. Nguyên bản cậu ta từng xem nhiều bộ tiểu thuyết vũ hiệp, trong lòng luôn có mộng tưởng trở thành một vị đại hiệp vũ công cao cường, hành hiệp trượng nghĩa, cứu khốn phò nguy, trừng ác dương thiện (thậm chí cả cướp phú tế bần). Nhưng sau khi xem mấy chương của “Quang minh chi tử”, trong lòng cậu ta lại có mộng tưởng mới : “Ước gì ta có thể tu luyện ma pháp thì hay biết mấy”; nếu như cậu ta có được bí pháp, tu luyện hữu thành, trở thành đại pháp sư, đến lúc đó không còn phải vướng bận với cái tiệm tạp hóa này nữa, trời đất bao la, hoàn toàn có thể tiêu diêu tự tại.

Rõ ràng, tiểu thuyết vũ hiệp đã từng giúp cho Tiểu Trương có năng lực huyễn tưởng tốt. Giờ đây thông qua tác phẩm mới này, năng lực huyễn tưởng của cậu ta đã được tăng cường trong thoáng chốc. Cậu ta càng xem càng kích động. Gần nửa giờ sau, văn bản hơn một vạn chữ đã được cậu ta xem xong hết.

- Ôi ! Sao mà ít thế này ?

Tiểu Trương lật trước lật sau, phát hiện chỉ có bao nhiêu đó, những trang khác là những tác phẩm khác, chuyên mục khác, nên chỉ còn biết thở dài. Cũng may cậu ta đã đặt báo dài hạn, nếu không đã lỡ mất những truyện hay như thế này Tiểu thuyết hấp dẫn đến thế, ngày mai sẽ đăng phần tiếp theo nữa, chắc chắn phải vậy rồi ? Hy vọng ngày mai sẽ đăng nhiều hơn một chút. Cậu ta hy vọng như vậy và quyết định gọi điện thoại đến tòa soạn hỏi thăm.

Chỉ sau một tuần phát hành, “Nam Phương Thời Báo” đã trở thành tờ báo có lượng phát hành lớn thứ hai ở Đại lục và lớn nhất ở Tam Địa. Nếu tính cả lượng phát hành ở hải ngoại, nó đã là tờ báo có lượng phát hành lớn thứ năm trên thế giới.

Tiểu Trương giờ đây đã trở thành một độc giả trung thành của “Nam Phương Thời Báo”. Mỗi buổi chiều, cậu ta phải đọc báo xong rồi mới đóng cửa tiệm (không ngờ cũng có lợi vì thời gian mở cửa kinh doanh kéo dài hơn, doanh thu tăng lên). Hôm nay, cậu ta phát hiện một tác giả người Hoa trẻ tuổi tài cao, đã giới thiệu một tác phẩm mới kể về chuyện thần tiên. Cậu ta cũng rất thích chuyện thần tiên.

“Thần Châu Hạo Thổ.

Thế gian này vốn không có thần tiên. Nhưng, từ thời thái cổ đến giờ, nhân loại đối với thế giới quanh mình, vô số những sự việc kỳ dị, điện thiểm lôi minh, cuồng phong bạo vũ, lại còn có thiên tai nhân họa, thương vong vô số, nước mắt ngập đồng, tuyệt không phải những việc mà sức lực con người có thể làm được, có thể chống cự lại được. Bèn cho rằng trên chín tầng trời có chư vị thần linh, thiên cung ngọc khuyết, dưới chín tầng đất có quỷ sứ âm hồn, diêm la điện phủ. Vì vậy truyền thuyết thần tiên lưu truyền hậu thế. Vô số con dân loài người, thành tâm khấu đầu, cứ hướng về những thần minh do trí óc mình tưởng tượng ra mà lễ lạt cúng bái, cầu phúc tố khổ, hương khói rất thịnh ...

Thế gian ngày nay, chính đạo đang thịnh, tà ma tránh lui. Vùng đất Trung Nguyên sơn linh thủy tú, nhân khí cường thịnh, sản vật phong phú, là nơi chiếm cứ bền vững của các môn phái chính đạo, trong đó đặc biệt có ba phái lớn đứng đầu, là Thanh Vân Môn, Thiên Âm Tự và Phần Hương Cốc.

Câu chuyện này, bắt đầu từ Thanh Vân Môn.”

Khởi đầu của tiểu thuyết có thể nói là phi thường kinh điển, mặc dù nội dung không nhiều, nhưng đại khí bàng bạc, lời văn không những thuận miệng mà còn mang một vận vị huyền diệu vô cùng, tràn đấy khí chất tiên hiệp. Tác giả Trương Tiễn chỉ mới 16 tuổi rưỡi, quê ở Phúc Châu, hiện đang là học sinh của Trường Trung học Fujiwara danh tiếng, và quan trọng hơn, cậu ta là học sinh của Ngài Fujiwara vĩ đại.

