Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Tỉ võ

Tiểu thuyết gốc · 1785 chữ

Trong cái thời buổi phương tiện giải trí hiếm hoi như Đại Nam thế kỷ XIX thì dân làng nơi Trực sinh sống thực sự gặp may khi hôm trước được xem hát thì hôm nay đã được xem tỉ võ. Nói về tỉ võ thì với thời gian dài chiến tranh, nên võ học Đại Nam đã phát triển một cách rực rỡ. Đây là những môn võ hoàn toàn do người Đại Nam sáng tạo nên, không liên quan gì tới người phương Bắc.

Lúc này, tiếng la hét cổ vũ của dân làng đã vang khắp mọi nơi.

Để ổn định tình hình, tay trọng tài, tạm gọi vậy đi, bước lên đứng trước lá cờ Long Tinh Kỳ, vòng tròn đỏ, nền vàng, viền vàng, của Đại Nam rồi hô lớn:

“Bà con trong làng chú ý, hôm nay, làng ta có hội diễn võ thuật cho các quan trong triều đình xem. Nam nữ đều được quyền tham gia. Mời mọi người cỗ vũ”

Đáp lại lời của “MC” là tiếng la hét của dân làng. Qua lời của người đó, Trực mới thấy được dù nhà Nguyễn sùng Nho giáo thì văn hóa Trung Hoa vẫn không hoàn toàn ảnh hưởng tới người Việt. Nên nhớ chuyện nam nữ đều được tham gia tỉ võ trong một buổi hội có quan lại triều đình tham dự là cực kỳ hiếm.

Trong khi đó, tay chủ trì nhanh chóng giới thiệu người quan trọng nhất:

“Kính thưa bà con, người ngồi trong lễ đài là lãnh binh Trương Định, Trương Công”

Ngay khi lời giới thiệu vang lên, Trương Đinh đứng dậy chắp tay theo đúng chuẩn Nho giáo để chào dân làng.

“Chào tất cả bà con dân làng. Tôi là phó lãnh binh Trương Định. Được sự phó thác của triều đình, tôi tới đây để tuyển chọn nhân tài bổ sung cho triều đình, ra phò vua giúp nước. Mong nhận được sự ủng hộ của mọi người” Trương Đinh nói. Lời nói vừa hùng hồn lại vừa dễ nghe.

Tiếp đó, tay chủ trì mới nói tới người tiếp theo:

“Bên cạnh ngài phó lãnh binh phải nói tới thầy Sáu, người thầy dạy học trong làng ta.”

Thầy Sáu cũng chỉ là người đã dạy học cho Trực và tên Tấn hôm trước. Ở trong xã hội phong kiến thì người như thầy Sáu rất được xem trọng.

Tiếp đó, người chủ trì lại nói:

“Nội dung chia làm hai phần. Phần một là biểu diễn cá nhân, từ tay không tới binh khí. Phần hai là đối kháng. Về phần đối kháng, tôi xin lưu ý đây là giao lưu võ thật. Bất ý ai cố ý gây chết người hoặc làm người khác bị thương nặng sẽ bị xử theo quân lệnh của triều đình. Cuộc thao diễn bắt đầu. Nam trước, nữ sau”

Ngay sau đó, buổi thao diễn bắt đầu. Trong lần thi đấu này dĩ nhiên là Trung Trực cũng tham gia. Đây là cơ hội để tạo dựng uy tín sau này của hắn nên hắn tuyệt đối không thể nào bỏ qua được.

So với võ học Trung Hoa thì võ học Đại Nam đường nét sử dụng tương đối đơn giản, mang tín thực chiến nhiều hơn. Tuy không màu mè như “võ lâm Trung Nguyên” nhưng lại có sức sát thương cực lớn. Ít nhất thì số lượng võ tướng Trung Hoa bỏ mạng tại nước Nam không phải là con số nhỏ.