Tiểu Trương chợt cảm thấy tự hào, vì huynh đệ đồng tông (có thể 500 năm trước là họ hàng !) đã vinh danh trên văn đàn thế giới.

...

Đặc khu Hạ Môn. Mỗ phạn điếm.

Trịnh Giai Di là một người dân bình thường, độc thân, độc lập, nên vào buổi chiều khi hết giờ làm thường ghé vào quán ăn bình dân trên đường về nhà để giải quyết ‘ngũ tạng miếu’. Đối với Trịnh Giai Di mà nói, nàng ta chỉ có thể vào mấy quán bình dân như thế này. Sau một phen gọi món ăn, nàng ta cũng như những thực khách khác, thỉnh thoảng lại chú ý đến Tivi. Một thực khách ở gần đó có vẻ nóng ruột, hỏi chủ quán :

- Chưa đến giờ à ?

- Đài nói phải đến 6 giờ.

- Ân ! Còn đến hơn 10 phút nữa.

Nhiều người nghe nói thế, đều tranh thủ giải quyết vấn đề trước mắt. Trịnh Giai Di cũng vừa ăn vừa lắng tai nghe mọi người bàn tán. Xem ra vấn đề mọi người quan tâm cũng tương tự như nàng ta vậy.

Đúng 6 giờ.

Mọi người bất giác đều hướng mắt về màn hình Tivi. Sau một hồi nhạc hiệu du dương theo phong cách cổ Hoa Hạ, chương trình mà mọi người mong đợi đã chính thức bắt đầu. Chỉ thấy Ngài Fujiwara vận y phục quý tộc hoa lệ, dung mạo tuấn tú, phong lưu tiêu sái, mái tóc dài cột cao đính kim quan, lưng thắt dây ngọc, quý khí vô song, đang ngồi trên một chiếc ngai bằng gỗ quý chạm trổ tinh xảo, đang từ từ nói :

- Hôm nay, chúng ta nói về các nhân vật thần thoại của Hoa Hạ.

Tiếp đó, trên truyền hình giới thiệu một đoạn hoạt hình, điểm qua một loạt các nhân vật thần thoại mà mọi người rất quen thuộc như Na Tra, Dương Tiễn, Tôn Ngộ Không, Phúc Lộc Thọ, Quan Âm Đại Sĩ, Như Lai Phật Tổ, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, ... Tranh thủ lúc này, Trịnh Giai Di nói với một người bên cạnh :

- Ngài Fujiwara không hổ là Ngài Fujiwara nha !

Đối phương cũng hai mắt sáng rỡ, nói theo :

- Quý khí bức nhân. Quả là quý khí bức nhân !

Một người trung niên ở bàn gần đó chợt tắc lưỡi nói :

- Người ta nói không sai nha ! Mắt, mũi, miệng, diện mạo, vóc dáng của Ngài ấy đều xinh hơn cả mỹ nữ, nhưng tổng hợp lại thì cả nam vương cũng không thể sánh bằng.

Đó cũng là một trong những đặc điểm của Narumi được mọi người tán thán nhiều nhất. Mỗi đặc điểm trên người cậu, nếu xét riêng từng bộ phận, từ mắt, mũi, miệng, cho đến ngón tay thon dài, làn da trắng trẻo, tóc dài đen mượt, diện mạo xinh đẹp, vóc dáng mảnh mai, ... hầu như tất cả đều là đặc trưng của mỹ nữ, thậm chí còn xinh đẹp hơn cả mỹ nữ; nhưng khi tổng hợp tất cả lại, cậu trở thành một thanh niên tuấn tú, quý khí vô song, còn ‘soái ca’ hơn cả ‘soái ca’, ‘quý tộc’ hơn cả ‘quý tộc’ nữa. Vô số fan nữ ánh mắt sáng rực mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của cậu.

Nhưng cũng có người quan tâm đến vấn đề khác :

- Ngài Fujiwara nói tiếng Hán chuẩn ghê nha !

Những người khác cũng gật đầu, cảm thấy tự hào và tự nhiên cũng thấy thân thiết hơn.

Chương trình lại tiếp tục :

- Nói đến thần thoại, chúng ta cần phải biết : “Thần thoại” là gì ? Hiểu một cách đơn giản, đó là những chuyện kể về các vị thần. Chỉ có điều, “thần” là ai ? Ai có thể xưng “thần” ? Vấn đề này, Hán đại tiên dân và đương đại dân chúng có quan điểm tương đối khác biệt.

Nghe đến đây, nhiều người đưa mắt nhìn nhau, như muốn hỏi, thần linh ngày xưa và ngày nay cũng khác nhau nữa ư ?

- Theo quan điểm của đương đại dân chúng, “thần” là những quan chức phục vụ trên Thiên Đình của Ngọc Hoàng Thượng Đế, như : Nhị Lang Thần Dương Tiễn, Tam Đàn Hải Hội Đại Thần Na Tra, Thác Tháp Thiên Vương Lý Tĩnh, Thái Bạch Kim Tinh, Lôi Công Điện Mẫu, Phúc Thần, Tài Thần, Sơn Thần, Thổ Địa, ... hoặc như Bật Mã Ôn cũng là một chức thần.

Nhiều khán giá thoáng bật cười khi nghe đến “Bật Mã Ôn”. Quả thật, “Bật Mã Ôn” dù chức nhỏ vị thấp, nhưng cũng vẫn là một chức thần, là ‘quan’ giữ ngựa của Thiên Đình.

- Đối với đương đại dân chúng, “thần tiên” thường đi liền với nhau, “thần” có địa vị thấp hơn “tiên”. Thế nhưng, đối với Hán đại tiên dân, “thần” rất cao quý, địa vị tôn sùng, “tiên” không thể sánh bằng. Có lẽ khi nói ra, nhiều người cũng sẽ phát hiện, nhưng bình thường ít ai chú ý đến sự khác biệt đó.

Mọi người đưa mắt nhìn nhau, có chút ngạc nhiên.

- Trong các vị “cổ thần”, tôn quý nhất, mọi người biết đến nhiều nhất có lẽ là “Bàn Cổ Đại Thần”. Ân ! Có lẽ mọi người đã nhớ ra !

Quả thật, mọi người đã nhớ ra, Bàn Cổ là “thần” chứ không phải “tiên”. “Bàn Cổ Khai Thiên” là mở đầu của tất cả các truyện thần thoại ở Hoa Hạ.

- Trong thần thoại, không có “Bàn Cổ" sẽ không có vạn vật sinh linh, vì thế mới được gọi là Đại Thần, hay Sáng Thế Thần. Địa vị của Bàn Cổ Đại Thần cực kỳ tôn sùng, tiên thánh cũng không thể sánh bằng. Ngoài ra, các vị “cổ thần” khác đều do thiên địa tự sinh, thần thông quảng đại, không chịu sự quản thúc của ai, như Thủy Thần Chúc Dung, Hỏa Thần Cung Công, Nữ Oa Đại Thần, Thái Nhất Đại Thần, Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu Trảo Long Tổ, ... Ân ! Vào Hán đại, Thiên Đế là Thái Nhất Đại Thần, chứ không phải là Ngọc Hoàng Thượng Đế Trương Bách Nhẫn.

- Quan điểm của đương đại dân chúng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi Đạo giáo của Thiên Sư Đạo; do Trương Thiên Sư họ Trương, nên Trương Thượng Đế cũng họ Trương. Điều này tương tự như thời Thương Chu. Nhà Thương làm vua ở nhân gian, tôn tổ tiên mình làm vua ở thượng giới; nhân gian có Thương Vương thì thượng giới có Thương Đế. Đến nhà Chu thay thế nhà Thương, thì tổ tiên của nhà Chu cũng thay thế tổ tiên của nhà Thương mà thống trị thượng giới; các vua nhà Chu tự xưng là Chu Thiên Vương, nhân gian có Thiên Vương thì thượng giới có Thiên Đế. Tổ tiên của nhà Chu là Cơ Khí, còn gọi là Hậu Tắc. Cơ Khí là con của Đế Khốc, một trong Ngũ Đế. Đế Khốc là cháu nội của Huyên Hiêu, con trưởng của Hoàng Đế Hiên Viên, vị đứng đầu trong Ngũ Đế. Thiên Đế thời Chu chính là Hoàng Đế Hiên Viên.

Mọi người đều ồ lên kinh ngạc. Điều này mọi người mới nghe nói lần đầu. Trương Thiên Sư học theo các vua thời Thương Chu, chẳng lẽ cũng xem mình là vua, a a ...

- Tóm lại, nếu xem “cổ thần’ là “thần” thì “tân thần” chỉ là á thần; còn nếu xem “tân thần” là “thần”, thì “cổ thần” sẽ là chân thần. Mọi người chỉ cần phân biệt như thế cũng đủ rồi.

Bạn đang đọc Ảo Mộng Nhân Sinh sáng tác bởi ThiếtQuanÂm
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi ThiếtQuanÂm
Thời gian
Lượt đọc 3

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.