Với người như Trương Định, ông chỉ cần nhìn vào là biết ai là cao thủ. Khi Trực lên biểu diễn, ông nhận ra kẻ này thực sự không phải là dạng tầm thường.

“Người này chả những tài trí hơn người mà còn có võ công siêu quần. Đại Nam ta đúng là được trời phù hộ” Trương Định cảm thán.

“Đó chủ yếu là nhờ chịu khó luyện tập. Mà hình như ngài quen biết Văn Lịch” Thầy Sáu nói.

“Chỉ là quen sơ qua thôi” Trương Định nói.

Dù sao thì vụ thảo luận giữa phó lãnh binh và Trực cũng không nên để người khác biết. Dù sao cũng phải thừa nhận giải pháp mà cái tên Văn Lịch này đưa ra thực sự có tính khả thi. Tuy Trương Công cũng không ngây thơ tới mức cho là Pháp sẽ chỉ vì việc này mà ngưng chiến nhưng ít nhất nó cũng giải quyết được một trong những cái khó của triều đình.

Bản thân thầy Sáu thầy mình có lẽ đã hỏi quá nhiều nên cũng không nói gì thêm.

Lúc này, tới lược Huỳnh Công Tấn lên biểu diễn. Khi thấy tên này diễn, bản thân Trực cũng phải thừa nhận là võ công của hắn không phải dạng vừa. Nói thẳng ra thì đây đúng là một kỳ tài.

Bản thân Trương Định cũng thật sự đánh giá khá cao gã thanh niên tên Tấn này. Nói thật lòng về mặc nào đó còn nổi bật hơn cả Trung Trực.

Trong lịch sử, chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc với lính Pháp ở Gia Định mà hắn nói giỏi tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Đây là biểu hiện của thiên tài. Bản thân hắn cũng được Trương Định nhất mực tin tưởng. Sau này, cũng vì tài năng của mình mà hắn vẫn được trọng dụng bất chấp việc cha hắn đã đầu hàng quân Pháp. Tiếc thay, đến cuối cùng hắn lại phản bội lại dân tộc, để cho bọn Pháp đề đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam hơn tám mươi năm.

Sau khi phần biểu diễn dành cho nam kết thúc, Trương Định gọi riêng Văn Lịch tới nói chuyện.

“Ta thưởng cho chú một đồng. Biểu diễn bài quyền vừa rồi khá lắm” Trương Định nói.

Lúc này, Trực có hơi kinh ngạc. Đừng bị mấy phim Tàu cứ hở chút là một lượng hai lượng ảnh hưởng mà nghĩ là một hai đồng không đang là bao. Nên nhớ là phần lớn dân số Đại Nam làm cả tháng mới được một hai ba đồng tiền. Lương Tổng Đốc cũng chỉ có 250 quan, tức 25 đồng bạc.

“Dạ thưa đại nhân, Lịch tôi không dám nhận”

Bản thân Nguyễn Trung Trực chắc chắn không dám nhận còn bản thân Nguyễn Trực Trung thì không thể nào tùy tiện nhận tiền dù phần lớn kế hoạch của hắn rất cần tiền. Dù xã hội từ cổ đại tới hiện đại đều xem trọng tiền bạc nhưng con người, nhất là dân Á Đông, có một cái khá mẫu thuẫn là rất ghét những kẻ ham tiền. Trong xã hội Nho học trong nông kinh thương này thì việc người ta cho mà nhận ngay thì rất là không hay.

Dĩ nhiên là Trực biết đây còn là vì đề xuất mà hắn đã đưa ra, chỉ là Trương Định không muốn nói công khai.

Lúc này, ngài phó lãnh binh nhìn sang thầy Sáu. Hiểu ý của Trương Định, thầy Sáu lên tiếng:

“Không sao đâu con, đây là tấm lòng của Trương Công”

“Dạ nếu vậy thì con xin nhận” Trực lên tiếng.

Sau đó, tới phần biểu diễn của đội tuyển nữ. Phải thừa nhận là so với con gái Đại Thanh chỉ biết thêu thùa may vá thì con gái Đại Nam lại có chất nữ trung hào kiệt hơn hẳn. Đó cũng là sự khác biệt về văn hóa mà hàng ngàn năm Bắc thuộc vẫn không thay đổi được.

Khi biểu diễn, những lớp trai làng Đại Nam nhìn lên với sự ngưỡng mộ mà cỗ vũ chí không hề có sự nhăn nhó nào như đàn ông Trung Hoa.

Cuối cùng, phần mà mọi người đều mong chờ cuối cùng cũng đã tới. Cũng chả biết làm sao mà cuối cùng Nguyễn Trung Trực cùng Huỳnh Công Tấn lại được chọn để đánh nhau.

Mọi người dưới khán đài và cả thầy Sáu đều rất mong chờ cuộc đấu giữa hai “người nổi tiếng” này. Sau khi chào nhau, Tấn lên tung một cú đấm vào thẳng mặt của Trực. Dĩ nhiên là hắn né được đòn đánh của tên Việt gian tương lai này. Tiếp đó, Trực dùng hai tay tung chưởng, suýt tí nữa là đấm bay tên Trấn là khỏi sàn thi đấu. Dù vậy, Huỳnh Công Tấn vẫn đứng vững.

Trong khi đó, Trương Định nhìn ra được hai người này đều có thân thủ phi phàm. Có thể nói đây là hiền tài của Đại Nam. Tiếc thay, sau này, cả hai lại đi trên hai con đường khác nhau. Theo lịch sử, bản thân tên Tấn tuy không còn được người Pháp trọng dụng sau khi diệt hết các thủ lĩnh nghĩa quân nhưng vẫn có cuộc sống sung túc. Con cháu hưởng sự giàu sang. Tuy nhiên, do sự sự kết hợp linh hồn của Trung Trực và Trực Trung mà kết cục của Huỳnh Công Tấn về sau rất khó coi. Con cháu cũng không dám mang họ Huỳnh. Ngày tết hay ngày giỗ cũng không người cũng viếng

Quay trở lại sàn đấu, trong lúc Trực không có ý dốc toàn lực thì tên Tấn quyết thắng cho bằng được. Với Huỳnh Tấn, hắn cần phải gây ấn tượng với Trương Định vì đây là con đường thăng quan. Thời cuộc rối ren. Chiến tranh Pháp Đại Nam có thể nổ ra bất kỳ lúc nào. Cơ hội kiến công lập nghiệp của Huỳnh Công Tấn đang rất gần.

Dù vậy, bản thân hắn vẫn không hơn nổi kinh nghiệm chiến đấu của một đặc vụ lừng lẫy như Trung, cộng với võ công thiên bẩm của Trực. Qua thời gian, do quá mãi tấn công mà tên Tấn đã quên mất phòng thủ. Hơn nữa, sức lực cũng hao mòn dần. Nhân cơ hội, Trực tung cước làm hắn gã gục tại chỗ.

Nếu là Nguyễn Trung Trực thì nhất định sẽ chạy tới rồi ân cần hỏi thăm người bạn này nhưng Trực hiện tại thì chỉ tới nhìn rồi tỏ ý đỡ mặt dù thừa biết hắn sẽ từ chối. Thêm vào đó, Trung Trực hiểu rõ sự đố kỵ đã được gieo vào lòng của Huỳnh Công Tấn.

Cứ thế, buổi biểu diễn kết thúc. Nguyễn Trung Trực được Trương Định làm đội trưởng đội nông binh trước khi trở về lại Định Trường.

Trong khi đó, những hoạt động bắn phá của hải quân Pháp vào Đại Nam nhằm gây hấn ngày càng diễn ra nghiêm trọng.

Bạn đang đọc Anh Hùng Nguyễn Trung Trực Tân Truyện sáng tác bởi dangtuanviet2018
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi dangtuanviet2018
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 108

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.